Bài viết của học viên Đại Pháp ở Vùng Vịnh San Fransisco
[MINH HUỆ 01-09-2019] Hai mươi năm trước, sau khi tốt nghiệp phổ thông ở Trung Quốc thì tôi đến Mỹ. Tốt nghiệp đại học, tôi làm việc ở hai ngân hàng tư nhân lớn tại Mỹ được gần 10 năm, và có dịp tiếp xúc không ít khách hàng thuộc giới thượng lưu cũng như làm việc với tầng lớp xã hội chủ lưu. Sau khi kết hôn sinh con, tôi quay cuồng với sự nghiệp và con cái. Dù điều kiện sống khá sung túc nhưng nội tâm luôn cảm thấy trống trải. Tôi cũng từng đến giáo đường vài lần, nhưng vẫn chẳng thể tìm ra đáp án trong lòng.
Cách đây sáu năm, tôi tình cờ tham gia một hoạt động cộng đồng do “Đài phát thanh Hy Vọng” của địa phương tổ chức. Lần đó tôi gặp một phụ nữ tham gia tình nguyện cho sự kiện. Chúng tôi giữ liên lạc và chị ấy giới thiệu cho tôi Pháp Luân Đại Pháp. Nhờ chị khuyến khích nên vào cuối năm 2013, tôi bắt đầu đọc hai cuốn “Chuyển Pháp Luân” và “Pháp Luân Công”. Dần dần, tôi bước vào tu luyện và thế giới quan của tôi hoàn toàn thay đổi. Tôi như được sống lại và tìm được ý nghĩa nhân sinh cũng như phương hướng mới cho cuộc đời mình. Nhìn lại sáu năm tu luyện vừa qua, tôi càng hiểu rõ “Đại Pháp nan đắc”. Hôm nay, tôi muốn chia sẻ cùng các đồng tu thể ngộ tu luyện của bản thân.
Chồng tôi đã giúp tôi cơ hội đề cao
Chồng tôi là người phương Tây và gia đình anh theo Công giáo. Anh biết rất ít về văn hóa Trung Hoa và đối với khái niệm tu luyện lại càng mù tịt. Sau khi tôi bắt đầu tập thì anh đọc được một số bài viết chỉ trích Pháp Luân Đại Pháp trên mạng, nên càng không hiểu tại sao tôi lại chọn môn này và phản đối tôi kịch liệt.
Những ngày đầu tu luyện, khi tôi làm điều gì đó không tốt hay không nghe theo sắp xếp của chồng, thì anh ấy đều cho đó là do tôi tập Pháp Luân Công. Rồi anh cứ nhắc lại những điều tiêu cực về Đại Pháp mà anh đọc được trên mạng. Mỗi lúc như thế, tôi thấy khó chịu và trong lòng rất nặng nề. Đôi lần tôi cũng muốn giải thích tu luyện là gì và giảng chân tướng Đại Pháp cho anh. Nhưng trong tâm tràn đầy oán hận và tranh đấu nên lời nói chẳng mang tính thuyết phục, mà còn tạo điều kiện để anh nói những lời mỉa mai. Trên bề mặt là tôi cam chịu và không tranh cãi với chồng, nhưng trong tâm lại đang dậy sóng, và xuất hiện những ý niệm tiêu cực về anh.
Tôi tránh đề cập đến Đại Pháp, luyện công hay làm các hạng mục chứng thực Pháp trước mặt chồng. Tôi cũng hiếm khi ra ngoài tập hay tham gia học Pháp tập thể. Có lần tôi phải lấy hết dũng khí để nói với anh, rằng mình chuẩn bị đến học Pháp nhóm với các học viên khác. Anh sầm mặt xuống và bảo vì tôi tập Pháp Luân Công, nên anh sẽ không ngó ngàng gì đến gia đình nữa.
Mặc dù hôm đó tôi vẫn đi, nhưng trong lòng luôn nghĩ đến gia đình. Chồng không ủng hộ tôi tu luyện suốt một thời gian dài khiến tôi vô cùng khổ não, nhưng thật không biết cách nào.
