Bài viết của Thanh Vân, một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 29-07-2019] Tính đến mùa thu năm 2006 là mẹ chồng tôi đã mất được bốn năm. Chúng tôi đã cưới vợ mới cho ba chồng, cô xuất thân từ nông thôn sống rất giản dị.

Tôi có ấn tượng rất tốt với mẹ chồng mới, nghe nói sau khi bà và ba tôi quyết định đến với nhau thì bà yêu cầu phải đăng ký trước khi kết hôn; hơn nữa còn muốn có sự chứng kiến của cả hai bên gia đình. Bà nói rằng không thể tuỳ tiện chuyển đến nhà chúng tôi rồi tuỳ ý sống qua ngày. Lúc đó, trong lòng tôi nghĩ mẹ chồng mới thật không giống như người ta; bà vẫn duy trì được những tiêu chuẩn đạo đức cần có.

Chồng tôi có bốn anh chị em, anh ấy là anh ba, phía dưới còn có hai người em một trai một gái. Cả ba người cùng đi làm ăn ở nơi khác, số lần họ trở về nhà trong một năm là rất hiếm hoi. Vậy nên, mọi chuyện của ba mẹ đều đến tay hai vợ chồng chúng tôi.

Mặc dù ba chồng tôi đã hơn 70 tuổi nhưng sức khoẻ của ông rất tốt vẫn có thể lên núi nhặt rau dại, những loại nấm có thể ăn được đều không thể qua mắt được ông. Mẹ chồng mới của tôi hơn 60 tuổi và cũng có sức khoẻ tốt, những việc trong nhà bà đều làm tốt hơn chúng tôi. Thật ra cuộc sống của hai ông bà cũng không cần chúng tôi phụ giúp gì cả. Ba chồng là một kỹ sư cao cấp của một công ty và đã nghỉ hưu với mức lương khá cao. Thường ngày hai vợ chồng chúng tôi hay về nhà để thăm ông bà tránh để họ nhớ con cái. Nếu ba mẹ chồng có việc gì cần giúp đỡ thì chúng tôi sẽ chạy tới để phụ giúp.

Thời gian không ngừng trôi thấm thoát đã qua tám, chín năm. Ba mẹ chồng đã bước vào tuổi 70, 80; thị lực của họ không còn tốt. Cha chồng tôi gần như mù còn mẹ chồng thì không nhìn rõ nữa. Có lần ba ngày liền tôi không đến thăm họ, khi bước vào nhà thì ngửi thấy có một mùi khó chịu. Tôi đi tìm thì nhìn thấy trong nhà bếp đang có một mớ hỗn độn: nhiều côn trùng bay đầy trên rau củ đã thái sẵn, trên lò bếp, trên bàn thì toàn là cơm thừa và đồ ăn thừa. Tôi bắt đầu cọ rửa thu dọn đồ đạc, chồng tôi đến và chúng tôi cùng nhau dọn dẹp vệ sinh. Mãi đến khi dọn đến bồn cầu tôi mới tìm thấy nơi bốc ra mùi khó chịu kia; thì ra là do ba sau khi đi nặng xong đã không cọ rửa sạch sẽ khiến cho phân bị dây ra hai bên thành bồn cầu, từng vệt từng vệt màu đen. Tôi lẩm bẩm trong miệng rằng: “Mình cứ thắc mắc không biết là mùi gì, hoá ra là…”

Lúc này, mẹ chồng tôi đi tới ngại ngùng và nói: “Là do ba con làm thành vậy, đã già quá rồi nên không thể làm khác được”. Tôi hiểu tâm lý của bà và nói: “Không có gì đâu ạ, ai rồi cũng sẽ già, con người chính là vậy, sinh lão bệnh tử là quy luật của con người, mẹ đừng nghĩ ngợi gì cả”, nói xong tôi chậm rãi thu dọn.

Sau lần đó, hai vợ chồng chúng tôi ngày nào cũng qua nhà ba mẹ để dọn dẹp. Dần dần, sức khoẻ ba chồng tôi càng ngày càng kém không thể tự chăm sóc được bản thân. Vậy nên chúng tôi chuyển đến ở cùng họ để tiện bề chăm sóc, và đã chứng kiến cảnh mẹ chồng không ngại vất vả mà chăm sóc ba. Mỗi ngày, tôi đều nấu cơm và dọn dẹp vệ sinh, chồng tôi sau khi tan làm thì đổi ca chăm sóc ba chồng cho mẹ: cho ông ăn, tắm rửa, đi đại tiện tiểu tiện, cắt móng tay một cách rất tỉ mỉ và cẩn thận. Mẹ chồng tôi thấy chồng tôi ngày nào cũng bận rộn chăm sóc ba, còn ở bên cạnh trò chuyện; bà cảm động đến rơi lệ nói: “Mẹ chưa từng gặp đứa trẻ nào mà hiếu thuận đến vậy, con dâu cũng không chê bai mẹ còn lấy thức ăn thừa của mẹ cho vào hộp thành bữa ăn trưa của mình”.

