Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hà Bắc

[MINH HUỆ 17-5-2019] Tôi năm nay 58 tuổi và là giáo viên của một trường giáo dục đặc biệt chăm sóc trẻ em khuyết tật về tinh thần hoặc thể chất. Tôi đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1997 và nhiều năm qua tôi đã trải nghiệm rất nhiều điều thần kỳ. Dưới đây, tôi xin được chia sẻ với mọi người vài câu chuyện nhỏ.

Niệm “Pháp Luân Đại Pháp” giúp chúng tôi đưa hai ông cháu về nhà một cách bình an

Mùa đông năm 2015, ở chỗ chúng tôi có một trận bão tuyết lớn, tuyết dày chừng hơn 30cm. Mọi phương tiện giao thông công cộng đều tê liệt.

Học sinh chúng tôi thường sống trong khuôn viên trường và về nhà với gia đình mỗi cuối tuần. Trận bão tuyết khổng lồ xảy ra đúng vào dịp nghỉ cuối tuần của các em học sinh. Vào sáng thứ Bảy, hiệu trưởng liên lạc với chúng tôi vào bảo rằng nhà trường sẽ cho nghỉ học vào thứ Hai. Giáo viên được yêu cầu thông báo cho các em học sinh của mình về việc nghỉ học, và chờ thông báo ngày đi học trở lại.

Chồng tôi cũng làm việc ở trường. Vào 3 giờ chiều thứ Hai, hiệu trưởng bảo anh ấy rằng bảo vệ ở cổng phát hiện thấy em Lý (hóa danh), một học sinh 11 tuổi của lớp tôi, đã được bà dắt bộ tới trường. Họ sống cách trường khoảng 10 km và phải mất sáu giờ đồng hồ để đi từ nhà tới trường bởi cái lạnh như cắt và đường xá trơn trợt. Bảo vệ ở cổng đã cho họ một ít đồ ăn, và hai bà cháu lúc này đã đang trên đường về nhà. Hiệu trưởng bảo chúng tôi cố gắng liên hệ với người nhà của em ấy để họ có thể đón hai bà cháu về trước khi trời quá tối.

Cha mẹ em Lý đều mất khi em còn rất nhỏ. Em được ông bà nội nuôi nấng, cả hai đều đã ngoài bảy mươi tuổi. Ngoài trí lực có vấn đề, em Lý còn có thân thể không tốt, trong đó có bệnh tim và chứng động kinh. Gia cảnh vô cùng nghèo túng và chúng tôi giúp đỡ em bất cứ khi nào có thể, như mua cho em giày dép và quần áo.

Tôi gọi điện thoại tới nhà em Lý, ông nội của em ấy đã bắt máy và nói: “Giáo viên đã thông báo cho tôi là trường sẽ cho nghỉ học vào thứ Hai. Tôi đã không nghĩ phải bảo với họ vì thời tiết xấu như thế này không có ai tỉnh táo mà mạo hiểm ra ngoài. Tôi không ngờ là họ lại lặng lẽ đi mà không nói cho tôi biết. Tôi sẽ nhờ chú của Lý đi đón họ về.” Tôi ngay lập tức nói: “Chú ấy không có xe nên cũng phải đi bộ. Thôi đừng phiền đến chú ấy. Chúng tôi sẽ tìm cách khác để đưa họ về nhà nhanh chóng và an toàn, ông cứ yên tâm ở nhà đợi nhé!“

Chồng tôi là một tài xế kinh nghiệm nên tôi nhờ anh ấy giúp. Chồng tôi vốn là một người tốt bụng, hễ ai cần là anh ấy liền chủ động giúp đỡ. Tôi kể cho anh ấy nghe về tình huống này và nói: “Nếu anh có thể lái được thì chúng ta có thể đưa họ về nhà. Mặt trời đang lặn và ngày càng lạnh hơn. Họ thật khó có thể đi bộ về trong điều kiện thời tiết như thế này. Mặc dù đường trơn trượt, song chúng ta có Sư phụ của Đại Pháp bảo hộ, nên sẽ không có chuyện gì xảy ra với chúng ta hết.” Chồng tôi nhìn tôi không nói gì và liền lấy áo bông mặc vào để chuẩn bị khởi hành. Tôi quay người về phía ảnh pháp tượng Sư phụ và thầm cầu xin Ngài gia trì và bảo hộ chúng tôi.

Chúng tôi chầm chậm chạy xe dọc theo con đường lạnh lẽo vắng vẻ và cuối cùng đã tìm thấy hai bà cháu em Lý đang vật lộn trong lớp tuyết dày ở cách trường khoảng hai cây số. Quần áo của họ phủ đầy tuyết và mặt họ đỏ bừng.

Chúng tôi nhanh chóng đưa họ lên xe. Bà của em Lý vô cùng cảm kích và liên tục cảm ơn chúng tôi. Bà giải thích: “Lý nhất định không muốn bỏ lỡ một bài học nào, nên nó cố tình giấu ông nội vì sợ ông biết sẽ không cho đến trường trong ngày hôm nay.” Tôi bảo bà: “Bà không phải cảm ơn chúng cháu. Cháu là học viên Pháp Luân Đại Pháp và chúng cháu chỉ làm theo Pháp lý mà Sư phụ dạy chúng cháu.” Lý và bà nội nói đã hiểu và nói: “Cô là một người tốt. Pháp Luân Đại Pháp chắc chắn phải là tốt.”