Sư phụ giảng:
“Khi thật sự có thể thành người tu luyện, khi thật sự đường đường chính chính trở thành một đệ tử Đại Pháp, thì hết thảy sẽ cải biến”(“Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc năm 2004”, Giảng Pháp tại các nơi V)
Tôi hướng nội và nhận ra bản thân bị tình dẫn động khi không được chồng ủng hộ và sợ anh sẽ bỏ mặc gia đình. Mặc dù tỏ ra nhẫn nhịn, nhưng trong lòng nảy sinh oán giận, thiếu thiện niệm và cảm thấy anh ấy không thể cứu được. Vì học Pháp không sâu và thiếu chính niệm, nên tôi chọn cách trốn tránh để giữ cho không khí gia đình hòa thuận. Thời gian trôi qua nhưng chồng tôi vẫn hiểu sai về Đại Pháp, nên môi trường tu luyện ở nhà không được ổn định.
Tôi nhận ra, là đệ tử Đại Pháp, xử lý tốt quan hệ gia đình là điều căn bản. Trước hết, tôi vứt bỏ hết thảy quan niệm hay suy nghĩ tiêu cực về chồng mình. Tôi thật lòng quan tâm đến mong muốn của anh. Ví dụ, anh muốn ăn sáng vào lúc 6 giờ thì tôi bắt đầu thức dậy sớm; sau khi tập xong bài tĩnh công thì tôi làm bữa sáng cho anh ấy.
Khi chồng tôi đi làm về thì cơm nước đã sẵn sàng. Tôi làm hầu hết việc nhà, lo chuyện học hành và hướng dẫn các con làm bài về nhà. Thời thời khắc khắc tôi luôn nhắc nhở bản thân phải giữ tâm thái an nhiên tự tại khi đối mặt với bất luận mâu thuẫn nào trong gia đình.
Bây giờ tâm tôi tràn đầy thiện niệm đối với chồng, và tôi cũng không còn phiền trách anh nữa; tôi nhìn thấy ở anh nhiều điều tốt đẹp. Anh gánh vác trọng trách kinh tế gia đình và cũng hi sinh rất nhiều cho các con. Tôi chợt ngộ ra sự phản đối của chồng đối với việc tu luyện và mâu thuẫn trong gia đình tôi trên bề mặt chính là một khổ nạn, nhưng đồng thời cũng là đòn bẩy giúp tôi đề cao. Là đệ tử Đại Pháp, xử lý tốt quan hệ trong gia đình là điều quan trọng. Tôi quyết định vứt bỏ chấp trước vào “tình” với chồng, giúp giải tỏa hiểu nhầm về Đại Pháp và cởi bỏ nút thắt trong lòng anh ấy.
Các con giúp tôi tu nhẫn
Tôi có hai con nhỏ cần chăm sóc. Bản thân là người nóng tính nên việc chăm lũ trẻ càng bộc lộ tâm bất nhẫn của mình. Tôi luôn trách các con làm gì cũng chậm và mỗi ngày đều hối thúc chúng làm mọi việc cho mau hơn. “Mau thức dậy, mau ăn sáng, mau đánh răng, mau đi ngủ. Nhanh nhanh lên nào!” Khi các con không làm kịp yêu cầu của tôi thì tôi thường lớn giọng và thỉnh thoảng còn la mắng chúng. Dần dần, những kiểu cư xử đó cũng khiến bọn trẻ cũng hình thành tính cách nóng vội giống như tôi. Khi không biết cách biểu đạt bất mãn hay lo lắng thì chúng sẽ hét lên và la khóc. Tôi gần như kiệt sức về tinh thần lẫn thể chất và lại càng trở nên vội vàng hấp tấp.
