[MINH HUỆ 03-4-2019] Tháng 4 năm 2018, dì tôi ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông đã bị bắt vì tu luyện Pháp Luân Công. Ngay khi chúng tôi hay tin, cảnh sát đã hoàn tất và chuyển hồ sơ của dì đến viện kiểm sát. Mẹ của dì và các thành viên khác trong gia đình đang bàn cách để giải cứu dì.
Mặc dù tôi không phải là người tu luyện, song tôi biết Pháp Luân Công là tốt và rất tức giận vì những gì mà cảnh sát đã làm. Dì tôi vô tội, làm sao mà họ đột nhập và bắt giữ dì tại nhà cơ chứ? Hành vi đó nhất định là thổ phỉ, thậm chí còn lục soát và tịch thu sách Pháp Luân Công, một máy tính và một máy in.
Tôi kiên quyết nói với mẹ: “Không cần tới viện kiểm sát làm gì. Ai bắt dì thì tìm người đó. Công an bắt dì thì đầu tiên sẽ tới đồn công an, hỏi họ vì sao lại bắt người tốt.“
Giải cứu dì tôi
Trước đó, mẹ và các học viên đã giải cứu các học viên bị giam giữ khác, các nhà chức trách thì rất thường hay từ chối phản hồi, nói rằng họ chỉ nói chuyện với người thân gần nhất. Để tránh điều này, chúng tôi đến đồn cảnh sát với con trai của dì. Chúng tôi cũng cầm theo những tài liệu pháp lý thích hợp.
Tại đồn công an, chúng tôi ở ngay trước mặt cảnh sát mà bấm máy gọi đường dây nóng của cảnh sát và báo cáo về trường hợp của dì. Chúng tôi nêu đích danh tên của viên chức cảnh sát, số hiệu, chi tiết cuộc bắt giữ và lục soát. Mặc dù nó là hệ thống tự động hóa, đường dây ghi âm, nhưng ít ra thì thông tin đã được lưu lại.
Sau đó chúng tôi tới viện kiểm sát, các viên chức ở đó nói họ chỉ phụ trách việc đương sự có cấu thành phạm tội hay không, chứ không có liên quan gì tới việc bắt người. Từ nơi đó, chúng tôi đến cục khiếu nại và viết những gì đã xảy ra với dì tôi trong thư khiếu nại.
Bảy ngày sau, dì tôi được đưa từ trại tạm giam ngược về đồn cảnh sát. Họ chỉ cho phép người con của dì vào thăm. Cảnh sát nói với dì rằng họ sẽ thả dì nếu chúng tôi ký một số giấy tờ. Nếu chúng tôi ký giấy, chẳng phải vụ bắt giữ sẽ được xem là hợp pháp sao? Tôi đi đến đồn công an, nhưng viên chức ở đó từ chối nói chuyện với tôi về vụ án, bảo rằng đây không phải chuyện của tôi. Dù sao tôi cũng đã có thể nói được vài lời với dì. Tôi nói: “Dì hãy yên tâm, sẽ ổn cả thôi ạ.”
Cùng với con trai của dì, chúng tôi đi đến cục khiếu nại lần nữa. Sau đó, chúng tôi gọi điện vào đường dây nóng của thị trưởng và báo cáo. Người lễ tân bảo rằng phải mất từ bảy đến mười ngày để văn phòng hồi đáp. Tôi hỏi vì sao lại lâu đến thế, rằng vì việc này liên quan đến Pháp Luân Công hay sao, và nói rằng học viên Pháp Luân Công đều vô tội. Người lễ tân nói rằng văn phòng sẽ theo sát việc này.
Dì tôi được thả vào tối hôm đó. Tôi thậm chí đã nghĩ đến việc kiện cảnh sát bởi vì dì tôi đã bị giam giữ vô cớ một tháng. Nhưng học viên khác bảo tôi rằng những viên chức cảnh sát cũng là nạn nhân của cuộc đàn áp, họ cũng bị lừa dối bởi chính sách bức hại và những tuyên truyền thù hận của. Tôi đồng ý với họ rằng nếu ai cũng làm theo lương tâm của mình thì cuộc bức hại sẽ kết thúc.
