[MINH HUỆ 10 -12 – 2009]
Hợp thập, Sư Phụ tôn kính. Chào các bạn đồng tu.

Tôi muốn chia sẻ rằng gần đây tôi đã nhận ra trong tôi còn rất nhiều chấp trước điều khiển. Nó biểu hiện ra ở nhiều phương diện trong cuộc sống. Bên cạnh đó, tôi đã mạnh mẽ phủ nhận nhiều thứ, không muốn thừa nhận sự tồn tại của chúng và loại bỏ việc thừa nhận rằng chúng tồn tại. Thỉnh thoảng tôi tạo ra những lời bào chữa và nghĩ rằng tôi thích bản thân như vậy, tôi có những cái tốt và tôi không muốn buông bỏ chúng, và thỉnh thoảng khi có ai đó chỉ cho tôi vấn đề của mình, tôi nói rằng tôi là vậy—như thể nó đến một cách tự nhiên—và từ chối buông bỏ nó. Thực ra, tất cả đều là những thủ đoạn xuất phát từ bản ngã để bảo vệ chính nó. Có vẻ như tôi cho phép cái tôi ích kỉ này chứa đựng phần dơ bẩn của nó trong tâm tôi.

Tôi cảm thấy đây là tất cả những điều tôi thường làm, nhưng sau một thời gian làm những việc Đại Pháp cùng với các bạn đồng tu, tôi cảm thấy—nhờ vào sự từ bi của Sư Phụ–sự ngộ nhận này đã được loại bỏ, và tôi học được cách nhìn nhận nhược điểm, nhìn vào trong và tu luyện bản thân bằng việc khắc vào tâm những lời Sư Phụ giảng.

Tôi cố gắng cân nhắc bản thân theo Pháp mỗi khi học và tôi cảm thấy thật sự hạnh phúc khi có cơ hội tu luyện này. Khi tôi thấy những thứ xấu trong tôi, có nghĩa là tôi có thể tống khứ chúng nhanh hơn là khi tôi không thấy chúng. Vì vậy chúng ta nên mừng vì điều đó. Tu luyện là món quà kỳ diệu  mà  chúng ta cần phải trân quý và tận dụng một cách đầy đủ để có thể khai ngộ và trở về nhà sớm hơn.

Trước đây, tôi đã thực sự không muốn thay đổi và không toàn tâm tin vào Đại Pháp. Tôi đã muốn kiểm soát mức độ đề cao  của mình và chọn lựa những thứ mà tôi muốn hoặc không muốn từ bỏ.

Tôi nghĩ thật khủng khiếp để từ bỏ hoàn toàn cái tôi của bạn (giao phó để Đại Pháp hòan toàn  thay đổi tâm bạn) khi bạn không biết cái gì sẽ đến trong tâm mình. Bạn lo lắng rằng bạn có thể trở thành một ai đó hoặc sẽ không thể tiến lên hoặc đánh mất những giá trị mà bạn theo đuổi suốt thời thơ ấu và trong cuộc đời.

Tuy nhiên, khi bạn có niềm tin rằng Đại Pháp là tốt, giao phó cuộc đời bạn cho Sư Phụ, khi  đó bạn có thể bắt dầu buông bỏ những thứ căn bản hơn, vượt ra ngoài sự bó buộc và được tự do tin tưởng hoàn toàn.

Trong “Đối thọai với thời gian” – Tinh Tấn Yếu Chỉ:

“Thần: Một số người đến với Pháp vì họ thấy Pháp có điểm tốt, nhưng họ không từ bỏ những điểm đang ngăn cản sự thấu hiểu Pháp một cách trọn vẹn.
Sư: Ngay cả trong số đồ đệ lâu năm cũng vẫn có tình trạng này. Hiển lộ rõ nhất là họ luôn luôn tự so sánh với người đời hoặc với họ trong quá khứ, nhưng lại không biết tự xét mình theo những yêu cầu Pháp đòi hỏi tại các tầng cấp khác nhau.
Thần: Những trục trặc ấy đã nghiêm trọng hơn đấy. Sẽ tốt hơn nếu họ biết tự xét xem họ có được những gì mà họ nhận thấy người khác đã đạt được.”

Bây giờ tôi nhận ra vài chỗ trong Pháp, nơi mà, theo suy nghĩ của tôi, Sư Phụ dường như cố gắng bảo vệ chúng ta và giúp chúng ta buông bỏ chấp trước. Trong bài giảng thứ nhất của Chuyển Pháp Luân, Sư Phụ nói:

“Những sự tình ấy, chúng tôi đều phải giải quyết, cái tốt lưu lại, cái xấu bỏ đi; đảm bảo từ nay trở đi chư vị có thể tu luyện; nhưng [chư vị] phải đến học Đại Pháp một cách chân chính.”

Từ Bài giảng thứ nhất trong Chuyển Pháp Luân:

“Quá trình diễn hóa thật sự diễn ra tại không gian khác, vô cùng phức tạp và huyền diệu; sai một chút là không được; ví như một thiết bị chính xác chỉ thêm một linh kiện lạ vào là hỏng ngay. Thân thể chư vị tại tất cả các không gian đều biến đổi, huyền diệu phi thường, sai một tý là không thể được. Tôi chẳng đã giảng rõ cho chư vị, rằng ‘tu tại tự kỷ, công tại sư phụ’.”

Theo quan điểm của tôi, đoạn Pháp này giúp chúng ta hiểu rằng quá trình tu luyện được đối đãi hoàn toàn nghiêm túc, được đặt vào nhiều công phu và không hề gây tổn hại gì cho chúng ta, vì vậy chúng ta có thể đặt niềm tin vào Sư Phụ.

