Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở tỉnh Vân Nam

[MINH HUỆ 08-12-2009] Tháng 9 năm 2008, Trại lao động cưỡng bức nữ Vân Nam đã thả tôi sau khi bức hại tôi ba năm hai tháng. Ngay khi tôi trở về nhà, sĩ quan cảnh sát nơi cư trú đã xuất hiện và yêu cầu tôi viết hối quá thư. Tôi nói với anh ta rằng tôi thậm chí đã không viết một từ nào khi tôi bị bắt phải di chuyển ba tấn hàng hoá mỗi ngày trong trại lao động cưỡng bức; khi tôi bị cởi quần áo, bị đá và bị đánh đập; khi tôi bị bắt không cho ngủ; khi tay của tôi bị thương bởi máy điện; và khi tôi bị bắt phải ở chung với những bệnh nhân AIDS và bệnh lao. Điều gì làm cho một sinh mệnh trở thành bền chắc không thể phá như kim cương trong một môi trường xấu và nguy hiểm như vậy? Đó là Chân lý, Chân lý của vũ trụ. Chân Thiện Nhẫn là Pháp, Phật Pháp vĩ đại.

Sau khi nghe điều tôi nói, anh ta đã rút lui. Anh ta viết một nửa trang và bảo tôi ký. Tôi nói rằng tôi không ký. Anh ta trở nên tức giận và ném bút và giấy vào trong ngăn kéo: “Nếu cô không ‘chuyển hoá’, cô sẽ bị nghỉ việc”. Tôi nói: “Ngay cả khi tôi bị nghỉ việc, tôi cũng sẽ không viết gì cả.”

Qua học Pháp, tôi đã nhìn thấy những chấp trước của mình. Trong vài năm phản đối bức hại vừa qua, tôi đã căm thù Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). “Tôi không phản đối nếu ông sa thải tôi.” Có phải chúng ta đang cầu bị bức hại? Có phải chúng ta muốn bị cho thôi việc? Sự bức hại là phản ánh của những chấp trước của chúng ta. Sư Phụ nói:

“Trước đây tôi đã giảng, tôi nói rằng trên thực tế hết thảy những gì phát sinh tại xã hội người thường, hiện nay, đều là do tâm các đệ tử Đại Pháp tạo thành. Tuy rằng có sự tồn tại của cựu thế lực, nhưng chư vị không có cái tâm ấy, thì chúng cũng không có chiêu [nào cả].” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia 2002 ở Mỹ quốc”)

Mục đích của việc phản đối bức hại là gì? Đó là để duy hộ Pháp và cứu độ chúng sinh. Nó tuyệt đối không phải là việc chịu nhận bức hại. Buông bỏ lợi ích cá nhân không phải giống như việc mong muốn bị sa thải. Khi chúng ta vạch trần những tội ác của ĐCSTQ, chúng ta không nên bị chấp trước vào tình.

Qua học Pháp, tôi đã thấy được những chấp trước và hành xử cực đoan của mình. Vậy chúng ta phải bước đi chân chính như thế nào? Làm sao chúng ta khai sáng một môi trường tu luyện cho đệ tử Đại Pháp? Có phải tôi lựa chọn rời khỏi công ty nơi mà tôi đã bị bắt? Rời khỏi ngôi nhà lộn xộn đã bị lục soát? Rời khỏi điểm sản xuất tài liệu bị hư hại và nơi mà tôi đã bị tấn công? Hay ở lại?

