Bài viết của Lục Cừ ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 09-12-2009] Trước kia khi tôi học phần “Tâm tật đố” trong Chuyển Pháp Luân và đọc đến đoạn đại hòa thượng ganh tỵ với một tiểu hòa thượng làm cơm [trong chùa], tôi cảm thấy rằng vị đại hòa thượng thật ngớ ngẩn và khôi hài, không giống với một thầy tu chân chính. Tôi chưa bao giờ cảm thấy tôi có vấn đề giống như vị đại hòa thượng kia. Mặc dù tôi học Pháp nhiều lần nhưng tôi đã không so sánh bản thân mình với những nguyên lý của Pháp. Do đó, sự ganh tỵ của tôi đã bị vạch trần một cách rõ ràng. Tuy nhiên, tôi không nhận ra nó và thậm chí còn tìm lỗi của người khác để che đậy bản thân mình. Đột nhiên trong phút chốc tôi đã trở thành một đại hòa thượng.
Tôi là một người quản lý ở nơi làm việc. Có một học viên khác làm việc như một thư ký ở đó. Chúng tôi thường chia sẻ kinh nghiệm và chú trọng vào việc học Pháp và tu luyện. Chúng tôi đã phối hợp tốt với nhau trước đó. Trong xã hội người thường, tôi viết văn rất giỏi, và được xem như là một nhà văn trong văn phòng của tôi. Người học viên kia cũng có tài viết văn, nhưng vì thiếu kinh nghiệm trong việc viết lách thực tế, người học viên đó không thành thạo lắm và hơi thua kém so với tôi. Tuy nhiên, khi viết bài để chứng thực Pháp, thì tình hình khác hoàn toàn. Người học viên đó khá thành thạo và có thể viết được thoải mái theo ý muốn. Mặc dù tôi cũng tiếp tục viết bài để vạch trần tà ác và chứng thực Pháp trong vài năm qua nhưng cả số lượng và tầm ảnh hưởng của những tác phẩm của tôi thua xa của người học viên đó, Trong hoàn cảnh này, trong lòng tôi ngưỡng mộ học viên đó, và thỉnh thoảng cảm thấy cứng đầu và nghĩ rằng mỗi người chúng tôi có điểm mạnh riêng.
Tôi càng nghĩ như thế, thì các đồng tu càng đề cập tới vấn đề này trước mặt tôi, họ hỏi: “Cả hai bạn viết rất tốt. Ai là người viết tốt hơn?” Tôi nói: “Tôi viết không tốt lắm, anh ấy viết tốt hơn tôi.” Tuy nhiên, trong lòng tôi không tin như vậy. Tôi càng không tin, thì Sư Phụ càng sắp xếp người nào đó làm tôi phải nghe những lời không vừa tai. Tuy nhiên, tôi vẫn không ngộ ra. Ví dụ, người học viên đó luôn luôn nói với tôi là trang web Minh Huệ chú ý tới những bài viết của anh ta ra sao và những phản hồi tốt như thế nào. Cảm giác của tôi sau khi nghe những lời này giống như cảm giác của người đại hòa thượng khi nghe những lời khen ngợi về tiểu hòa thượng. Tuy nhiên, tôi đã không nhận ra. Ngược lại, tôi chỉ nghĩ rằng nó là do tâm hiển thị của bạn đồng tu, và tôi dùng nó để che giấu sự ganh tỵ của mình. Bây giờ, sau khi ngộ ra, tôi thấy rằng tôi thậm chí đã trở thành một đại hòa thượng trong giây phút đó.
Sự ganh tỵ của tôi không dừng lại ở đây; có nhiều khía cạnh khác bị bộc lộ ra. Trong sở làm, mặc dù tôi không nghĩ rằng tôi có chấp trước về lợi ích cá nhân, nhưng tôi lại cảm thấy không vui khi thấy những thư ký cấp dưới được hưởng lương cao hơn tôi. Ở nhà, khi tôi nghe vợ tôi ngưỡng mộ người mà có tiền và quyền lực, tôi thường nói rằng chúng chỉ là những của cải thế gian và một người sẽ không mang được gì đến khi sinh và không mang được gì đi khi chết. Thông điệp ẩn giấu của tôi muốn nói với cô ấy là tôi là một đệ tử Đại Pháp người mà đã hiểu được ý nghĩa thực sự của cuộc sống và tôi là người giỏi nhất. Nhưng thực sự tôi đang dùng Đại Pháp để xem thường người khác và để chứng thực bản thân. Với thái độ này, làm sao tôi có thể hợp tác với các bạn đồng tu để hợp thành một sức mạnh to lớn? Với tâm tật đố này, làm sao tôi có thể cứu chúng sinh? Các bạn có thể hình dung được kết quả.
Tâm tật đố là một tâm rất dơ bẩn, và nó là một vấn đề nhạy cảm. Do đó, các bạn đồng tu hiếm khi đề cập đến nó khi trao đổi kinh nghiệm. Hôm nay, tôi vạch trần sự ganh tỵ dơ bẩn của tôi với tất cả mọi người, để có thể diệt trừ nó triệt để và vứt bỏ tất cả các chấp trước, để tôi có thể nhanh chóng trưởng thành trong Đại Pháp, dùng thái độ rộng lượng và trong sạch đối đãi với các bạn đồng tu, và dùng sự từ bi để cứu độ chúng sinh—để xứng đáng với danh hiệu thiêng liêng “Đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp”.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/12/9/214081.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/12/16/113168.html
Đăng ngày 18-12-2009, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.