Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 06-05-2019] Là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, trách nhiệm của tôi là cần làm tốt ba việc. Tuy nhiên, kể từ khi chuyển đến sống cùng con trai để chăm sóc cháu nội mới sinh, tôi đã buông lơi trong vài năm.

Thay vì đi ra ngoài để nâng cao nhận thức [của người dân] về cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp, tôi lại thích đi chơi cùng các con. Mặc dù không có gì sai khi ở cùng gia đình, nhưng một hôm tôi chợt nhận ra con trai, con dâu và cháu trai mình cũng có thể tự tận hưởng những ngày cuối tuần của chúng mà không cần có tôi, và có lẽ tôi nên dành nhiều thời gian hơn để làm những gì mà một học viên Pháp Luân Đại Pháp cần làm.

Tôi đi cùng con trai vì tôi có cái tình với con cái. Nếu chúng ta trở nên bận tâm với các việc trong cuộc sống và quên đi sứ mệnh của mình, cựu thế lực có thể lợi dụng cái tình của chúng ta đối với gia đình và gây can nhiễu.

Thức tỉnh từ việc lơ là giảng chân tướng

Tháng 10 năm 2014, tôi đến Bắc Kinh cùng chồng để giúp chăm sóc cháu trai. Hai vợ chồng con tôi đã cảnh báo tôi rằng việc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Bắc Kinh nghiêm trọng hơn ở quê tôi. [Do vậy], tôi hiếm khi ra ngoài để nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Đại Pháp, vì tôi sợ con cái mình gặp rắc rối.

Một ngày nọ, tôi tìm cách ra ngoài và thuyết phục được hai người thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới của nó. Nhưng sau đó, quan niệm người thường của tôi nổi lên. Tôi lo lắng rằng mình không thể thuyết phục được người dân ở một thành phố lớn như Bắc Kinh hoặc không thể trả lời được những câu hỏi của họ. Tôi đặt hy vọng vào các học viên ở Bắc Kinh. Tôi mong được gặp họ và nhờ họ đưa tôi đi [giảng chân tướng] cùng cũng như chỉ dẫn cho tôi cần phải làm gì. Tôi đã chờ đợi trong hai năm mà không gặp bất cứ học viên nào ở Bắc Kinh.

Năm ngoái, tôi về quê và thăm các đồng tu. Họ nói với tôi rằng thường có khoảng 20 học viên phát tài liệu cho mọi người ở mỗi phiên chợ. Tôi ngộ rằng ở quê có nhiều học viên rồi nên mình không cần ở đó, nhưng tôi cần ở Bắc Kinh.

Khi trở về Bắc Kinh, tôi cố gắng ghi nhớ sách Chuyển Pháp Luân. Vì tâm không tĩnh xuống được, [nên] phải mất vài ngày tôi mới học thuộc được một đoạn. Cháu trai ngủ cùng tôi. Tôi nghĩ rằng mình có thể học Pháp sau khi cháu ngủ, nhưng tôi cũng thường ngủ thiếp đi cùng cháu.

Cuối tuần, con dâu tôi đưa thằng bé đi chơi ở một nơi nào đó. Cháu hỏi tôi có muốn đi cùng không, tôi trả lời là có.

Có khoảng thời gian, con trai tôi không làm việc. Cháu sẽ đưa hai vợ chồng tôi đi khắp nơi để ngắm cảnh. Thời gian của tôi lại bị chiếm dụng bởi việc này và tôi không có thời gian để làm ba việc.

Một ngày cuối năm, tôi đọc được một đoạn Pháp:

“Tu luyện sử ngã lý ngộ
Vi hà bách hại chỉ hướng Đại Pháp đồ
Nhân vi ngã môn tẩu liễu Thần chỉ đích lộ”
(Nghĩa vô phản cố, Hồng Ngâm III)

Tạm dịch:

“Tu luyện khiến tôi ngộ ra từ Lý
Tại sao bức hại nhắm vào đồ đệ Đại Pháp
Là vì chúng tôi đi trên đường do Thần chỉ ra”

Tôi chợt nhận ra rằng cựu thế lực đang lợi dụng cái tình của tôi đối với con và cháu để kéo tôi ra khỏi con đường tu luyện của mình. Điều này khiến tôi không thể tinh tấn và đề cao. Chúng đã thao túng con tôi làm điều đó. Khi tôi ngộ ra điều này, con trai đã nói với cháu trai của tôi rằng: “Hôm nay, bố con mình sẽ ra ngoài và để bà nội nghỉ ngơi.”

Bị tụt lại trên con đường tu luyện

Làng của tôi có tám học viên. Năm 2005, chúng tôi thành lập một nhóm học Pháp và cùng nhau học các bài giảng của Sư phụ bất kể hoàn cảnh khắc nghiệt như thế nào. Một số thành viên trong nhóm đã phải đối mặt với nhiều vấn đề sau khi bị tình thân quyến can nhiễu.