Thật ra lúc đầu khi nhìn thấy thức ăn thừa của người già còn sót lại tôi thấy rất buồn nôn. Nhưng nghĩ mình là người tu luyện thì nên xả bỏ tâm chấp trước này xuống. Dần dần, tôi không còn cảm thấy buồn nôn nữa, tôi có thể ăn chung một bát với mẹ chồng. Tôi nhận ra rằng gia đình cũng là một môi trường tốt để tôi tu luyện. Con xin cảm tạ Sư phụ đã ban cho con một cơ hội tốt để đề cao tâm tính.

Một ngày mùa xuân năm 2007, mẹ chồng gọi tôi rồi đưa cho tôi một đồ vật. Tôi nhìn thì đoán ra đây là loại hạt mà người ta gọi là ngọc phong thuỷ, tôi liền hỏi: “Cái này ở đâu ra vậy ạ?” Bà trả lời: “Đây là mẹ cùng bố đi đến tiệm vàng để mua, anh chị em các con có bảy người (trong đó bao gồm cả ba người con trước của mẹ chồng). Bà nói với tôi nguyên nhân mua những hạt ngọc này là vì chị dâu cả đã đưa ra điều kiện với ba rằng: Ba mua tặng thứ gì cho mẹ mới thì cũng phải mua cho con thứ đó. Vậy nên, ba mẹ đã bàn bạc với nhau và quyết định sẽ mua tặng cho cả các con gái của cả hai bên.

Thấy vậy, tôi liền nghĩ mình là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, không thể giống như họ được nên đã nói với mẹ chồng: “Con không cần đâu ạ, ngọc này mẹ giữ lại đi; con là người tu luyện, con nghe theo lời Sư phụ dạy làm một người tốt và tốt hơn nữa”. Nghe vậy, mẹ chồng tôi rất cảm động, hai mắt ngấn lệ nói: “Thật ra ba con có tiền, hai chúng ta tiết kiệm vài tháng lương là có thể mua được” . Tôi rất hiểu tâm ý của ba mẹ, mẹ chồng tôi vẫn khăng khăng tặng cho tôi mặc dù tôi đã từ chối nhận. Vì không muốn khiến bà khó xử nên tôi đã cố gắng nhận lấy nó dù trong lòng không thấy thoải mái.

Sau đó, chị dâu cả đã dùng một lý do khác để xin tiền ba chồng. Chị dâu hai khi trở về thì cũng khóc than rất nhiều. Mẹ chồng tôi lấy làm tức giận nhưng nghĩ không nên nổi giận với các chị ấy. Sau đó, bà đã cãi nhau với ba chồng rồi tâm sự hết những suy nghĩ trong lòng bà với tôi. Sau khi nghe xong câu chuyện, trong lòng tôi thấy rất không thoải mái, tôi thấy thương cho ba mẹ chồng. Nhưng tôi nghĩ mình là người tu luyện, không quản chuyện người thường càng không thể làm rối chuyện lên; tôi phải thiện đãi với họ, không bàn chuyện lợi ích mà tranh đấu.

Tôi an ủi mẹ chồng: “Mẹ đừng suy nghĩ nhiều, không phải là vì mẹ đến mà họ mới như vậy đâu, ngày trước khi mẹ chồng cũ con còn sống, họ vẫn thường về nhà rồi lấy thứ nọ lấy thứ kia đi; các chị cứ nghĩ là bản thân rất khổ sở nhưng thật ra mọi người sống đều không dễ dàng chút nào”.