Trước khi tu luyện, tôi rất nóng tính. Nhưng sau khi tu luyện, tôi biết mình phải kiềm chế cảm xúc. Nhưng tôi không chú ý nhiều đến vấn đề này khi cư xử trong gia đình, đặc biệt là với con cái.
Sư phụ giảng:
“ Mọi người vừa biết rằng Pháp là tốt, vừa biết rằng cần phải duy hộ Pháp, cần phải thực hiện, cần phải đi cứu độ chúng sinh, đi chứng thực Pháp; [nhưng] khi chính niệm không đủ thì tâm của người thường xen lẫn vào, từ đó sinh ra một loại tình huống nóng nảy gấp gáp của người thường, thậm chí có người cho rằng ‘tôi phải kiên trì cái của tôi, những nhân tố v.v.’; từ đó sinh ra một số trạng thái không nên có giữa các đệ tử Đại Pháp.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia ở Mỹ quốc năm 2002,” Giảng Pháp tại các nơi II)
Sau khi đọc đoạn Pháp này, tôi nhận ra nóng nảy là một trạng thái của người thường, người tu luyện nên bình tĩnh ung dung, thời thời khắc khắc đều có thể bảo trì tâm thái từ bi và an hòa.
Sư phụ giảng:
“Là trạng thái tu luyện của chư vị sẽ thể hiện trong hết thảy cuộc sống của chư vị, không phải là hữu ý mà làm gì đó, hữu ý mà làm đó đều là cưỡng ép. Nhưng chúng ta là một người tu luyện, thì nên ước thúc bản thân, bảo trì một loại tâm thái tường hòa. Làm bất cứ việc gì cũng đều đối đãi bằng thiện tâm, đây chính là điều chúng ta nên làm, đó không thể nói là chấp trước.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc [1999]”)
Tôi nhận ra bản thân phải vứt bỏ chấp trước này vì phía sau đó ẩn giấu tâm vị tư rất lớn. Tôi đọc những bài chia sẻ của các học viên khác trên website Minh Huệ, “Tâm vội vàng, hối hả chính là quan niệm hậu thiện phản ánh rõ nét văn hóa Đảng. Gấp gáp có thể khiến việc tốt thành xấu, là biểu hiện của bất thiện, bất nhẫn, đi ngược với Pháp lý của Đại Pháp“.
Trên bề mặt tôi muốn tập trung làm tốt ba việc và không thích bị làm phiền; cảm thấy các con không nên khiến tôi mất thời gian hay ảnh hưởng đến việc tôi cứu người. Thật ra, tất cả suy nghĩ của tôi chung quy lại vẫn là, “Thời gian của tôi rất quý báu, các hạng mục không thể trì hoãn.” Tôi không để tâm đến việc hai con còn quá nhỏ và vẫn cần tình yêu thương, quan tâm, chăm sóc của mẹ. Tôi lẽ ra nên bình tĩnh hơn. Các con tôi cũng đến đây vì Pháp, là các tiểu đệ tử, là tiểu đồng tu của tôi. Là mẹ, tôi không chỉ phải dạy dỗ các con thật tốt mà còn có trách nhiệm hướng dẫn các cháu tu luyện Đại Pháp.
Tôi quyết định dành ba buổi một tuần để học Pháp với con gái lớn. Vì ngôn ngữ chính của cháu là tiếng Anh nên cháu chỉ biết một vài chữ tiếng Hoa. Tôi không biết hướng dẫn cháu học Pháp bằng tiếng Trung như thế nào. Tôi đưa cháu một cuốn Chuyển Pháp Luân, tôi vừa đọc vừa bảo con chỉ vào từ để đọc theo.