Có hai vợ chồng ở độ tuổi 60 cùng tu luyện Đại Pháp. Con trai họ thuê một nông trại cây lớn ngoài trang trại vốn có của họ. [Sau đó], vợ chồng người con trai lên thành phố làm việc và để lại tất cả việc đồng áng cho bố mẹ mình. Bây giờ họ rất bận rộn đến nỗi hiếm khi đến nhóm học Pháp.

Một cặp vợ chồng ở độ tuổi 70 đều là học viên. Người vợ tuy bị mù nhưng bà có chính niệm rất mạnh mẽ. Bà nghe các bài giảng của Sư phụ và các học viên khác đọc Pháp. Một đêm sau khi học Pháp, trời mưa lớn khiến đường ngập nước, bà đã xin Sư phụ giúp đỡ. Khi về đến nhà, đôi giày của bà thậm chí còn không bị ướt. Bà cũng vượt qua hai khổ nạn. Nhưng năm ngoái, con trai bà đã khiến bà từ bỏ tu luyện. Cậu ấy đưa bà đến uỷ ban thôn và buộc bà nói với trưởng thôn rằng bà sẽ không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nữa.

Một học viên khác cũng ở độ tuổi 70, ông ấy đã giữ một bức tượng gốm Mao Trạch Đông. Chúng tôi khuyên ông nên vứt nó đi, nhưng ông nói rằng vợ ông muốn giữ nó để kiếm tiền. Vài năm trước, ông vẫn nói chuyện với nhiều người trong làng về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại. Nhưng gần đây người nhà bắt ông phải chọn giữa Pháp Luân Đại Pháp và gia đình. Vì tình cảm đối với người thân, ông đã đồng ý không tu luyện Đại Pháp nữa. Ông đã đưa tất cả sách Đại Pháp của mình cho các học viên khác. Ông không còn có thể học Pháp hay luyện công ở nhà. Ông ấy như thể bị giam cầm trong chính ngôi nhà của mình vậy.

Một học viên ở độ tuổi 60 gặp mâu thuẫn gia đình từ năm ngoái. Bà nói bà không thể bình tĩnh vì bị cái tình can nhiễu.

Chấp trước tình cảm dẫn đến mất đi sinh mạng

Tôi có một cháu gái đã qua đời cách đây vài năm. Cháu cũng là một học viên và bị nghiệp bệnh trong hai năm. Trong thời gian đó, cháu bị mắc kẹt trong những quan niệm và cảm xúc người thường. Khi tôi đến thăm cháu, chúng tôi đã thảo luận về tình huống của cháu và cháu nói rằng mình hiểu Pháp nhưng vẫn không thể buông bỏ chấp trước.

Khi đến giờ ăn trưa, cháu nài nỉ muốn tôi ở lại. Tôi nói tôi sẽ giúp cháu làm bữa trưa, nhưng cháu chỉ mỉm cười và nói rằng không cần. Cháu nói với tôi rằng bố mẹ chồng của cháu đều là học viên. Kể từ khi cháu bị giả tướng nghiệp bệnh, họ đã lo mọi thứ cho cháu, kể cả việc nhà. Kết quả là, cháu không làm bất kể việc gì ở nhà.

Mặc dù không nói ra, nhưng cháu vẫn coi mình là người bệnh. Cháu đã qua đời vào năm 2013. Cái chết của cháu đã ảnh hưởng đến gia đình và nhiều người xung quanh bao gồm cả anh trai cháu cũng là một học viên. Mẹ cháu cũng là một học viên, nhưng bà cũng đã qua đời hai năm trước.

Lời nhắc nhở

Tất cả những học viên này đã không từ bỏ Đại Pháp dù tà ác có hung hăng thế nào. Khi ấy họ đã vượt qua được áp lực từ gia đình và xã hội. Nhưng khi môi trường trở nên nới lỏng hơn, họ đã bị tình thân quyến lôi xuống. Khi cựu thế lực không thể buộc các học viên thay đổi đức tin của mình, chúng đã sử dụng một chiến thuật khác – chính là lợi dụng cái tình con người – để bức hại chúng ta.

Trong tình huống của bản thân tôi, tôi đổ lỗi cho gia đình mình vì đã không nghe chân tướng về Đại Pháp, không ủng hộ tôi tu luyện, không cho tôi thời gian tôi cần. Tôi bực bội với họ mà không hướng nội. Chúng ta hãy suy nghĩ về điều này. Khi gia đình bắt chúng ta từ bỏ tu luyện, nếu chúng ta thuận theo mong muốn của họ, điều đó có thực sự tốt cho họ không? Ai là người có lỗi nếu chúng ta không đạt viên mãn?

Tôi không nói rằng chúng ta nên đối đầu với gia đình mình hay trở nên xa cách với họ. Nếu chúng ta thực sự muốn tốt cho gia đình, chúng ta cần tu luyện tốt bản thân, hiểu được mục đích của sinh mệnh, học Pháp nhiều hơn, loại bỏ tâm oán hận, tu xuất từ bi. Tinh tấn thực tu, bù đắp sai lầm.

Trên đây là chút thể ngộ của tôi trong quá trình tu luyện, nếu có điểm nào không đúng, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/5/6/386006.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/6/11/178032.html

Đăng ngày 01-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share