Lúc trước, gia đình nhà chồng luôn nghĩ vợ chồng chúng tôi có điều kiện tốt vì thấy chúng tôi chưa hề mở lời xin xỏ gì với ba chồng. Thật ra, tình trạng của đơn vị mà chúng tôi làm không mấy khả quan. Hai vợ chồng tôi đều thất nghiệp và ở nhà. Đó là chuyện những năm 1990, chồng của các thím thường xuyên về nhà khóc lóc với bố chồng để xin trợ cấp. Tôi là người tu luyện Đại Pháp, làm việc gì cũng yêu cầu bản thân phải chiểu theo tiêu chuẩn Chân–Thiện–Nhẫn không thể giống như người thường. Nếu tôi không tu luyện, nói không chừng tôi cũng giống như các anh chị em còn lại.

Tôi còn kể cho mẹ chồng mới là ngày trước mẹ chồng tôi đã mua cho em chồng một căn hộ có ba phòng ngủ trong một chung cư 80 tầng ở thành phố, còn sắp xếp ổn thoả công việc cho các anh em trong nhà. Lúc đó, tôi còn chưa tu luyện nên cảm thấy bất công, các anh chị em đều tranh thủ đến thành phố để làm việc, vì giới hạn số người đi nên tôi đã nhẫn nhịn mà nhường nhưng lại cảm thấy rất oan ức. Bây giờ tôi đã tu luyện Đại Pháp nên đã hiểu ra ý nghĩa thật sự của cuộc sống và nghĩ rằng năm đó tôi nhường cơ hội cho các anh chị em là hoàn toàn đúng. Nếu không thì gia đình sẽ không được yên ổn và sẽ khiến ba mẹ chồng phải khó xử.

Sau khi nghe xong những lời tôi kể, mẹ chồng nói: “Mẹ đã nói với ba con là mình rất tốt số mới có được người con dâu tốt như con, còn có thêm một đứa con trai tốt nữa”. Tôi trả lời: “Là do con rất may mắn khi có thể tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, dưới sự chỉ bảo từ bi của Sư phụ, con mới có thể làm một người tốt”.

Trong quá trình tu luyện, tôi không ngừng trong Pháp mà quy chính bản thân, xả bỏ đi không ít những tâm không tốt. Anh trai, chị dâu cùng các dì đều đã hiểu được chân tướng và làm “tam thoái”. Dần dần, họ không còn như trước hay khóc lóc mỗi khi trở về nhà; hơn nữa mỗi khi Tết đến còn mua đồ ăn, vật dụng cho ba mẹ. Hai chị dâu cả còn làm việc nhà, họ nói với tôi rằng: “Em không cần phải làm đâu, những năm vừa qua em đã chịu không ít khổ rồi, các chị làm ăn ở xa nên không thể đỡ đần được ba mẹ”. Chứng kiến sự thay đổi của các chị, tôi thật sự rất vui mừng.

Tôi và mẹ chồng tôi sống cùng nhau ngày qua ngày, tôi thường xuyên giảng chân tướng về Pháp Luân Công với bà: nói những câu chuyện thiện ác thiện báo, kể về sự hồng truyền của Đại Pháp ra toàn thế giới, kể rằng tôi từ nhỏ cơ thể đã suy nhược nhiều bệnh tật sau khi kết hôn rồi đẻ con thì bệnh tật đầy mình. Cho đến năm 1996, tôi đắc Pháp bước vào tu luyện và thực hành chiểu theo những nguyên lý của Đại Pháp để làm người. Không đến một tháng sau, tất cả những căn bệnh mà bệnh viện không thể chữa khỏi giờ đã hoàn toàn biến mất. Mẹ chồng tôi cũng chứng kiến kể từ ngày tu luyện tôi đã thu được rất nhiều lợi ích về mặt sức khoẻ, tâm tính ôn hoà hơn, gia đình hoà thuận, sống hoà ái với mọi người xung quanh; bà thường nói rằng: “Con người con thật là tốt, con đi đến đâu mọi người cũng khen ngợi đức tính của con!”

Tôi trả lời với bà rằng đó là nhờ Sư phụ đã giúp con thay đổi, là Sư phụ đã dạy chúng con phải làm được:

“… đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney [1996])

“… khi thực thi đều nghĩ đến người khác”. (Chuyển Pháp Luân)

“… tiên tha hậu ngã”. (Phật Tính Vô Lậu, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Những điều này con vẫn chưa làm được đâu! Bà nói tiếp: “Mẹ với cha con đã bàn rồi sau này nếu ông ấy đi trước thì mẹ sẽ nhận con làm con gái nuôi”. Tôi trả lời: “Chúng ta là người một nhà, không cần phải đợi đến khi ba mất thì con cũng đã coi mẹ như mẹ ruột của con rồi”.

