Bài viết của Lý Tĩnh Phi, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 15-04-2019] Ngày 14 tháng 4 năm 2019, các học viên Pháp Luân Công tại Washington, D.C. đã tổ chức một cuộc mít tinh trước Đại sứ quán Trung Quốc để kỷ niệm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa lịch sử tại Bắc Kinh 20 năm trước. Sự kiện này đã nâng cao nhận thức và kêu gọi chấm dứt hai thập kỷ bức hại Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) tại Trung Quốc.

Ngày 25 tháng 4 năm 1999, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Công đã tập trung gần Văn phòng Kháng cáo Quốc gia ở Bắc Kinh để kháng nghị chính quyền Trung quốc sau vụ bắt giữ phi pháp các học viên ở Thiên Tân hai ngày trước đó. Chỉ ba tháng sau, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lúc bấy giờ, Giang Trạch Dân, đã phát động một cuộc đàn áp trên diện rộng đối với Pháp Luân Công và cuộc bức hại vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày nay.

a37f27c8551353581388d7eb5af11902.jpg

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp cùng tập các bài công pháp trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington, D.C. vào ngày 14 tháng 4 năm 2019

af113eaf27132d6dc9be22b6af7036e3.jpg

Một biểu ngữ tại buổi mít tinh

Giá trị phổ quát

32ba6dd6a831511b365d52b059bf4615.jpg

Bà Cát Mẫn, người phát ngôn của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Washington D.C., đề cao phẩm chất kiên cường của các học viên đã tham gia cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ở Bắc Kinh vào ngày 25 tháng 4 năm 1999.

Bà Cát Mẫn, người phát ngôn của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Washington, D.C, cho biết nguyên lý chỉ đạo tu luyện, Chân – Thiện – Nhẫn, đại diện cho giá trị truyền thống của nhân loại chúng ta. Bà phát biểu: “Khi Giang và Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định bức hại Pháp Luân Đại Pháp, chính là họ đã quay lưng chống lại giá trị phổ quát này.”

Một học viên họ Chương, người đã tham gia cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4 năm 1999, nói rằng các học viên đã đến Bắc Kinh để yêu cầu chính quyền Trung Quốc gìn giữ giá trị phổ quát này. Ông nói: “Gần 20 năm đã qua, và nhiều người trong chúng tôi đã đánh đổi cả công việc, gia đình, tự do, thậm chí ngay cả mạng sống để bảo vệ nguyên lý này. Bởi vì chúng tôi tin rằng chính nghĩa rồi sẽ chiến thắng.”

Bà Tằng, một nhân chứng khác của cuộc thỉnh nguyện, cho hay: “Ngày 25 tháng 4 năm 1999, 20 năm trước, các học viên Pháp Luân Công đã cho thế giới thấy một sự can đảm và ôn hòa mà không cần dùng ngôn ngữ để diễn đạt nó. Ngay cả sau 20 năm bị đàn áp một cách tàn bạo và khốc liệt nhất, các học viên vẫn giữ vững đức tin giữa sự tàn ác của thế giới này nhằm mang lại ánh sáng và hy vọng cho tương lai của nhân loại.

Tra tấn và tẩy não

Bà Đinh Hiểu Hà cũng phát biểu tại cuộc mít tinh. Bà là một giáo viên tiếng Anh từng đoạt giải thưởng ở tỉnh Cát Lâm, và được công nhận là một giảng viên mẫu mực cấp tỉnh trước khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công được phát động. Tuy nhiên, chỉ vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, bà đã bị bắt giữ bốn lần, bị cầm tù bảy năm, bị giam trong một trại lao động cưỡng bức trong gần hai năm và bị giam trong các trung tâm tẩy não hai lần. Ngoài việc phải chịu sự ngược đãi cả về thể xác lẫn tinh thần, bà còn bị cơ quan đuổi việc chỉ vì đức tin của bà.

37cb7a1c550b1dcba74c654136c8f2c9.jpg

Tái hiện phương thức bức hại: Tra tấn duỗi căng tay chân

Bà Đinh bị tra tấn trong trại giam. Trong một lần tra tấn hết sức tàn bạo, bà bị trói vào giường và thân bị kéo căng ra. Bà nhớ lại: “Tôi đã bị tra tấn theo cách này trong gần một tháng, từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2005. Chân tay của tôi đầy những vết thương, máu và mủ. Nhưng tôi vẫn bị kéo duỗi người ra như thế, ba lần một ngày, mỗi lần trong ít nhất nửa giờ, và đôi khi bốn lần một ngày.” Bà Đinh cho biết cơn đau không thể diễn tả được, như thể tứ chi của bà bị kéo toạc ra. Di chứng của đợt tra tấn đó vẫn còn đến tận bây giờ, khiến cánh tay bà cứng đờ và bất động.

Bà Vu Kính, một người tham gia cuộc mít tinh, mang theo bức di ảnh của bà Dương Hiểu Huy, một đồng nghiệp và cũng là người bạn thân của bà. Bà Dương là một cư dân ở tỉnh Hà Bắc. Bà nói với người dân địa phương về Pháp Luân Đại Pháp để vạch trần tuyên truyền vu khống của Đảng Cộng sản Trung quốc. Bà Dương bị bắt vào tháng 1 năm 2017 sau khi phát tặng lịch năm mới liên quan đến Pháp Luân Đại Pháp. Sau đó, cảnh sát liên tục sách nhiễu và lục soát nhà bà.

Bà Vu cho biết: “Vào lúc 11 giờ tối ngày 8 tháng 4 năm 2019, cảnh sát lại đến nhà bà ấy nhưng bà Dương không chịu mở cửa. Khi các cảnh sát cố gắng đột nhập bằng cách sử dụng các dụng cụ, bà ấy đã ngã từ ban công tầng ba nhà mình khi cố gắng trốn thoát cảnh sát.”

Bà Dương bị thương nặng do cú ngã ấy và đã qua đời vào lúc 2 giờ sáng tại phòng cấp cứu. Khi đó bà ấy 55 tuổi.

Một cuộc đời tốt đẹp hơn

021b126bd36de3017e6dc17b6f55aa98.jpg

Cô Jisun Bae đến từ Hàn Quốc tin rằng Pháp Luân Đại Pháp đã nâng cao chất lượng cuộc sống của cô.

Cho dù cuộc bức hại vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc, trong những năm gần đây nhiều người đã được nghe đến Pháp Luân Đại Pháp và đã bắt đầu tập luyện. Cô Jisun Bae đến từ Hàn Quốc đã được một dược sỹ giới thiệu môn tu luyện này vào năm 2001. Người dược sỹ này đã đưa cho cô một cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp.

Cô cho biết: “Thật tuyệt vời vì những căn bệnh nghiêm trọng đã làm phiền tôi trong nhiều năm đều đã biến mất trong một thời gian ngắn. Không chỉ có vậy, nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn cũng rất đáng quý. Nó đã mang lại cho tôi hạnh phúc và giúp tôi trở thành một người tốt hơn.”

Người làm vườn Linda Ramer đã biết về môn tu luyện này từ hai năm trước. Ấn tượng trước những lời giảng trong Chuyển Pháp Luân, cô bắt đầu hành xử theo các Pháp lý trong cuốn sách và bắt đầu tập các bài công pháp.

Ông Ramer chia sẻ: “Những thay đổi mà Pháp Luân Đại Pháp đã mang đến cho tôi rất là lớn và tôi thật may mắn khi trở thành một học viên Pháp Luân Đại Pháp.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/4/15/385159.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/4/17/176519.html

Đăng ngày 21-04-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share