Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
[MINH HUỆ 21-08-2019] Sáng ngày 19 tháng 8 năm 2019, hai học viên Pháp Luân Công được thông báo họ sắp bị đưa ra xét xử trong vài phút tới chỉ vì không từ bỏ đức tin của mình.
Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, một môn tu luyện giúp cải biến cả tâm lẫn thân, đã và đang bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.
Ngày 22 tháng 1 năm 2019, bà Thịnh Thục Lệ và bà Khúc Nguyên Chi, hai cư dân thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, đã bị bắt giữ sau khi bị báo đã nói với mọi người về Pháp Luân Công.
Kể từ đó họ bị giam giữ tại Trại tạm giam Phổ Đông, và cũng chính tại đây vào ngày 19 tháng 8 họ bị Toà án quận Hoàng Đảo đưa ra xét xử trong một phòng xử án tạm thời.
Hai luật sư đã bào chữa vô tội cho các học viên và yêu cầu tòa tuyên bố trắng án cho thân chủ của mình. Các học viên cũng tự bào chữa cho mình.
Con trai bà Khúc cũng đề nghị được bào chữa cho người mẹ của mình nhưng thẩm phán đã từ chối yêu cầu của anh.
Phòng 610 Bình Độ, một cơ quan nằm ngoài vòng pháp luật được lập ra để chuyên bức hại Pháp Luân Công, đã gây áp lực bắt bà Thịnh phải từ bỏ luật sư đại diện ngay trước phiên xử, nhưng bà đã thay đổi quyết định của mình và thuê lại luật sư vào ngày 12 tháng 8.
Ngày 19 tháng 8, nhân viên Phòng 610 Bình Độ đã đến trại tạm giam và hăm dọa các luật sư. Họ cũng kiểm tra chứng minh thư của tất cả những thành viên gia đình đã đến để tham dự phiên xét xử hai học viên này, nhưng họ chỉ cho phép một nửa số thành viên gia đình được vào phòng xử án.
Các lập luận bào chữa
Công tố viên Lý Giai Ngưng đã cáo buộc các học viên tội danh “sử dụng tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”, đây là một tội danh định sẵn mà các toà án Trung Quốc thường sử dụng để kết án và bỏ tù các học viên Pháp Luân Công.
Chứng cứ do công tố viên cung cấp bao gồm ảnh chụp của một số tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công mà hai học viên đã phát tặng vào ngày họ bị bắt.
Luật sư của các học viên đã lập luận rằng những bức ảnh đó không thể được coi là chứng cứ vì chúng không chỉ ra được số lượng thực tế của tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công. Luật sư cũng chỉ ra rằng công tố viên cũng không xác định được việc thực thi pháp luật nào đã bị phá hoại cũng như không định rõ được đâu là người bị hại.
Luật sư đã trích dẫn một thông báo do Tổng Cục Báo chí và Xuất bản Trung Quốc ban hành, trong đó cơ quan này đã bãi bỏ lệnh cấm các sách và các tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công vào năm 2011 (https://vn.minghui.org/news/80790-tong-cuc-bao-chi-va-xuat-ban-trung-quoc-bai-bo-lenh-cam-xuat-ban-sach-phap-luan-cong.html). Một luật sư đã lập luận: “Việc thân chủ của tôi sở hữu và phân phát các tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công là hoàn toàn hợp pháp. Trên thực tế, không có một điều luật nào ở Trung Quốc từng kết tội Pháp Luân Công, và cuộc bức hại này không hề có cơ sở pháp lý.”
Bà Thịnh cũng bác lại: “Tôi đã phát tặng một số bức tranh mừng năm mới có thông tin về Pháp Luân Công cho mọi người. Nhưng nó không gây bất kỳ tổn hại nào cho người nhận dù họ có sử dụng nó hay không, chứ chưa nói đến phá hoại việc thực thi pháp luật. Làm sao tôi có thể phá hoại việc thực thi pháp luật chỉ với một vài tờ giấy?”
Công tố viên Lý đáp lại: “Nếu bà chỉ tập Pháp Luân Công thôi thì cũng được, nhưng bà không được phân phát tài liệu, bà không xem tin tức sao? Báo chí và các chương trình truyền hình được phát sóng từ năm 1999 đều nói Pháp Luân Công nằm ngoài vòng pháp luật. Và bà (các học viên) vẫn ra ngoài và phát tài liệu. Bà đang chủ tâm làm điều này. Tôi chắc rằng bà biết rõ những hành động như vậy đều bị cấm.“
Luật sư phản bác: “Làm sao ông có thể coi các chương trình truyền hình và báo chí là cơ sở luật pháp để truy tố người dân?”
Thẩm phán đã cho hoãn phiên tòa hai giờ sau đó. Công tố viên đề nghị kết án bà Thịnh từ ba đến bảy năm tù và bà Khúc dưới 3 năm tù.
Ngay sau khi bà Khúc bị bắt, người mẹ già đã ngoài 70 tuổi của bà đã sinh bệnh bán thân bất toại do lo lắng và đau khổ về con gái. Bà đang mong ngóng ngày con gái được trở về nhà.
Báo cáo liên quan:
Cơ quan ngoài vòng pháp luật buộc học viên Pháp Luân Công phải từ bỏ luật sư biện hộ vô tội cho cô
Cha già bị bắt giữ sau khi con gái bị bắt giữ vài tháng, bỏ lại sau lưng đứa cháu tật nguyền
Ba học viên Pháp Luân Công bị bắt ở Bình Độ, tỉnh Sơn Đông
Toà án Bình Độ tỉnh Sơn Đông đưa bà Thịnh Thục Lệ ra xét xử phi pháp
Công an Bình Độ làm giả lệnh bắt giữ bà Thịnh Thục Lệ, học viên Pháp Luân Công
Bà Thịnh Thục Lệ ở Bình Độ, tỉnh Sơn Đông, bị bắt giữ
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/8/21/391736.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/8/27/179075.html
Đăng ngày 10-09-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.