Tôi thường đọc trang Minh Huệ và thấy nhiều đứa trẻ có thể đọc được Chuyển Pháp Luân nhờ tập đọc theo cha mẹ. Vậy là tôi chỉ vào một chữ mà hai mẹ con đã đọc nhiều lần, rồi hỏi lại con gái để kiểm tra thì cháu lắc đầu không nhớ. Tôi cũng thử lại với từ khác, và kết quả cũng y như vậy. Sau vài lần, cháu nhận ra điều tôi đang nghĩ và bắt đầu đầm đìa nước mắt; cháu chưa sẵn sàng học Pháp. Tôi ngộ ra, mặc dù bản thân dành thời gian học Pháp cùng cháu, nhưng sự nôn nóng và truy cầu khiến mọi thứ chẳng thể khởi tác dụng, càng khiến cháu không thể đọc hay hiểu được chữ.
Nếu tôi dành thời gian giúp cháu học Pháp, thì tôi chỉ đọc được vài trang. Khi niệm đầu này vừa khởi lên, tôi biết rằng đó là sai, đây là biểu hiện của tâm vị tư. Tôi lập tức xin lỗi cháu và phát chính niệm thanh trừ ý nghĩ vừa rồi.
Vài ngày sau, một học viên khác bảo, tôi cần giải thích nghĩa của từ khi dạy cháu đọc Pháp. Đọc mà không hiểu thì cũng vô ích. Tôi cảm ơn đồng tu đã nhắc nhở. Tôi bỏ qua mong muốn tiến bộ, cũng như suy nghĩ sai lầm, rằng trẻ con có thể tự mình lĩnh ngộ. Tôi học Pháp cùng con với tâm thái hòa ái. Sau khi đọc xong vài từ, tôi giải thích cho con ý nghĩa của các chữ nên cháu hiểu nhanh hơn. Bây giờ chúng tôi có thể đọc ít nhất nửa tiếng mỗi lần. Tôi không buộc cháu phải tiến bộ.
Sư phụ dạy: “Tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân) Điều khiến tôi hạnh phúc chính là cháu sẵn sàng học Pháp với tôi. Trong khi tôi vừa đọc vừa giải thích nghĩa của câu cho cháu, tôi nhận ra bản thân mình cũng có thể ngộ mới về Pháp. Tôi biết Sư phụ đang động viên tôi.
Tu luyện nhờ quảng bá Thần Vận
Tôi ít khi tham gia học Pháp tập thể. Một lần khi tôi đến thì người điều phối hạng mục Thần Vận tại địa phương chia sẻ, hi vọng mọi người có thể hỗ trợ tìm kiếm tài trợ quảng cáo cho buổi biểu diễn. Nghe xong, tôi nghĩ mình cần tham gia giúp đỡ tìm tài trợ cho chương trình diễn xuất tháng 12 sắp tới. Tôi quyết định dành hai giờ mỗi ngày cho việc này.
Tôi bắt đầu tìm kiếm trên các trang báo địa phương. Một vài cửa hàng nữ trang của các hãng nổi tiếng và khách sạn cao cấp vẫn đăng quảng cáo mỗi tháng trên báo này. Vì vậy tôi gọi điện cho họ. Tôi và hai học viên khác đi đến các vùng giàu có và liên lạc với các doanh nghiệp để xin tài trợ. Một số cửa hàng trưởng rất nhiệt tình và thân thiện, họ bảo rằng tổng công ty mới quyết định được và cho chúng tôi thông tin để liên lạc. Một số khác thì tỏ ra không quan tâm. Cho dù thái độ của họ như thế nào, chúng tôi cũng tận dụng cơ hội để giới thiệu về Thần Vận. Nhiều người nói rằng, họ chưa từng nghe nói đến Thần Vận, hoặc họ nghĩ đó là một đoàn múa từ Trung Quốc. Sau khi nghe chúng tôi chia sẻ, họ nói sẽ cân nhắc tham dự khi Thần Vận đến.
Tôi đã gọi đến các khách sạn lớn nhưng không gặp được người chủ chốt để trao đổi. Gọi hơn 12 cuộc như thế khiến tôi có chút thất vọng. Những suy nghĩ tiêu cực bắt đầu xuất hiện, và tôi nhanh chóng hiểu rằng đó là nhân tâm và không thể nghe theo chúng.
