Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 21-10-2019] Từ ngày 16 đến 20 tháng 10 năm 2019, các học viên Pháp Luân Công đến từ Frankfurt và những thành phố lân cận đã dựng một quầy thông tin tại Hội chợ Sách Frankfurt và giới thiệu với mọi người về cuộc bức hại ở Trung Quốc.

Họ thu thập chữ ký nhằm kiến nghị chính phủ Đức thảo luận về việc thực thi Luật Chịu trách nhiệm về Nhân quyền Magnitsky.

bd2001d88a3673575732de8a3c7cb236.jpg

Các học viên biểu diễn các bài công pháp trong thời gian diễn ra Hội chợ Sách Frankfurt

ba46ac35401f085b0ecabbd6074e4245.jpg

462f6ad9504308adb17c25228954f998.jpg

c4610689416413a9d91652e11340a390.jpg

1aa24fefe5dfe7ea9a3ac6e50ffed9c3.jpg

a596db5049661b658ce8c50a70e06e74.jpg

Mọi người ký tên vào bản kiến nghị lên án cuộc bức hại

450c351c931a381f7283c9e34fba45b9.jpg

6157bf5d8105c130d513728129708d5e.jpg

5778d78b77ea38ae701bd22ce9292903.jpg

Các học viên phát tặng thông tin về Pháp Luân Công và cuộc bức hại

44f89e1a32b81edb93699f1c242f0d15.jpg

Anh Johann ký tên vào bản kiến nghị để phản đối cuộc bức hại

Đây là lần đầu tiên cô Nicole Juergen nghe đến nạn thu hoạch nội tạng sống do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hậu thuẫn. Sau khi cô ký tên vào bản kiến nghị, cô đã dẫn cô Melanie, bạn của cô, tới quầy thông tin và cô ấy cũng ký tên vào bản kiến nghị.

“Tôi hết sức kinh hoàng”, cô Nicole nói, “Điều này thật khó mà tin được! Vậy nên, tôi đã đưa bạn tôi đến để ký vào bản kiến nghị.”

Cô nói tiếp: “Đây là một vấn đề quan trọng và quá thương tâm. Nhưng đồng thời, mọi người cũng đang nỗ lực để chấm dứt thảm kịch này. Tôi cảm thấy mừng cho phía tích cực của nó.”

“Tôi mong vấn nạn này sẽ nhận được sự quan tâm của những người có thẩm quyền để cho nhiều người hơn nữa biết đến nó và gây áp lực lên ĐCSTQ, đồng thời trợ giúp các học viên Pháp Luân Công.”

“Cuộc bức hại hoàn toàn không liên quan đến hợp tác kinh tế”

Anh Anno Deilmann là một giảng viên người Đức. Anh chia sẻ: “Tôi nghĩ phía Đức và Châu Âu cần tạo áp lực lớn hơn lên ĐCSTQ. Khi hai quốc gia đàm phán, những quan chức cấp cao thường nói rằng đây là một chủ đề rất nhạy cảm.”

“Tôi thấy đó là một vấn đề. Các quan chức nên đề cập thẳng vấn đề này với phía Trung Quốc. Cuộc bức hại hoàn toàn không liên quan đến hợp tác kinh tế, bởi giao thương là giao thương.”

1096bf3a64a2a1a041a44bb2e3da9fa7.jpg

Anh Anno Deilmann ký tên vào bản kiến nghị

Cô Marie Irimic là một thành viên trong đội ngũ nhân viên tại hội chợ. Sau khi ký tên vào bản kiến nghị, cô nói: “Tự do tín ngưỡng là quyền tự do đáng quý nhất đối với mọi người. Nhưng các học viên ở Trung Quốc lại phải chịu đựng bức hại nghiêm trọng.”

Cô nghẹn ngào, ngưng lại một chút rồi nói: “Tôi hy vọng tình hình của các học viên ở Trung Quốc sẽ chuyển biến tốt lên. Tôi đã biết nhiều điều qua tivi, họ không được tự do ngôn luận và chỉ có chút ít thông tin. Họ đang bị bức hại và điều này thật đau lòng.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/10/21/394862.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/10/25/180466.html

Đăng ngày 27-10-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share