Không sợ hãi
Trong quá trình giải cứu, thì điều quan trọng nhất là không để bị sợ hãi trước những lời dối trá nực cười của họ. Hiện tại ở Trung Quốc, các nhà chức trách tuyên bố rằng họ cai trị quốc gia bằng luật pháp. Điều đó có nghĩa là họ phải tuân theo các thủ tục pháp lý chứ không phải do đồn công an hay cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Giang Trạch Dân định đoạt.
Ví như tại đồn công an, có thể họ sẽ bố trí một nhóm cảnh sát mặc cảnh phục nhìn trừng trừng vào bạn và cố đe dọa bạn, bởi họ nghĩ rằng người đông thế mạnh có thể hù dọa bạn. Chúng ta không cần phải sợ họ. Trước nhất chúng ta có thể hỏi xem người học viên bị giam đã phạm tội gì. Nếu họ liệt kê ra một tội, ví dụ, Điều 300 của Luật Hình sự về việc không tuân thủ luật pháp khi tham gia tổ chức tà giáo, chúng ta có thể hỏi họ nói rõ ràng ra xem không tuân thủ pháp luật ở chỗ nào.
Kế tiếp, chúng ta có thể nói với họ rằng trong danh sách công bố các tổ chức tà giáo không bao gồm Pháp Luân Công. Tiếp theo chúng ta có thể chất vấn họ về việc bắt người mà không có lệnh bắt giữ. Thực tế là, nếu làm như thế, các viên chức cảnh sát đã đang cấu thành phạm tội.
Nếu họ nói họ chỉ tuân lệnh của cấp trên, chúng ta có thể hỏi họ chi tiết về lệnh đó. Hơn nữa, cảnh sát phải phục vụ nhân dân, chứ không làm việc riêng cho một ai đó. Nếu chúng ta lời lẽ chính nghĩa và thẳng thắn, cảnh sát có thể còn không dám nhìn vào mắt của bạn.
Ở cục khiếu nại cũng vậy. Đầu tiên một viên chức quát tháo tôi ầm ĩ, khi tôi hỏi ai cho anh cái quyền mà quạt nạt người khác như thế, anh ta đi vào văn phòng và khi anh ta trở ra thì thái độ đã thay đổi. Anh ta tiếp nhận thông tin của chúng tôi và chúng tôi có thể thảo luận vấn đề.
Có hành động để giúp đỡ
Mẹ tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công khi tôi còn nhỏ. Việc tu luyện của mẹ đã đem đến lợi ích cho gia đình chúng tôi nhiều đến mức không lời nào có thể diễn tả hết. Suốt thời thơ ấu của tôi, mẹ đã bị bắt vì tu luyện Pháp Luân Công và thậm chí còn bị cảnh sát đưa đi thị chúng để làm nhục ở nơi công cộng. Bà cũng bị cầm tù.
Lúc đó, tôi còn quá nhỏ và tất cả những gì tôi có thể làm là khóc lóc. Giờ đây, tôi đã mua sách về luật pháp và tìm hiểu về các quy trình pháp lý. Vì mẹ và những học viên khác không vi phạm bất kỳ luật nào, chúng ta phải giúp họ và đảm bảo rằng công lý được thực thi. Lịch sử cho thấy, từ trước đến nay bức hại chính tín đều không bao giờ thành công, thiện ác hữu báo là thiên lý. Nhưng ai tham dự bức hại đều sẽ sớm phải bồi hoàn. Chúng ta phải làm điều gì đó xuất phát từ lương tâm của chính mình để giúp đỡ học viên Pháp Luân Công.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/4/3/384682.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/4/10/176444.html
Đăng ngày 30-04-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.