Nhờ học Pháp, tôi đã chính lại những tư tưởng cực đoan của tôi và loại bỏ những gánh nặng tình. Khi tôi nhìn lại những người đã lục soát nhà tôi, những người theo dõi tôi, bức hại tôi, tôi thực sự có tâm từ bi đối với họ. Con người ở trong mê, họ thật đáng thương. Quan trọng hơn là tôi cảm thấy đó là trách nhiệm của chúng ta để hoàn thành thệ nguyện tiền sử của chúng ta, để cứu độ chúng sinh. Phản đối bức hại không phải là mục đích của chúng ta. Tôi muốn khai sáng một con đường chân chính nhất. Tôi sẽ trở lại với công việc của tôi và tu luyện trong cuộc sống và công việc hàng ngày, chứng thực Pháp, và cứu độ chúng sinh trong cuộc sống và công việc hàng ngày. Sư Phụ nói:

“Trong xã hội người thường, ngoài việc làm việc mà đệ tử Đại Pháp nên làm, thì về hình thức không có bất kể sự khác biệt nào[với người thường], trên bề mặt nhìn là giống như xã hội người thường, chỉ khác là chư vị là một người tu. Đó là như thế. Điều mà chư vị làm hôm nay là đang thành tựu những thứ cho tương lai, và đó là cách con đường này nên đi. Đây là con đường chân chính nhất và là điều mà những người tu luyện tương lai sẽ theo, do vậy chư vị hoàn toàn không thể hành xử cực đoan hay đi sang cực đoan, vì điều đó sẽ tạo ra những cản trở không cần thiết và sẽ gây rắc rối cho bản thân chư vị.” (“Giảng Pháp tại Pháp Hội Miền Tây Mỹ Quốc 2004”).

Nhiều học viên đã bị sa thải—tôi quá ngoan cố, như vậy họ có muốn giữ tôi lại không? Tôi là một đệ tử của Sư Phụ: tôi không muốn, cũng không thừa nhận bất kể an bài nào khác. Tôi sẽ nhìn vào bên trong và loại trừ đi mỗi một chấp trước. Tôi sẽ học Pháp và phát chính niệm. Tôi muốn trở lại làm việc. Tôi đã bị ngồi tù hai lần vì tôi đi sang cực đoan. Rất quan trọng đối với một đệ tử Đại Pháp để bước đi chân chính trên con đường của bản thân. Không có “đường tắt” trong tu luyện.

Sau vài ngày, tôi đã gặp người đứng đầu công ty mà tôi đã làm việc và nói với ông ấy về việc tôi bị bức hại như thế nào trong những ngày vừa qua. Tôi cũng làm sáng tỏ sự thật với ông ấy. Tôi quả quyết, bình tĩnh và thẳng thắn. Tôi biết phải nói gì và nói như thế nào, và kết quả đúng như tôi đã hy vọng. Cuối cùng tôi đã được an bài trở lại làm việc. Tôi biết Sư Phụ đang ban sức mạnh cho tôi.

Khi tôi trở lại làm việc, tôi phát hiện ra rằng trên thực tế tôi đang bị giám sát. Người đứng đầu công ty sợ tôi mang rắc rối cho họ nếu tôi ở nhà, nên tôi đã có một vị trí công việc nhưng không có gì để làm cả. Sau đó tôi xin việc để làm, như là lau dọn sàn nhà, bàn ghế, và chép lại bưu thiếp. Sư Phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân:

“… đến sớm về muộn, làm việc hết sức cẩn thận, lãnh đạo phân công việc gì cũng [thực hiện] không nề hà; [họ] cũng không tranh [giành] lợi ích.”

Tết năm mới đang tới nhanh, và vài tháng rồi tôi không được trả lương. Tôi đã quyết định tới yêu cầu trả lương. Các đệ tử Đại Pháp đang bị bức hại và bị giam trong tù, và tôi làm việc không được trả lương. Từ quan điểm của Thiện, ông chủ của tôi đang ở trong mê. Tôi có nên nhắc ông ấy rằng đây là một loại bức hại tài chính không?