Tôi bảo họ: “Đường đi không an toàn. Chúng ta hãy cùng nhau niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo’! Xin Sư phụ của Đại Pháp bảo hộ chúng ta bình an về nhà.” Mỗi khi em Lý phân tâm và ngừng niệm, bà của em liền khích lệ em tiếp tục. Chúng tôi gặp phải một đoạn đường dốc và mặt đường phủ trơn trượt với lớp băng dày. Chúng tôi liền cùng nhau niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân Thiện Nhẫn hảo!” thật lớn, và cuối cùng chúng tôi lên đỉnh dốc một cách thuận lợi. Chúng tôi đã đưa hai bà cháu em Lý về nhà an toàn. Khi chúng tôi toan rời đi, gia đình họ không ngớt lời cảm ơn chúng tôi. Họ đều nói: “Cảm ơn các vị! Cảm ơn Sư phụ của Pháp Luân Đại Pháp!”

Lượt về của chúng tôi dễ dàng hơn rất nhiều vì các con đường đã được dọn sạch đá và tuyết. Khi về đến nhà, tôi nhanh chóng đi tới trước ảnh của Sư phụ và cảm tạ Sư phụ đã từ bi bảo hộ!

“Pháp Luân Đại Pháp thật thần kỳ!”

Ngày 10 tháng 9 năm 2018 là bắt đầu học kỳ mới của trường chúng tôi, đã thấy nhiều học sinh có mặt ở trường. Sáng hôm đó khi tôi đang ở trong văn phòng thì thấy một bé trai chừng 10 tuổi và bà của bé bước vào. Cậu bé tên là Lưu Vĩnh Cường (hóa danh), sống ở vùng nông thôn cách trường 25 km. Cha mẹ em đều tàn tật và em sống với bà nội.

Ngay khi Vĩnh Cường bước vào văn phòng của chúng tôi, em bắt đầu đảo mắt xung quanh và sốt sắng sờ vào vào mọi thứ, dù bà nội đã quát lớn bảo cậu bé không được làm như vậy, nhưng cậu bé vẫn không dừng lại. Hành vi đó của cậu bé khiến tôi chú ý, nó tương tự như các biểu hiện của chứng ‘Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)’. Bà của cậu bé nói với các nhân viên: “Đứa trẻ này không biết sợ là gì. Thỉnh thoảng nó ra ngoài đi lang thang rất xa và đến tối cũng không biết đường trở về nhà. Khi nói, nó cũng không thể biểu đạt được rõ ràng ý tứ của bản thân. Chúng tôi đã cố gắng xin cho nó vào trường mẫu giáo và tiểu học ở quê, nhưng lần nào cũng bị trả về nhà, đều nói không giữ nó được.“

Trưa hôm đó, giáo viên chịu trách nhiệm trông coi các em học sinh la lớn: “Có ai nhìn thấy học sinh Lưu Vĩnh Cường không? Cậu bé không có ở đây. Cậu bé đã về nhà cùng với bà rồi phải không?”. Hiệu trưởng lập tức liên lạc bà của Lưu Vĩnh Cường: “Cháu bé có đang ở với bà không?” Bà cậu bé trả lời: “Không”. Giáo viên chủ nhiệm lớp cậu bé cũng bảo chúng tôi: “Tôi để ý thấy đứa trẻ luôn theo sát bà của nó. Tôi không chắc bà cậu bé rời đi khi nào, nhưng chắc chắn rằng bà ấy không giao cậu bé ấy cho tôi.”

Khi chúng tôi hỏi bảo vệ ở cổng thì anh ấy nói: “Camera đang trục trặc. Đứa bé đó có thể đã lén ra và theo bà ngoại về nhà.” Hiệu trưởng nói một cách lo lắng: “Hãy cố gắng đi tìm cháu bé đi!” Chúng tôi chia nhau ra và bắt đầu tìm kiếm.

Trường học của chúng tôi nằm ở giữa một khu dân cư đông đúc, bốn phía đều là những con đường lớn và giao thông đông đúc.

Các đồng nghiệp của tôi tản ra tất cả các hướng để tìm kiếm em học sinh đó. Người thì đạp xe đạp điện,người thì đi bộ để tìm kiếm. Lúc đó, Lưu Vĩnh Cường đã mất tích khoảng ba tiếng. Do chưa bao giờ thấy em ấy, nên mọi người đều dựa trên miêu tả lại về ngoại hình và chiều cao của bé của hai thầy cô gặp cháu buổi sáng mà đi tìm.

