Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-09-2019] Sư phụ Lý Hồng Chí liên tục nhắc nhở chúng ta phải luôn hướng nội khi gặp phải việc phát sinh, vì không ngẫu nhiên mà nó xảy đến. Vài năm gần đây, tôi đã có thể ngộ về việc đề cao tâm tính là như thế nào: Trong tu luyện, vô luận quanh ta phát sinh sự việc gì, thì đều có nguyên do, đều là nhân quả, nhất định là do nhân tâm và chấp trước mà đến.

Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn là bất biến. Các chư Thần đều đang duy hộ Pháp lý này, vì thế không ai dám phá vỡ. Chúng ta cũng đang được Sư phụ bảo hộ. Vì thế chúng ta cần hướng nội và đề cao bản thân dựa trên Pháp bất cứ khi nào gặp phải vấn đề rắc rối, các triệu chứng nghiệp bệnh, hoặc bức hại.

Phơi bày tâm vị tư của bản thân

Mặc dù đã tu luyện được 20 năm, nhưng tôi vẫn chưa thực sự ngộ được Pháp lý về tu tâm. Tu luyện của tôi chỉ ở bề mặt bởi vì tôi chỉ đang tu Đại Pháp để trở thành một người tốt. Tôi không biết làm thế nào để chân chính thăng hoa bản thân từ bên trong.

Tuy nhiên, điều này đã thay đổi khi tôi phải chăm sóc mẹ chồng tôi ở bệnh viện. Bà có mấy người con trai và con dâu, nhưng chỉ duy nhất một người con trai (là anh của chồng tôi) và tôi thay phiên nhau chăm sóc bà. Tôi làm tất cả mọi việc từ giúp bà tắm, ăn uống và vệ sinh. Những bệnh nhân khác đã nghĩ rằng tôi là con gái của bà.

Một đêm, bà vô cùng ốm yếu vì thế tôi không được ngủ, và đến sáng sớm hôm sau tôi chỉ chợp mắt được một chút. Tôi mệt mỏi, kiệt sức và phàn nàn rất nhiều. Tôi mong chờ tới lúc anh chồng tới thay ca. Vào lúc đó, đèn báo của khoa Tim mạch trước mặt tôi đột nhiên sáng lên. Tại sao lần này nó lại sáng như vậy? Sau đó tôi nhận ra mình cần hướng nội.

Những lời kêu ca phàn nàn, tâm tật đố và những tâm chấp trước khác đã khiến tôi cảm thấy không thoải mái. Nguyên nhân của những chấp trước này chính là sự vị tư. Dường như trên bề mặt tôi đang tu luyện và đối đãi với mẹ chồng của mình rất tốt, nhưng trong tâm tôi vẫn phân biệt mẹ chồng với mẹ đẻ. Tôi đã không đối xử với bà như với mẹ của mình.

Đột phá

Tôi không bao giờ phàn nàn khi mẹ tôi ốm và phải nhập viện. Tại sao tôi lại bị kích động như vậy trong tình huống này? Tôi cảm thấy hổ thẹn và hối hận vì đã không quan tâm hơn tới mẹ chồng. Không lạ gì khi bà thường xuyên thở dài và nhìn buồn bã.

Khi hướng nội và tìm ra những chấp trước của bản thân, tôi cảm thấy mình từ bi hơn với mẹ chồng. Tôi thấy bà rất bất lực khi bị ốm. Rồi tôi ngộ ra rằng việc chăm sóc bà chính là cách để tôi hoàn trả nợ nghiệp của mình với bà. Vì vậy tôi không kêu ca phàn nàn nữa và quyết định sẽ đối đãi với bà như với mẹ ruột của mình, để bà có thể an hưởng những năm cuối đời.

Ngay lập tức, tất cả những mệt mỏi mà tôi cảm thấy trước đó biến mất. Tôi rất thư thái, thuần tịnh và cảm thấy tuyệt vời. Tâm của tôi đã cải biến!

Sau đó tôi quay lại phòng và hỏi xem bà cảm thấy thế nào, hay bà có muốn uống nước không. Bà nói đã cảm thấy tốt hơn rồi và nhắc tôi: “Con hãy nghỉ ngơi đi. Cả đêm qua con đã không được ngủ rồi”, khiến tôi vô cùng ngạc nhiên và cảm nhận đó như thể mẹ ruột của mình vậy. Tôi tự nhủ: “Hóa ra việc hướng nội tu tâm lại mỹ diệu như vậy!”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/9/16/393377.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/10/1/180144.html

Đăng ngày 31-10-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share