Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 05-08-2019] Một số học viên địa phương của chúng tôi đang trong khổ nạn liên quan đến nghiệp bệnh. Một số người có thể củng cố chính niệm và vượt qua khảo nghiệm sinh tử. Tuy nhiên, vẫn có một vài người tình trạng không tốt và đang gặp khó khăn lớn trong việc cố gắng giải quyết các vấn đề của họ. Một số người đã miễn cưỡng làm theo cách của người thường. Một số người cuối cùng đã mất đi tính mạng.
Tôi muốn chia sẻ những suy nghĩ của mình về những tình huống này.
Các học viên đang trong khổ nạn thường thấy các tình huống của họ rất khó khăn và ban đầu nói về những gì họ đang trải qua với các đồng tu. Hầu hết tất cả các học viên đều sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn bằng cách đưa ra những ý kiến và hỗ trợ thực tế.
Một học viên đã khuyên học viên khác đang trải qua khó khăn rằng hãy học Pháp nhiều hơn, luyện công thường xuyên hơn và làm ba việc cho tốt. Cô ấy cũng giúp đỡ học viên này hướng nội tìm bất kỳ chấp trước nào, chẳng hạn như chấp vào việc kiếm tiền hoặc tình cảm đối với con của anh ấy.
Một học viên khác đã in một bài chia sẻ trên Minh Huệ về cách phủ nhận giả tướng nghiệp bệnh, và đề nghị anh ấy hãy nghe bài chia sẻ và đọc những bài chia sẻ tương tự như vậy để xem liệu anh ấy có thể học được gì từ chúng không.
Nhưng có người lại nói: “Không, cách này không được, cho dù một học viên ngộ cao tới mức nào đi nữa, làm sao nó có thể cao hơn Pháp của Sư phụ được? Khổ nạn chỉ có thể vượt qua bằng cách đề cao tâm tính của bạn.”
Một học viên khác nói: “Ồ, chẳng phải tôi mới vượt qua khổ nạn về sinh tử cách đây không lâu sao? Nó chỉ là cựu thế lực đang can nhiễu. Tôi chỉ phủ nhận nó. Tôi đã có thể vượt qua khổ nạn bằng cách buông bỏ sinh tử và theo an bài của Sư phụ.”
Tuy nhiên, một học viên khác đã mời một điều phối viên ở khu vực khác tới để chia sẻ kinh nghiệm cùng học viên đang gặp khó khăn. Họ cùng học Pháp và phát chính niệm, dường như hòa hợp thành một chỉnh thể.
Dần dần, vị học viên đang gặp vấn đề không chắc chắn cần phải làm gì, nhưng nhiệt tình của những người khác không hề thuyên giảm. Thời gian trôi qua, anh ấy thấy bị làm phiền và mệt mỏi, và thậm chí từ chối không cho các học viên khác vào nhà. Những người đến giúp thấy hoang mang và nghĩ rằng bây giờ anh ấy không thể giúp được.
Trước tình trạng này, một số học viên đang trong khó nạn đã lựa chọn không cho những người khác biết về tình huống của họ. Thay vào đó, họ đóng cửa lại và cố gắng tự mình vượt qua khổ nạn.
Những người đang trong khổ nạn đó vẫn muốn tu luyện, Nhưng trong khó khăn, tâm trí họ bị ảnh hưởng bởi các quan niệm, và do đó, chính tín của họ vào Sư phụ và Pháp không còn được vững chắc.
Sư Phụ giảng:
“…tầng khác nhau có Pháp của tầng khác nhau.” (Chuyển Pháp Luân–Bài giảng thứ nhất)
Mặc dù những lời của những người đang cố gắng giúp đỡ dường như chiểu theo Pháp, nhưng những thể ngộ của họ tại các tầng của họ không thể thay thế được thể ngộ của người được giúp đỡ. Chỉ khi những học viên đang trong khó nạn nhận ra những gì họ cần làm hoặc chọn thực hiện thay đổi, họ mới đề cao được.