Sư phụ giảng:
“Tôi nói với mọi người, bất kể khó chịu như thế nào, [chư vị] nhất định phải kiên trì đến nghe giảng bài, chỉ cần chư vị đi vào giảng đường [lớp học này], thì triệu chứng [bệnh] nào của chư vị cũng mất; sẽ không xuất hiện bất kể nguy hiểm gì. Có điểm này, [tôi] nói với mọi người rằng, cái mà chư vị cho là “bệnh” ấy dẫu nặng đến đâu, thì hy vọng rằng chư vị đều kiên trì đến [học]; Pháp rất khó được.” (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)
Tôi nhận ra cái gọi là “bệnh” mà Sư phụ nhắc đến chính là cảm giác “mất mát” và “mệt mỏi” của tôi lúc này. Sao tôi lại cảm thấy như thế. Khi tự nhìn nhận lại bản thân, tôi thấy tâm vị danh, vị lợi của bản thân, muốn mình mau chóng thành công. Với chấp trước và động cơ như thế làm sao lời tôi nói có thể chạm vào trái tim người nghe. Tôi cần nhanh chóng quy chính lại dựa trên Pháp, điều chỉnh tâm thái và tiếp tục liên lạc với các khách sạn khác bằng chính niệm.
Tôi liên lạc với một khách sạn gần nhá hát mà Thần Vận sắp biểu diễn. Quản lý bộ phận Marketing trực tiếp nghe máy và bày tỏ mong muốn tài trợ. Tôi liên lạc với điều phối Thần Vận và lên cuộc hẹn gặp mặt với người quản lý. Khi người điều phối biết tôi kết nối được với khách sạn, cô ấy rất ngạc nhiên. Cô ấy bảo luôn muốn tìm một học viên giúp liên hệ với khách sạn đó vì nó rất gần với nhà hát. Sau vài lần thương thảo, người quản lý không chỉ giúp giảm giá phòng mà còn đồng ý tài trợ cho phần quảng cáo.
Tìm được người tài trợ quảng cáo cho Thần Vận là một trải nghiệm tu luyện sâu sắc với tôi. Chúng tôi vẫn duy trì chính niệm khi đối mặt với những người với đủ tâm thái khác nhau. Chúng tôi chân thành hợp tác, tin tưởng và khuyến khích nhau tìm đến hầu hết các cửa hàng của các thương hiệu nổi tiếng ở Vùng Vịnh. Tôi cảm thấy bản thân chính là sứ giả của Thần, đang thực hiện sứ mệnh thần thánh, giúp chúng sinh có cơ hội cứu độ vào lúc tối hậu. Cảm tạ ơn Sư tôn đã khổ tâm an bài.
Tiến bước
Cách đây sáu năm khi tôi biết Đại Pháp dạy chúng sinh hướng thiện, tăng cường sức khỏe; tôi cảm thấy Đại Pháp rất tốt nên mới bước vào tu luyện. Về sau khi ý thức được rõ Đại Pháp là gì thì tôi mới hiểu bản thân mình đã may mắn dường nào. Trong khi thế nhân đang mê mờ coi trọng vật chất thì bộ Pháp này dạy con người ta phản bổn quy chân để quay trở về với bản tính tiên thiên của mình. Tôi không biết dùng lời nào để diễn tả lòng biết ơn của tôi đối với Sư phụ. Đệ tử nhất định tuân thủ lời Ngài giáo huấn, học Pháp luyện công, dùng thiện niệm đối đãi chúng sinh, dụng tâm làm tốt ba việc, thực tu cá nhân, hoàn thành thệ ước tiền sử và viên mãn theo Sư phụ trở về.
Tạ ơn Sư phụ! Cảm ơn các đồng tu! Xin vui lòng từ bi chỉ ra bắt cứ điều gì không phù hợp.
( Bài chia sẻ ở Pháp hội San Francisco 2019)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/9/1/392097.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/9/5/179198.html
Đăng ngày 12-10-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.