Bài viết của Tiểu Liên, một học viên Đại Pháp
[MINH HUỆ 13-02-2003] Khi đang phát chính niệm ngày hôm nay, tôi nhận thấy rằng công (năng lượng) của tôi không có gián cách với công của các học viên khác. Trường không gian của chúng tôi hoàn toàn được dung hợp vào nhau, giống như một ao đầy nước sạch và trong veo. Ngoài ra, những tà ác lạn quỷ còn sót lại không có nơi nào để lẩn trốn. Chúng có thể bị phát hiện ra ngay tức khắc và bị tiêu hủy.
Nhìn sâu hơn, tôi cảm thấy rằng trước đây tôi mới chỉ hiểu hàm nghĩa cụm từ “chỉnh thể” ở trên bề mặt. Tuy nhiên, khi một đại Pháp Luân quay với tốc lực cực nhanh, có thể thấy vô số vũ trụ với vô lượng chúng sinh ở bên trong đại Pháp Luân ấy. Trong đại Pháp Luân ấy cũng có các tiểu Pháp Luân đang xoay chuyển không ngừng. Cảnh tượng kỳ diệu, ấn tượng và lộng lẫy này không thể mô tả được bằng lời.
Sau khi xuất định, tôi cẩn trọng suy xét trong một lúc và nhanh chóng hiểu rằng “chỉnh thể” mà chúng ta từng nói đến chỉ là theo sự hiểu biết nông cạn. Chúng ta nói chúng ta có thể giảm nhẹ cuộc bức hại ra sao, làm công việc Chính Pháp tốt như thế nào, và cứu độ chúng sinh ra sao. Đó là những mục tiêu tốt, nhưng “chỉnh thể” có hàm nghĩa thâm sâu hơn. Chúng ta không thể giới hạn sự hiểu biết của chúng ta về chỉnh thể trong không gian con người. Nếu không, khi đối mặt với vấn đề, chúng ta vẫn không thể hoàn toàn tách chúng ta ra khỏi các quan niệm cá nhân.
Chúng ta đều đến từ các tầng thứ khác nhau của những đại khung thiên thể trong vũ trụ và đều là các hình thức sinh mệnh bắt nguồn từ vô số tầng thứ trong Đại Pháp. Chỉ khi chúng ta hoàn toàn đồng hóa với Đại Pháp thì chúng ta mới có thể tồn tại trong những tầng thứ ấy. Chúng ta phải thể hiện xuất ra “Pháp” tương ứng với những tầng thứ ấy, cũng như lời Sư Phụ giảng: “Đại Pháp của vũ trụ (Phật Pháp) hoàn chỉnh và thông suốt từ mức thấp nhất đến cao nhất.” (“Tu luyện và công tác” – Tinh Tấn Yếu Chỉ). Những sinh mệnh từ hoành quan nhất tới vi quan nhất, từ xa nhất tới gần nhất đều phải câu thông với nhau mà không có trở ngại nào, xoay chuyển cùng nhau để hình thành nên một chỉnh thể. Chẳng phải đây là một nhân tố thể hiện sự viên dung bất phá của Đại Pháp? Chẳng phải đây là sự viên dung trong Đại Pháp và nhờ Đại Pháp mà trở nên thành trụ bất phá? Một công việc trọng yếu đến nhường nào!
Đây là bài viết thể hiện thể ngộ cá nhân của tôi, mong nhận được lời góp ý từ các bạn. Xin từ bi chỉ ra những chỗ còn thiếu sót. Mong chúng ta hãy “dĩ Pháp vi sư”.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2003/2/13/44406.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2003/2/23/32467.html
Đăng ngày 16-12-2009; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.