Bài viết của Hiểu Đan, một học viên trẻ ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc
[MINH HUỆ 19-02-2019]
Biểu hiện của gia đình tôi đã giúp tôi nhận ra các tâm chấp trước
Tôi lớn lên ở một làng quê nông thôn cùng với các chị gái và một em trai. Trong một gia đình có nhiều người con như vậy, cha mẹ không thể đối xử với từng người con hệt như nhau. Cha mẹ luôn yêu thương tất cả những đứa con của mình và đương nhiên là mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho chúng. Tuy nhiên, vì số phận đã định, cha mẹ không có khả năng đảm bảo tất cả những đứa con của họ có được mọi thứ chúng muốn hoặc xứng đáng có được trong cuộc sống.
Sư phụ Lý Hồng Chí giảng:
“… mỗi người đều có vận mệnh của mình chứ!” (Bài giảng thứ năm, Chuyển Pháp Luân)
Tuy nhiên, hầu hết mọi người không hiểu về quan hệ duyên nợ. Các chị gái của tôi cảm thấy họ phải chịu đựng quá nhiều khó khăn ở nhà và nghĩ rằng cha mẹ chúng tôi đối xử với họ không công bằng. Họ không ngừng phàn nàn. Mỗi khi một trong số họ phàn nàn, những thành viên khác trong gia đình vẫn giữ bình tĩnh, còn tôi cảm thấy thực sự bực bội. Tôi đã thất bại trong việc chia sẻ với họ thể ngộ của mình dựa trên Pháp về vấn đề này, tôi đã không Thiện, và tôi cũng không hướng nội. Tôi cảm thấy những lời phàn nàn và chỉ trích của họ là bất kính với cha mẹ chúng tôi. Phàn nàn như vậy là không tốt đối với bất kỳ ai. Tôi thường quên đi việc xem lại những gì tôi nói và tranh cãi với họ, khiến cho tất cả mọi người không hài lòng.
Đỉnh điểm của việc này là, tôi đã nói với một trong các chị gái rằng tôi nghĩ con trai của chị thiếu kiên nhẫn, ham ăn, nóng nảy, v.v… Việc này kéo dài trong một vài năm. Chỉ sau khi tôi đọc được một bài chia sẻ trên Minh Huệ, tôi mới nhận thức được tình trạng này.
Theo như bài chia sẻ, việc nhìn thấy cách hành xử của người khác sẽ khiến chúng ta có thể thấy được những thiếu sót và chấp trước của bản thân mình. Ngay lập tức tôi nhận ra lý do vì sao chị gái tôi tiếp tục phàn nàn và cháu trai tôi có nhiều khiếm khuyết như vậy: Đó là bởi vì tôi có những chấp trước ẩn tàng như tâm oán hận, tâm tật đố, tâm phàn nàn, tâm vị tư, chấp trước vào tình thân, thiếu kiên nhẫn, không tu khẩu, nóng nảy, v.v…
Nhận ra tâm oán hận và hay chỉ trích
Cha tôi và mẹ kế của tôi đều là học viên ở độ tuổi khoảng 70. Không lâu sau khi mẹ kế đến ở với chúng tôi, bà ấy và cha tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp. Có một lần bà không vượt qua được quan nghiệp bệnh và đã tới bệnh viện. Khi bà ấy trở về, thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm, bà ấy đã nhận thức được về khổ nạn này. Cha tôi lo sợ việc bị chỉ trích. Khi mẹ tôi qua đời, những lời phàn nàn và đàm tiếu mà cha tôi phải cam chịu đã đè nặng lên ông ấy. Vì vậy khi mẹ kế của tôi bị bệnh, thay vì xử lý các chấp trước dựa trên Pháp, cha tôi đã gọi hai con gái đến để giải quyết, và họ đã đưa mẹ kế tôi tới bệnh viện.
Cha tôi không e sợ việc đương đầu với nghiệp bệnh của bản thân, nhưng khi nó xảy ra với mẹ kế của tôi, ông ấy cảm thấy khó xử. Cá nhân tôi nhận thấy điều này là do ông đã không buông bỏ được chấp trước vào bà ấy và quẳng đi gánh nặng lo lắng. Thực ra, chúng tôi đã có Đại Pháp. Nếu chúng tôi làm mọi việc ngay chính, thì những lời phàn nàn hay đồn thổi kia chẳng là vấn đề gì cả.