Tôi là một trong những người cuối cùng rời trường. Khi tôi lái xe chầm chậm đi về hướng trạm xe buýt, tôi bắt đầu tự hỏi. Là một học viên Đại Pháp, những gì chúng ta gặp đều không ngẫu nhiên. Hành vi của Vĩnh Cường đã làm tôi chú ý vào buổi sáng hôm nay. Có lẽ cậu bé này có duyên với tôi. Nếu là như vậy, tôi chắc chắn rằng tôi sẽ có thể tìm thấy em ấy. Tôi thầm cầu xin: “Sư phụ, xin hãy giúp con tìm đứa bé này. Hoàn cảnh gia đình của cháu khó khăn. Con sẽ cố gắng hết sức để chăm lo cho bé.”

Khi tôi lái xe đến trạm xe buýt thì ở đó không có chỗ đỗ xe, nên tôi rẽ vào một con đường ít đông đúc hơn. Tôi dự định là sẽ tìm chỗ đỗ xe rồi tiếp tục đi bộ tìm kiếm Vĩnh Cường. Mặc dù con đường tương đối vắng vẻ, nhưng cả hai bên đều đỗ kín xe. Tôi từ từ lái xe tiến về phía trước cho tới khi tìm thấy chỗ đậu xe. Tôi chỉ thấy hai người già trên đường khi tôi thầm xin Sư phụ giúp tôi định vị đứa trẻ. Nhưng ngay khi tôi vừa dừng xe, tôi bất ngờ thấy có một đứa trẻ trên lưng đeo cặp sách. Đó chính là Lưu Vĩnh Cường!

Tôi sững sờ cả người, sửng sốt ngồi ngây ra đó. Tôi vừa mới nhìn về phía đường đi bộ và chỉ thấy hai người cao niên. Vậy mà cậu bé bằng xương bằng thịt lại xuất hiện ngay trước mắt tôi chỉ trong chớp mắt. Rõ ràng là Sư phụ đã đem cháu đến cho tôi! Tôi vui mừng cảm tạ Sư phụ, rồi tấp xe vào bên đường và tiếp cận đứa trẻ. Tôi nhẹ nhàng nắm tay và ân cần hỏi cháu: “Bé ơi con đã ở đâu vậy? Con có đói không? Hãy về trường với cô và chúng ta có thể ăn trưa!” Cập bé cười híp mí và ngoan ngoãn lên xe hơi của tôi.

Tôi lập tức điện thoại cho hiệu trưởng báo rằng đã tìm thấy đứa trẻ: “Cậu bé đang ngồi trong xe tôi rồi.” Tôi nghe thấy sự nhẹ nhõm trong giọng ông: “Tốt quá rồi! Tôi sẽ lập tức báo cho các giáo viên khác và bà của bé.”

Trong khi lái xe về trường, chúng tôi để ý thấy hiệu trưởng đang đi bộ về. Tôi dừng xe và sau khi ông ấy vào trong xe, ông ấy nói: “Hãy để tôi nhìn cậu bé này xem. Tôi để lạc cháu trước cả khi có cơ hội gặp cháu. Sợ quá đi mất!” Ông hỏi tôi tìm thấy Lưu Vĩnh Cường ở đâu. Tôi bảo ông: “Sư phụ tôi là người đã tìm ra cháu!”. Hiệu trưởng kinh ngạc khi tôi kể lại việc mình đã thấy cậu bé như thế nào.

Hiệu trưởng nói: “Pháp Luân Đại Pháp thật thần kỳ! Tôi nên cảm tạ cô.” Tôi nhanh chóng trả lời: “Ông nên cảm ơn Sư phụ của Đại Pháp. Tôi không có năng lực đặc biệt gì đâu.” Hiệu trưởng đồng ý: “Đúng vậy, tôi thật sự nên cảm tạ Sư phụ của Đại Pháp.”

Khi các đồng nghiệp quay về, chúng tôi vui vẻ cùng nhau ăn trưa. Sau khi họ nghe câu chuyện tôi tìm thấy Lưu Vĩnh Cường ra sao, mọi người đều hào hứng nói: “Pháp Luân Đại Pháp thật sự kỳ diệu.” Hai giáo viên cười và nói: “Khi hiệu trưởng gọi điện báo với chúng tôi rằng đã tìm thấy đứa trẻ, chúng tôi ngay lập tức đoán là cô đã tìm thấy cháu. Các học viên Pháp Luân Đại Pháp là người tốt, không giống như những lời dối trá tuyên truyền của đảng. Họ vô cùng khỏe mạnh, thân thể không bệnh tật, tốt bụng, tận tâm công tác và không tranh danh đoạt lợi!” Họ tếu táo nói với hiệu trưởng: “Nếu tất cả chúng tôi đều tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, thì công việc của ông sẽ dễ thở hơn biết bao!”

Tôi liền nhân cơ hội này bảo họ: “Hôm nay chúng ta phải cảm ơn Sư phụ của Đại Pháp vì kết quả tốt đẹp này! Sau này, hãy nhớ niệm: ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo. Chân-Thiện-Nhẫn hảo’ nha, thành tâm niệm thì có thể đắc phúc báo!” Mọi người đều tươi cười và đồng ý.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/5/17/386071.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/5/27/177797.html

Đăng ngày 09-06-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share