Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Hắc Long Giang

[MINH HUỆ 03-04-2019] Thời gian trước, tôi đã tiếp xúc với một số học viên Đại Pháp, có học viên tu luyện lâu gần 20 năm, cũng có học viên đắc Pháp 10 năm. Tôi phát hiện họ đều không thể ngồi song bàn, dù là học viên lâu năm, cũng chẳng thể ngồi song bàn nổi vài phút, học Pháp không ngồi song bàn, phát chính niệm thì ngồi đơn bàn. Trong “ba việc” mà Sư phụ muốn chúng ta làm tốt, so với những đồng tu xuất sắc, thì tôi giảng chân tướng và phát chính niệm còn thua xa. Nhưng về việc học Pháp và luyện công cá nhân tôi lại có một vài thể ngộ, bây giờ tôi muốn chia sẻ, cùng khích lệ các đồng tu. Những chỗ không phù hợp, mong đồng tu từ bi chỉ giúp.

Tôi từng dạy qua một lớp bổ túc “đọc và sáng tác”, nhằm dẫn dắt học sinh có thể tư duy một cách chính xác và khơi dậy nhiệt tình học tập của các em, tôi đưa ra đề bài như sau: “Ôm lấy cuộc sống học tập của tôi”. Mục đích của tôi là muốn các em từ học tập bị động trở nên chủ động và yêu thích việc học tập. Do vậy tôi cũng nghĩ đến việc tu luyện cá nhân của mình. Tôi tự hỏi: Mình có thực tâm muốn học Pháp không? Mình có thích học Pháp không? Mình có cần Pháp giống như cần cơm ăn nước uống không? Mình có muốn ngồi đả tọa không? Mình có yêu thích việc đả tọa không? Cuối cùng, tôi cũng tìm thấy câu trả lời là: “Có”. Tôi nguyện ý. Đó là nhu cầu thực sự trong sinh mệnh của tôi. Chẳng phải đệ tử Đại Pháp dẫu tuyệt thực cũng phải tu luyện hay sao? Vậy thì việc tu luyện còn cao hơn nhu cầu cơm ăn nước uống!

Từ xưa tới nay, đối với tôi việc học Pháp không có bất kỳ trở ngại nào. Nhưng mấy năm đầu khi mới đắc Pháp, việc ngồi đả tọa lại như “Đỉnh Everest” là tôi khó vượt qua nhất. Tôi không thể nghĩ ra ngôn từ nào có thể diễn tả hết nỗi thống khổ ấy.

Sau cuộc đàn áp năm 1999, tôi ra ra vào vào trại tạm giam đến mấy lần, tất cả những khổ hình mà tôi phải chịu đựng trong đó, cũng chẳng thể sánh được với nỗi đau đớn chảy máu ở chân gần nửa năm. Khi các phạm nhân trong tù dùng đũa tre ra sức đào ngoáy vết thương bị hoại tử ở bắp chân tôi, mà tôi không hề chau mày, khiến họ bội phục. Nếu nói rằng tôi đã đạt tiêu chuẩn trong vài lần được gọi là khảo nghiệm của tà ác, thì phải thật sự cảm ơn thời gian đả tọa khổ tu trong vài năm đầu tôi đắc Pháp đó. Mỗi tối sau khi luyện tĩnh công xong, tôi là người cuối cùng ra về, bởi vì chân đau không thể hạ xuống nên tôi cũng không đứng lên được. Khi tự mình luyện tĩnh công ở nhà, sau khi luyện công xong tôi nằm nhoài ra giường khóc nức nở như chuyện cơm bữa, nỗi niềm khó nói của một người đàn ông cao lớn gần 2m. Nhưng sau khi lau khô nước mắt, thì tối hôm sau vẫn phải luyện tiếp.

Tình huống tu luyện cá nhân tôi vài năm qua là thế này: Không đả tọa thì chân sẽ trướng lên đến phát hoảng, không đả tọa thì toàn thân khó chịu. Nhưng thân tâm sẽ vô cùng thoải mái ngay khi âm nhạc tĩnh công vang lên. Mặc dù chân phải vẫn còn rất đau sau nửa giờ, nhưng tôi không gọi đó là đau, mà coi đó là thoải mái. Đôi khi tôi có cảm giác rất tuyệt vời, tôi tận hưởng sự yên tĩnh mỹ hảo đó. Thế giới ồn ào, dơ bẩn và công danh lợi lộc bên ngoài song cửa kia dường như trôi xa khỏi tôi. Học Pháp lại càng như vậy, mặc dù không phải mỗi lần học Pháp tôi đều có thể đạt đến cảnh giới thư thái không gì sánh được, nhưng mỗi lần học Pháp tôi đều cảm thấy vô cùng hạnh phúc, có cảm giác như đang hòa mình trong dòng nước ấm tinh khiết.

Hiện nay, tôi hầu như không có khái niệm gì là tu luyện, bởi lẽ học Pháp và luyện công cũng tự nhiên như hơi thở, Ông không phải là một bộ phận, mà là toàn bộ cuộc sống của tôi. Ông không phải là vật điểm xuyến của cuộc sống, mà là trọng điểm trong cuộc sống của tôi. Sự khác biệt lớn nhất giữa tôi và người thường là, điều mà người thường cho là khổ sở và cô đơn nhưng với tôi lại là niềm hạnh phúc nhất mà tôi được tận hưởng. Thu nhập ít ỏi đáng thương của tôi, tôi ăn uống không phải “mâm cao cỗ đầy” gì và ngủ không đủ giấc. Phòng của tôi nhỏ như cái tổ chim, trời mưa hay tuyết rơi cũng không bị thấm dột. Tôi thường nhắc nhở bản thân rằng, đây là hoàn cảnh tu luyện của mình, tất cả những điều này đều để tôi có thể học Pháp và luyện công tốt hơn.

Giờ đây tôi ngộ được rằng, đối với cá nhân tôi mà nói, học Pháp và đả tọa chính là trạng thái sinh tồn và hình thức sinh mệnh đang đồng hóa với những sinh mệnh cao cấp. Nếu tâm của tôi không đạt đến sự thuần tịnh tuyệt đối, thanh tĩnh tuyệt đối, thì tôi không thể sinh tồn nơi thiên giới trong suốt xanh biếc như thủy tinh kia.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/4/3/学法炼功如同呼吸一样自然-384693.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/4/8/176423.html

Đăng ngày 27-04-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share