Sư phụ giảng:
“Khi trong số chư vị có người đang bảo người khác chấp trước, chẳng phải là bởi vì chấp trước của bản thân đang bị xung kích cho nên ngược lại mới nói người khác chấp trước để che giấu chấp trước của bản thân hay sao?” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Đông Mỹ quốc)
Khi tôi nghĩ về tình huống này của cha và mẹ kế, tôi nhận ra mình cũng phải vật lộn với chấp trước như vậy. Khi mẹ tôi, cũng là một học viên, bị bệnh vào cuối đời, tôi đã làm nhiều việc không đúng, chẳng hạn như gọi điện cho chị gái tôi không phải học viên và đưa mẹ tôi tới bệnh viện. Những thứ này cũng là chấp trước sợ hãi và lo sợ bị chỉ trích bởi những quyết định mà tôi đưa ra thay cho mẹ tôi. Tôi chỉ bắt đầu có được sự tự tin khi mẹ tôi nói với tôi một cách kiên quyết rằng bà muốn rời khỏi bệnh viện. Khi bác sỹ nói với gia đình tôi rằng họ không làm được gì cho bà ấy, chúng tôi đã sắp xếp để bà ấy xuất viện.
Sau khi mẹ tôi xuất viện, bà nói cho chúng tôi biết việc bà đã phải chịu đựng nhiều như thế nào trong bệnh viện. Vào lúc đó, tôi đã không suy nghĩ về bản thân. Kể cả khi mẹ tôi đã qua đời, bà đã tự mình vượt quan sinh tử, vì thế bà không có gì phải hối tiếc. Điều đáng tiếc là, là một đồng tu trong gia đình, tôi đã không có được chính niệm vào thời khắc then chốt đó.
Tôi không chỉ không giúp được mẹ tôi mà còn tạo thêm nhiều khổ nạn cho bà ấy. Bởi vì tôi không minh bạch Pháp lý, tôi vẫn cho rằng trạng thái của mẹ là đang tiêu nghiệp và vì thế tôi đã không giúp bà nhiều. Chỉ sau đó tôi mới hiểu ra rằng đây là bức hại của cựu thế lực. Điều này khiến tôi phẫn nộ với chị gái tôi và một học viên khác, tôi nghĩ rằng, họ đã tu luyện lâu như vậy, tại sao họ lại không biết một điều đơn giản như vậy – sự bức hại của cựu thế lực?
Khi tôi bắt đầu viết bài chia sẻ này, cuối cùng tôi đã nhận ra tôi sợ hãi việc bị chỉ trích và có tâm oán hận người khác. Tôi cũng không tống khứ chấp trước, vì thế cha tôi đã hành xử theo cách đó để thúc đẩy tôi cần phải hướng nội.
Buông bỏ chấp trước vào điện thoại
Chị gái tôi, cũng là một đồng tu, hoàn toàn bị chấp trước vào điện thoại di động. Mọi nỗ lực của tôi để chia sẻ với chị ấy về vấn đề này đều vô ích. Chị luôn bảo tôi hãy để tâm vào việc của bản thân. Cuối cùng, giờ tôi đã hiểu vì sao việc chị không thể buông bỏ chấp trước vào điện thoại lại khiến tôi khó chịu đến thế. Đó là bởi tôi cũng có chấp trước vào điện thoại. Chỉ là hành động đó của tôi không rõ ràng và tôi rất ngại ngùng khi nói về nó.
Vào thời gian đó, tôi mải mê đọc tiểu thuyết và xem các chương trình, tâm trí tôi bị lấp đầy bởi những suy nghĩ bất hảo như sắc tình và bạo lực. Dục vọng đối với người khác giới và tình đã tạo thành can nhiễu cực đại và huỷ hoại con đường tu luyện của tôi. Tuy nhiên, bất kể tôi cố gắng thế nào, tôi vẫn không thể tống khứ được chúng và tôi trở nên ngày càng buông lơi tu luyện.
Chỉ khi đọc được bài giảng của Sư phụ tôi mới nhận ra mình nên làm gì:
“[Hãy thử] mua điện thoại mà không có khả năng vào Internet. (các đệ tử cười to, vỗ tay) (Sư phụ cười) Muốn khắc phục thì luôn có biện pháp. Chư vị biết chăng? Trên núi rất nhiều tiểu đệ tử Đại Pháp để không bị can nhiễu, thì chỉ một điện thoại, không vào mạng Internet.” (Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018)
Vài ngày trước, tôi đã mua một chiếc điện thoại dành cho người lớn tuổi và bắt đầu sử dụng chiếc điện thoại này ở nhà. Tôi để lại chiếc điện thoại thông minh ở nơi làm việc để bản thân có thể vứt bỏ được chấp trước. Tuy nhiên, tôi không hoàn toàn rời bỏ được nó là bởi chấp trước vào danh. Tôi lo lắng rằng mình sẽ bị mất mặt trước các đồng nghiệp nếu họ biết việc này. Mặc dù khi tôi mua chiếc điện thoại dành cho người lớn tuổi, tôi không ngại nói với người bán hàng rằng tôi thực sự mua nó cho bản thân mình. Mối bận tâm của tôi về danh vẫn còn quá mạnh mẽ.