Tôi đã đợi cho tới sau Ngày tết năm mới để đòi tiền lương. Tôi đã hỏi người đứng đầu công ty rằng ông ấy có một lễ đón mừng Năm mới có tốt không. Tôi cũng nói rằng, trong khi hầu hết các gia đình kỷ niệm lễ mừng Năm mới, thì tôi không mua cái gì cả. Khi ông ấy hỏi tôi tại sao, tôi nói rằng, mặc dù tôi đã làm việc được mấy tháng, nhưng tôi vẫn sống nhờ vào mẹ tôi người đã ở tuổi 70, vì tôi không có tiền để mua bất kể cài gì. Ông ấy đã yêu cầu giám đốc tài chính qua gặp và đã nói chuyện với anh ta. Sau một vài ngày, tôi đã nhận được một thẻ ngân hàng mới. Tiền lương của tôi mấy tháng trước tất cả đã được gửi vào ngân hàng, tổng cộng hơn mười nghìn nhân dân tệ.

Sau khi tôi trở lại làm việc từ trại lao động cưỡng bức, tôi vẫn duy trì một tâm thái tốt và giúp đỡ những đồng nghiệp của tôi, đồng thời luôn nghĩ tới người khác trước. Tôi ăn mặc gọn gàng, trông tôi trẻ và khoẻ mạnh. Những đồng nghiệp của tôi đã nhận ra và công nhận những thái độ này. Sư Phụ đã bảo chúng ta phải “theo sát cả những điểm chi tiết” (“Bậc Thánh” trong Tinh Tấn Yếu Chỉ). Nếu tôi là một người thường, tôi sẽ không chú ý nhiều tới cách thức ăn mặc, vân vân. Tuy nhiên, những đệ tử Đại Pháp có trách nhiệm, và một chi tiết lơ là nhỏ là có thể gây tổn thất cho Đại Pháp.

Ngay sau khi tôi trở lại làm việc, những người liên quan tới việc lục soát nhà của tôi và theo dõi hay bức hại tôi, thường tới gặp tôi. Dưới trường chân chính của Đại Pháp, họ dần dần thay đổi và chu đáo tới để nói chuyện với tôi. Sư Phụ nói rằng “Một người không thể đạt viên mãn nếu không yêu kẻ thù của mình.” (“Giảng Pháp tại Pháp Hội ở Canada”). Tôi đã thay đổi những kẻ thù kia thành những người bạn và thành những người ủng hộ Đại Pháp.

Một số người nói rằng cứu người đã khó và để người đắc Pháp và tinh tấn tu luyện còn khó hơn. Hiểu biết của tôi là nếu chúng ta hoà hợp với lựa chọn của Sư Phụ và phản đối những an bài của cựu thế lực theo những Pháp Lý, thì chúng ta thực sự có thể tạo ra một môi trường hài hoà cho việc chứng thực Pháp. Bây giờ đồng nghiệp của tôi đã trở thành một bạn đồng tu, và chúng tôi cùng nhau học Pháp, phát chính niệm, và chia sẻ nhận thức của chúng tôi hàng ngày trong văn phòng.

Trong suốt tháng Tư vừa qua, ban quản lý cơ quan đã tổ chức một cuộc Hội thảo Học thuật cấp tỉnh. Tôi đã được mời gửi một bài viết. Tôi đã dùng những nguyên lý của Chân Thiện Nhẫn để chỉ đạo cho việc viết bài. Thấy cách tôi thay đổi lại bài viết của mình, một đồng nghiệp đã nói: “Tôi tôn trọng các học viên Pháp Luân Công nhất, không giống như những người khác sao chép lại bài viết từ những bài được đăng khác. Tôi có thể thấy rằng mỗi chữ trong bài viết là đến từ chính bàn tay và trái tim của bạn.” Sau khi tôi kết thúc bài viết, tôi đã nhờ đồng nghiệp và cấp trên nhận xét và gợi ý. Họ nói rằng bài viết của tôi hàm chứa những quan điểm thâm sâu, và họ đề nghị tôi thuyết trình ở Pháp hội.

Trên đây là hiểu biết nông cạn của tôi. Xin từ bi chỉ ra thiếu sót.

Ngày 04 tháng 12 năm 2009


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/12/8/213851.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/12/20/113240.html
Đăng ngày 29-12-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share