Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Ấn Độ

[MINH HUỆ 10-11-2019] Ngày 3 tháng 11 năm 2019, Tiến sỹ Torsten Trey, giám đốc điều hành của tổ chức phi chính phủ DAFOH, tổ chức Bác sỹ Chống Thu hoạch Nội tạng Cưỡng bức, đã nhận Giải thưởng Tưởng nhớ Mẹ Teresa vì Công lý Xã hội 2019 danh tiếng tại một sự kiện do Quỹ Nhân Ái (Harmony Foundation) tổ chức tại khách sạn Taj Land’s End, Mumbai.

28a12e28dab3045d27c44ac6c1905155.jpg

Những người được nhận giải thưởng Tưởng nhớ Mẹ Teresa (Ảnh do Mark Luburic cung cấp)

Sự kiện có sự tham gia của những người đoạt giải nổi tiếng khác, các Tổng lãnh sự, giám đốc điều hành và người nổi tiếng. Giải thưởng này ghi nhận cống hiến [của DAFOH] trong hơn một thập kỷ qua nhằm nâng cao nhận thức về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác của chính quyền Trung Quốc.

0134fb5a2d5aa78137723b4faeeaf44c.jpg

Tiến sỹ Torsten Trey nhận giải thưởng (Ảnh do Mark Luburic cung cấp)

Quỹ Nhân Ái đã công nhận đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2016 của DAFOH và những nỗ lực không ngừng của tổ chức này tập trung vào các hoạt động thu hoạch nội tạng phi đạo đức. Quỹ này còn nhận xét khả năng khởi xướng bản kiến nghị kêu gọi chấm dứt nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng và đệ trình nó lên Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc của DAFOH là “rất xuất sắc và đáng ngưỡng mộ”. Trong vòng ba năm, bản kiến ​​nghị đã thu thập được hơn hai triệu chữ ký trên toàn thế giới.

41822620ffefdc6abbc18515a523a842.jpg

Tiến sỹ Torsten Trey cùng giải thưởng và bằng khen (Ảnh do Mark Luburic cung cấp)

Chủ đề của Giải Tưởng nhớ Mẹ Teresa năm nay là chống lại các hình thức nô lệ thời hiện đại. Khi nhận giải thưởng, Tiến sỹ Trey phát biểu: “Giải thưởng này làm sống lại ký ức về cuộc đời và di sản của Mẹ Teresa. Nếu chế độ nô lệ được định nghĩa là sự bóc lột con người để kiếm lời, thì hành vi cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm là hình thức cuối cùng của chế độ nô lệ, đó là sự khai thác triệt để nhắm vào thân thể con người.”

Các tờ báo lớn ở Ấn Độ đưa tin

Tờ The Times of India có bài viết với tiêu đề: “Loại bỏ các kết quả nghiên cứu ghép tạng của Trung Quốc.”

“Tập thể các bác sỹ được vinh danh vì những phát hiện về việc mổ lấy nội tạng bất hợp pháp từ các tù nhân lương tâm của Trung Quốc ….” – trên tờ The Indian Express.

“’Cần phải lên tiếng chống lại nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng’ – Người đoạt giải công lý xã hội kêu gọi thế giới đứng lên….” – theo tờ The Hindu.

Kể về nguồn gốc của DAFOH, Tiến sỹ Trey cho biết: “Năm 2006, lần đầu tiên tôi nghe nói rằng các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị giết hại để thu hoạch nội tạng và những cơ quan nội tạng đó được sử dụng cho việc cấy ghép kiếm lời. Tôi đã bị sốc và, là một bác sỹ, tôi cảm thấy cần phải làm gì đó. Nhưng tôi cũng cảm thấy choáng ngợp: Một người có thể làm được gì? Làm sao một tiếng nói của bác sỹ có thể ngăn chặn hành vi ngược đãi này? Nhờ đó, tôi đã nhận ra tôi cần phải thành lập một tổ chức để khuếch đại tiếng nói của mình. Điều này đã dẫn đến sự thành lập của DAFOH. Trong 13 năm qua, có nhiều bác sỹ đã tham gia và tăng cường hỗ trợ. Sự phát triển của DAFOH cho thấy tiếng nói của chỉ một người cũng rất có ý nghĩa và có thể thay đổi thế giới.”

So sánh với các lễ kỷ niệm Diwali gần đây, Tiến sỹ Trey cho biết: “Diwali, lễ hội ánh sáng, là sự chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối. Một ngọn nến có thể đem ánh sáng vào một căn phòng tối. Trong trường hợp của chúng tôi, sứ mệnh của chúng tôi giống như ngọn nến đó, và việc nâng cao nhận thức về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng bằng cách thông tin cho công chúng cũng giống như mang đến ánh sáng để chấm dứt sự ngược đãi diễn ra trong bóng tối.“

Tiến sỹ Trey nhấn mạnh rằng không nên nhìn nhận những tội ác này dựa trên số nạn nhân. “Không nên chờ đến một ngưỡng số nạn nhân cần thiết cộng đồng quốc tế mới hành động. Ngay cả khi chỉ có một người bị giết hại để lấy nội tạng, thì đó vẫn là một tội ác và cần được phơi bày.”


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/11/10/180674.html

Đăng ngày 12-11-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

 

Share