Thoáng một cái mấy năm lại trôi qua, vào một buổi sáng sớm khi đã ăn xong bữa sáng tôi liền muốn tìm ba mẹ để xem họ thế nào. Khi vừa mới xuống đến cửa tầng một; qua kính cửa sổ tôi nhìn thấy mẹ chồng đang bận nấu nướng, tay còn cầm khăn vừa nấu vừa lau mắt. Tôi đi đến phòng bếp hỏi bà: “Mẹ không khoẻ ạ?”, bà lấy tay chỉ lên cổ họng mà khó nhọc nói: “Mẹ bị hóc xương cá, đã uống một bát giấm rồi mà vẫn chưa khỏi còn ăn thêm một miếng bánh màn thầu to cũng không được; ba con nói không ổn rồi phải làm phẫu thuật, nếu phải cắt cuống họng thì coi như là chết”.

Thấy vậy, tôi an ủi bà: “Mẹ đừng lo lắng quá, con đã từng dặn mẹ niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo” thật thành tâm thành ý thì sẽ đắc được phúc báo”. Sau khi nghe xong, bà quay vào phòng ngủ và đóng cửa lại. Một lúc sau bà mở cửa và nói: “Mẹ khỏi rồi! Khỏi rồi!”, rồi đi đến phòng của ba chồng để kể cho ông nghe. Tôi rất vui mừng cho bà vì bà đã được đắc cứu, từ trong thâm tâm, tôi cảm tạ Sư phụ đã giúp đỡ bà.

Mùa xuân năm 2014, mẹ chồng tôi đột nhiên mắc bệnh tắc nghẽn mạch máu não nên đã đến bệnh viện trên thành phố để điều trị. Một tuần sau bà xuất viện và trở về nhà, hàng xóm đều nói: “Bà lão này khỏi bệnh nhanh thật, lúc trước phải cần đến mấy người giúp mới có thể lên xe, chân tay thì đều đã mềm oặt ra rồi. Vậy mà bây giờ nhìn bà ấy mà xem, mới về nhà có mấy ngày mà đã đi ra đồng làm việc, rồi không việc gì là không làm, đi bộ cũng rất nhanh nhẹn”.

Tôi hỏi mẹ chồng: “Mẹ có biết tại sao sức khoẻ mẹ lại hồi phục được nhanh đến vậy không?” Bà trả lời: “Ngày nào mẹ cũng niệm Pháp Luân Đại Pháp hảo, ban đêm khi ngủ mẹ cũng niệm, ban ngày đi đường cũng niệm, có những lúc thấy ba con ốm yếu mẹ cũng niệm thay cho ông ấy, lại có lúc cả hai chúng ta cùng niệm”.

Ba chồng tôi cũng đã làm tam thoái, ông hiểu được Pháp Luân Đại Pháp là Phật pháp đến để độ nhân. Tôi thấy mừng cho họ khi họ hiểu rõ được chân tướng. Mẹ chồng còn khích lệ bạn bè niệm Pháp Luân Đại Pháp hảo. Tôi nghĩ bà đã tích được nhiều công đức, và tương lai nhất định bà sẽ đắc được đại phúc.

Mùa thu năm 2017, sau một năm nằm trên giường bệnh thì ba chồng tôi qua đời ở tuổi 85. Trong khoảng thời gian đó, ông dần dần ăn ít đi và không mang theo thống khổ mà tạ thế – đó cũng là một dạng phúc phận.

Sau khi chôn cất ba chồng tôi xong, các anh chị em vây quanh mẹ chồng để an ủi bà: “Dì đừng đau buồn quá, hãy bảo trọng sức khoẻ; mặc dù chúng con không gọi dì là mẹ nhưng trong lòng chúng con dì như mẹ vậy! Sau này, chúng con sẽ vẫn như trước, sẽ thường về để thăm dì”. Không có ai nhắc đến vấn đề chia tài sản, cũng như không có ai hỏi mẹ chồng có bao nhiêu tiền tiết kiệm; các anh chị em đều tôn trọng di chúc của ba chồng để lại: căn nhà để lại cho mẹ chồng ở, còn tiền tiết kiệm thì để mẹ chồng giữ và toàn quyền định đoạt. Mẹ chồng nói: “Dì có các con là đều nhờ cả vào ba nên mới có”. Thật ra, những người hiểu chân tướng đều biết rằng tất cả những gì bà có được là nhờ vào ánh hào quang của Đại Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/29/389480.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/9/4/179173.html

Đăng ngày 25-11-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share