Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 25-4-2019] Hôm nay trong khi đang ngồi nhẩm thuộc Pháp, tôi đọc đến câu này và có một vài thể ngộ mới về hai chữ tiếng Trung. Sư phụ giảng:
“Công pháp tốt như thế này, hôm nay chúng tôi đã cấp cho chư vị, chúng tôi đã bưng đến tận nơi cho chư vị, đặt đến cổng nhà cho chư vị.” (Bài giảng thứ tám, Chuyển Pháp Luân)
Sư phụ đã sử dụng hai động từ, “bưng” và “đặt”. “Bưng” nghĩa là bê thứ gì đó bằng hai tay. Nó là một động từ dùng để chỉ cho thứ gì đó quý giá mà chúng ta sợ nó có thể bị hư hại khi bất cẩn, vì thế chúng ta cẩn thận dùng cả hai tay.
Nó cũng có nghĩa là tỏ lòng tôn trọng khi chúng ta tặng thứ gì đó cho người khác bằng cả hai tay.
“Đặt” có nghĩa là giao thứ gì đó sau khi đi một quãng đường dài và vượt qua rất nhiều khó khăn.
Sẽ không có ý nghĩa khi dùng từ “bưng” nếu chúng ta cầm cuốn sách một vô ý, không cẩn thận và ném nó ở đâu đó, đặt thứ gì đó trên nó, hoặc để nó ở nơi dơ bẩn. Đây là những hành động thiếu tôn trọng.
Khi chúng ta đọc Pháp cùng một đồng tu để giúp anh/cô ấy giải quyết một vấn đề, hoặc khi chúng ta có một thể ngộ với về Pháp và muốn chia sẻ cùng các đồng tu, chúng ta nên lấy tâm thái đó để đối đãi. Giống như động từ “bưng”, chúng ta nên làm nó với tâm từ bi, chân thành, lòng vị tha và trái tim nhân ái của chúng ta.
Nếu chúng ta muốn hiển thị, áp đặt tư tưởng của mình lên các đồng tu, đổ lỗi cho người khác hoặc chia sẻ thể ngộ như thể đem lợi ích vật chất đi trao đổi, những hành động này không phù hợp với từ “bưng.”
Khi lắng nghe các đồng tu chia sẻ thể ngộ của họ về Pháp, chúng ta nên lấy tâm thái “bưng” để đối đãi. Điều này thể hiện tâm thái kính Sư kính Pháp.
Đại Pháp có vô hạn nội hàm. Trên đây là thể ngộ có hạn tại tầng thứ sở tại của tôi, xin được chia sẻ cùng các đồng tu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/4/25/385532.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/5/5/176734.html
Đăng ngày 13-05-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.