Nếu tôi quy chính lại bản thân sớm hơn, rất có thể chị gái tôi sẽ không hành xử như cách chị ấy đã làm. Không có điện thoại thông minh, tôi trở nên thoải mái hơn và không còn cảm thấy bị dày vò về việc không thể tống khứ tâm chấp trước. Tôi trở nên bình tĩnh và trầm tĩnh hơn và thực sự có nhiều thời gian để làm các việc hơn.
Loại bỏ nỗi sợ bị ức hiếp và uỷ khuất
Hai ngày trước, tôi đã phát sinh mâu thuẫn lớn với hai bạn đồng nghiệp chỉ vì một vấn đề nhỏ. Sau cuộc tranh chấp ồn ào, đồng nghiệp ngồi đối diện với tôi trở nên rất giận dữ nên anh ấy đã quyết định nghỉ việc. Tôi an ủi anh ấy, nhưng anh ấy vẫn muốn thôi việc, bởi anh ấy cảm thấy người đồng nghiệp kia ức hiếp người quá đáng. Tôi nói với anh ấy rằng tôi đã từng bị bắt nạt trong quá khứ, nhưng nếu chúng ta không có cái tâm lo nghĩ về việc bị bắt nạt thì không ai có thể bắt nạt chúng ta. Vì thế, chủ yếu vẫn là tâm thái của chúng ta trước vấn đề này.
Tôi bắt đầu nghĩ về việc tại sao tôi lại cảm thấy bị ức hiếp trong quá khứ và tại sao tôi lại có cảm giác bị lợi dụng mạnh mẽ đến vậy. Tôi vẫn lo sợ bị ức hiếp hoặc bị uỷ khuất và tôi cần tống khứ những chấp trước này. Nhà vệ sinh nơi tôi làm việc thường rất bẩn và không có ai dọn dẹp. Tôi ghê sợ bẩn thỉu và nghĩ rằng nhà vệ sinh công cộng và việc dọn sạch nhà vệ sinh là trách nhiệm của mọi người. Tôi đã quyết định, vì không ai ở nơi làm việc quan tâm đến tình trạng nhà vệ sinh, vì thế tôi cũng sẽ không bận tâm.
Khi hướng nội, tôi nhận ra mình là một học viên Đại Pháp, vì thế tôi không thể hành xử giống như người thường. Ngoài ra, có rất nhiều người ở văn phòng biết tôi tu luyện Đại Pháp, nên tôi không thể khiến họ có bất cứ suy nghĩ tiêu cực nào về Đại Pháp.
Sư phụ giảng:
“Nhưng đệ tử Đại Pháp ấy, không chỉ không bị dẫn động theo, mà còn ngược dòng mà lên!” (Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018)
Vì vậy, tôi nuốt sự bất mãn xuống và buộc bản thân đi dọn nhà vệ sinh, tôi cảm thấy mình bị lợi dụng và bị ức hiếp.
Sau đó, trong khi phát chính niệm, một đoạn Pháp của Sư phụ xuất hiện trong đầu tôi:
“Nhẫn là chìa khoá của đề cao tâm tính. Nhẫn mà uất hận, uỷ khuất, hay đẫm lệ là cái nhẫn của người thường với chấp trước vào tâm lo nghĩ, hoàn toàn không hề nảy sinh uất hận, không cảm thấy uỷ khuất thì mới là cái Nhẫn của người tu luyện.” (“Thế nào là Nhẫn”, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Sau đó, tôi không còn cảm thấy bị uỷ khuất nữa. Mọi thứ xảy ra đều có nguyên do. Bởi vì tôi là người tu luyện, tôi không nên sợ hãi những việc nhỏ như vậy. Suy nghĩ về việc bị ức hiếp hay chịu uỷ khuất dần dần biến mất.
Sau nhiều năm tu luyện, cuối cùng tôi đã biết cách hướng nội tu tâm. Thật may mắn làm sao, cuối cùng tôi đã minh bạch được Pháp lý mà Sư phụ giảng:
“Chư vị phải hướng nội mà tu, không thể hướng ngoại mà tìm” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
Có lẽ đó là cách mà chúng ta cần dần dần đề cao!
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/2/19/382950.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/5/5/176725.html
Đăng ngày 30-05-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.