Khi trả lời một câu hỏi về việc giúp đỡ các học viên mắc bệnh hiểm nghèo, Sư phụ giảng:
“Giúp đệ tử Đại Pháp vượt qua ma nạn, đó là trách nhiệm của chúng ta, là điều nên làm, không có sai. Nhưng nếu người đó tự thân không cải biến, hoàn toàn dựa vào bên ngoài thì tuyệt đối sẽ không được. Tự họ dưới trợ giúp của chư vị, họ càng ngày càng chính niệm, cộng thêm tác dụng ngoại lực của chư vị, thì càng ngày càng có tác dụng. Đó là quan hệ như vậy.” (Giảng Pháp ại Pháp hội New York 2019)
Nếu những người giúp đỡ chủ yếu dùng những lời khuyên và những cách chỉ dạy mà không hiểu được một cách thiết thực về những gút mắc trong tâm của các học viên đang trải qua khó nạn, thì họ không thể gợi lên được chính niệm về Sư phụ và Pháp.
Một số học viên không tu khẩu mà đồn đại về thái độ của các học viên đang trong khó nạn. Điều này vô tình làm tăng tác động tiêu cực đến toàn thể cộng đồng tu luyện của họ và có thể mang đến những hậu quả bất lợi.
Nếu những người giúp đỡ chỉ đưa ra “đơn thuốc” cho những người đang trải qua khó nạn, từ một góc độ nhất định, họ đã coi bản thân là những người ngoài cuộc. Không phải họ đã phủ nhận việc chúng ta là những đồng tu, và cuộc bức hại đối với một người là cuộc bức hại đối với tất cả chúng ta sao? Có phải họ đã quên hướng nội bản thân mình khi họ nhìn thấy vấn đề của những người khác không?
Sư phụ đã giảng:
“Người tu luyện vĩnh viễn là tu chính mình, từng chút biến hoá nhân tâm ấy là đề cao, chư Thần đều nhìn thấy.” (Lời chúc gửi Pháp hội Châu Âu 2016)
Do vậy tại sao chúng ta lại chỉ nhìn vào những thiếu sót của người khác và quên tu luyện của bản thân mình? Khi chúng ta tới thăm các học viên để giúp đỡ, chúng ta cần hiểu được những khó khăn họ đang trải qua cả về thể chất lẫn tinh thần. Tại sao họ nói: “Thật dễ dàng để nói bởi vì bạn không đối mặt với tình huống khó khăn này?”
Sư phụ giảng:
“tôi vẫn thường giảng rằng một người nếu hoàn toàn muốn tốt cho người khác, chứ không có bất kể chút nào mục đích hoặc nhận thức của mình, thì lời nói ra sẽ khiến người nghe rơi lệ.” (Tinh tấn yếu chỉ-Thanh tỉnh)
Tất cả chúng ta đều toàn tâm giúp đỡ các đồng tu, vậy tại sao họ lại từ chối chúng ta? Chẳng phải điều này đáng để suy ngẫm hay sao? Chúng ta tu luyện thiện, và thiện nên là trạng thái bình thường của chúng ta.
Tất nhiên, nó là sự phản ánh của chỉnh thể khi chúng ta gặp và giúp những người trải qua khổ nạn. Điều tôi muốn nói là các đệ tử Đại Pháp là một chỉnh thể, và mỗi người trong chúng ta là một lạp tử của Đại Pháp. Nếu mỗi người đều có thể hướng nội, sự đề cao của tất cả chúng ta cũng sẽ là đề cao chỉnh thể. Như vậy, nó có thể trở thành nhân tố chính trong sự thay đổi môi trường tu luyện của địa phương.
Tôi cũng là một trong các học viên bận rộn tới thăm và giúp những người khác đang trong khổ nạn. Tôi đã viết bài chia sẻ này nhằm để giao lưu, không có ý ám chỉ những người đang cố gắng giúp đỡ những người khác. Trên thực tế, thật cảm động khi thấy các học viên khắc phục thời khóa biểu bận rộn và những rắc rối của họ để giúp những người khác đang gặp khó khăn.
Trong một bài giảng mới đây, Sư phụ cũng nói rằng giúp đỡ các đồng tu là trách nhiệm của chúng ta. Tôi chỉ hy vọng rằng những người giúp đỡ có thể tự hướng nội tìm những chấp trước của chính họ và sau đó chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của họ với những người mà họ đang cố gắng giúp đỡ, và cùng nhau đề cao hơn là chỉ tập trung vào những chấp trước của những người khác.
“Phật Quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh.” (Chuyển Pháp Luân–Bài giảng thứ ba)
Tôi hy vọng mỗi người chúng ta sẽ không ngừng hướng nội vô điều kiện và đề cao chỉnh thể một cách thanh tỉnh.
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/9/9/179252.html
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/8/5/391038.html
Đăng ngày 04-10-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.