Tôi cũng thấy các bạn đồng tu và tôi không cân nhắc mọi điều đủ theo Pháp,  theo Chân- Thiện-Nhẫn.

Trong kinh văn của Sư Phụ, ”Giảng Pháp tại Manhattan” tôi hiểu rằng chúng ta có thói quen và cách suy nghĩ của người thường, có vẻ như chúng ta cảm thấy hợp lý cho cách giải quyết vấn đề của người thường, cách họ quyết định về điều này hoặc điều kia. Có lẽ chúng ta cũng thường quyết định cái gì là đúng, cái gì là sai theo cùng một cách nghĩ bởi vì quá khứ của chúng ta. Nhưng bây giờ chúng ta có tiêu chuẩn của Pháp để cân nhắc mọi điều, vì vậy chúng ta có thể nhìn mọi điều từ góc độ chân thật và từ cao tầng, chúng ta nên vui mừng khi loại bỏ nghiệp lực và không truy cầu nó sẽ loại bỏ một cách nhanh chóng, thay vào đó, nó sẽ qua đi khi đến lúc. Tôi tin rằng điều này cũng có thể áp dụng khi bạn đau đớn hoặc gặp khó khăn; khi bạn bị buộc tội vô cớ, bạn bị bao quanh và không thể quan sát tình huống từ  xa hơn hoặc nhìn thấy những chi tiết cụ thể của vấn đề.

Trong bài “Xả bỏ chấp trước hơn nữa”-“Tinh tấn yếu chỉ” Sư Phụ nói:

“Ai cũng biết rằng không thể tu đến đích nếu chưa dứt bỏ hết chấp trước. Sao quý vị còn chưa dứt khoát từ bỏ thêm để tiến lên bước nữa? Đưa ra Đại Pháp này chắc chắn là có lý do chưa thể nói ra được. Khi mà sự thật hiển bày, e rằng hối tiếc cũng là quá muộn. Tôi thấy nhiều dính mắc nơi một số người trong quý vị, nhưng không thể nói thẳng ra. Nếu nói thẳng quý vị sẽ giữ lời Sư Phụ trong tâm và chấp vào đó đến hết đời. Tôi không muốn làm hại ai dù chỉ là một đệ tử. Cứu độ quả thật rất khó, đạt ngộ còn khó hơn nữa. Quan trọng hơn hết, tất cả phải luôn tự xét kỹ mình dưới ánh quang này. Quí vị đều hiểu Đại Pháp là tốt, sao vẫn không thể dứt bỏ chấp trước của mình?”

Tôi nhớ lại cách đây vài năm, một bạn đồng tu rất tinh tấn đã nói với tôi “Bạn cần thay đổi bản thân mình” . Từ “thay đổi” đã làm tôi lớn tiếng lại “Điều đó chẳng có ích gì hết!”. Thường thì tôi không  la lên như vậy—đó không phải là bản chất của tôi—nhưng lúc đó tôi vẫn không thể nhận ra là nó đến từ bản ngã như cách để tự nó bảo vệ chính nó vậy. Chúng ta cảm thấy dễ chịu với những từ như “tiến bộ” và “sự tiến bộ” nhưng “ một sự thay đổi căn bản” làm bản ngã “run lên vì lo lắng và sợ hãi”. Không có Pháp và không hiểu được những gì Sư Phụ có thể làm cho chúng ta thì thật khó để để đạt được điều này. Từ bi là cách tiếp cận không có bạo lực. Khi người đàn ông lôi cái răng của bệnh nhân ra ngoài bằng một que diêm, những lời giảng giải và thuyết phục khi ông ta khen ngợi hiệu quả của phương thuốc, và nó tốt như thế nào thì dường như chính cái răng đã tự động bật ra ngoài.

Trong “Luận ngữ” Sư Phụ nói:

“Nếu khai mở lĩnh vực này, thì cần phải cải biến từ tận gốc quan niệm của người thường”

Tôi rất khao khát được hiểu mọi thứ qua con mắt vị tha, không nghĩ cho chính mình, về sự mất mát, về  thân thể của mình và đây là một phần thúc đẩy tôi trong tu luyện. Tôi cảm thấy gần đây tôi bắt đầu mở lòng mình ra nhiều hơn, tôi muốn cho người khác nhiều cơ hội hơn, muốn lắng nghe nhiều hơn, và không áp đặt suy nghĩ của tôi cho người khác. Tôi muốn, nhưng cảm thấy tôi chỉ mới ở điểm bắt đầu và nhiều chỗ trong tâm tôi vẫn còn những chấp trước.

Các bạn đồng tu, xin hãy chỉ ra bất cứ điều gì trong bài chia sẻ của tôi bị lạc khỏi Pháp. Tôi hy vọng chúng ta có thể tinh tấn cùng nhau với những bước tiến lớn (và đáng kinh sợ) và cùng làm “một bước nhảy vọt”.

Cuối cùng, tôi muốn kết thúc bài chia sẻ của tôi bằng một bài thơ của Sư Phụ trong Hồng Ngâm 2:

Pháp Luân Đại Pháp hảo
Thượng khung Pháp quang chiếu
Chính Pháp hồng thế qua
Phương tri vô hạn diệu
Pháp Luân Đại Pháp hảo
Tiệm nhập thế gian đạo
Chúng sinh thiết mạc cấp
Thần Phật dĩ tại tiếu


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/12/10/113029.html
Đăng ngày: 20 – 12 – 2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share