Bài viết của Trịnh Ngữ Yên, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 07-04-2019] (Tiếp theo Phần 10)

Vào đầu năm nay, một du khách Trung Quốc đã bị tách khỏi đoàn ở gần khu vực Đài Tưởng niệm Tôn Dật Tiên ở Đài Bắc. Bà hốt hoảng tìm nhóm của mình. Sau đó, bà thấy các bảng trưng bày về Pháp Luân Công và nhớ lại những gì người hướng dẫn viên du lịch đã nói: “Nếu các bạn bị lạc, các bạn có thể hỏi các học viên Pháp Luân Công. Họ sẽ giúp các bạn.”

Bà lại gần một học viên Pháp Luân Công, nhưng lại quá bối rối nên không thể giải thích rõ về tình huống của mình. Người học viên, ông Lâm Diệu Kim, đã bình tĩnh nói: “Chị đừng lo. Chị chỉ cần niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân – Thiện – Nhẫn hảo’ vài lần. Điều đó sẽ giúp suy nghĩ của chị trở nên thông suốt.”

Người phụ nữ này đã làm theo lời khuyên của ông Lâm và bà đã có thể nói với ông rằng bà bị lạc. Ông Lâm đã hỏi số điện thoại di động của người hướng dẫn viên du lịch và gọi cho anh. Nhóm của bà đã đi đến một điểm tham quan khác và cũng đang tìm bà. Ông Lâm đã nói với hướng dẫn viên du lịch rằng ông sẽ gọi một chiếc xe taxi đưa người phụ nữ đến địa điểm của nhóm. Người phụ nữ và hướng dẫn viên thở phào nhẹ nhõm và rất cảm kích trước sự giúp đỡ của học viên Pháp Luân Công.

Trong thời gian đợi taxi, ông Lâm đã nói cho người phụ nữ này về Pháp Luân Công và cuộc bức hại. Ông cũng trả lời các câu hỏi của bà và giải thích về ý nghĩa của việc thoái xuất khỏi các tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Người phụ nữ này đã quyết định thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ mà bà đã gia nhập.

a3a6a1530f7641b4c33421735f5e7345.jpg

34d977f43fc486408c89e77832b28503.jpg

c250bb3692f44360521d6afda4b20a93.jpg

Du khách dừng chân đọc các bảng trưng bày của các học viên Pháp Luân Công về môn tu luyện và cuộc bức hại ở Trung Quốc

2903c70311616df02408c5481f31b01a.jpg

Các học viên Pháp Luân Công cung cấp thông tin về môn tu luyện và cuộc bức hại ở Trung Quốc. Họ cũng chỉ dẫn và giúp đỡ các du khách.

Giúp đỡ người Trung Quốc

47e2d6c6e341e2d60ecd53d9e0b3774a.jpg

Ông Lâm Diệu Kim đã tìm được ý nghĩa của cuộc sống qua các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp

Ông Lâm quan tâm đến Phật giáo từ trước khi ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Khi ngoài 40 tuổi, ông mắc bệnh cột sống. Tay chân ông tê cứng và đau đến nỗi không thể ngủ được. Điều này diễn ra trong khoảng 5 năm. Ông nói: “Lúc đó, tôi thậm chí còn chưa đến 50 tuổi. Tôi cứ tự hỏi không biết làm thế nào tôi có thể sống được và vượt qua phần đời còn lại của mình!”

d3cbbacc5869cc9969a83b554d8555b9.jpg

Bà Lâm Tuyết Linh, vợ ông Lâm Diệu Kim, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2012

Ông Lâm bắt đầu đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công vào năm 2008. Ông hồi tưởng lại sự hào hứng của mình và nói: “Tôi cảm động sâu sắc trước các bài giảng. Cuốn sách được viết bằng văn tự tiếng Trung đơn giản nhưng lại vô cùng thâm sâu. Mỗi câu đều hàm chứa những vấn đề căn bản. Từng chữ từng chữ như đang nói với tôi. Tôi nhận ra rằng mình đã thấy được ý nghĩa chân thực của cuộc sống này!”

Ông Lâm bắt đầu đọc tất cả các sách của Pháp Luân Công. Một hôm, ông chợt nhận thấy ông đã quên không uống thuốc giảm đau nhưng ông không hề cảm thấy đau nữa. Sức khỏe của ông không ngừng được cải thiện và ông trở nên tốt bụng và chu đáo hơn.

Năm 2010, ông bắt đầu giảng chân tướng tại Đài Tưởng niệm Tôn Dật Tiên ở Đài Bắc và ông đã đến đó mỗi ngày. Ông nói điều đó không có gì là khó nhọc cả: “Tôi không cho là khổ. Tôi chỉ đặt tâm vào việc giúp du khách Trung Quốc hiểu được điều gì đang thực sự diễn ra ở đất nước họ. Họ cần được biết chân tướng về cuộc bức hại này và giải thoát bản thân khỏi sự kiểm soát tinh thần của ĐCSTQ. Tôi hiểu rằng tôi cần có mặt ở đây mỗi ngày. Tôi không thể yên lòng khi nghĩ đến việc chỉ vì chúng tôi không có mặt ở đây mà một người nào đó có thể bị lỡ mất cơ hội quý giá như vậy. Tôi nhất định phải đến.”

Hướng dẫn viên du lịch: Giới thiệu Pháp Luân Công cho các nhóm du khách

Hầu hết các hướng dẫn viên du lịch đều đã quen thuộc với các học viên Pháp Luân Công và biết rằng các học viên có mặt tại khắp các điểm thu hút khách du lịch ở Đài Loan.

Cách đây khoảng 6 tháng, khi một hướng dẫn viên du lịch đào tạo cho một nhóm hướng dẫn viên mới, anh đã nói với họ: “Các bạn hãy đọc thông tin mà các học viên Pháp Luân Công đưa tặng. Những gì họ nói là sự thật. Pháp Luân Công là tốt nhưng ĐCSTQ lại đang bức hại họ.” Anh đưa ra cuốn tài liệu hướng dẫn của mình và các tài liệu khác mà các học viên thường hay phát tặng và nói: “Mọi người đọc những tài liệu này và giới thiệu Pháp Luân Công cho các nhóm du khách của mình.”

Du khách Trung Quốc: “Tôi sẽ thoái xuất các tổ chức của ĐCSTQ bằng tên thật của mình”

Một người đàn ông Trung Quốc mới đây đã trò chuyện với ông Lâm Diệu Kim và tìm hiểu về cuộc bức hại. Khi ông Lâm đề nghị dùng một bí danh để giúp người đàn ông này thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ thì du khách này lập tức nói: “Không. Tôi sẽ thoái bằng tên thật của mình. Tôi là một Đảng viên của ĐCSTQ nhưng tôi muốn thoái xuất khỏi nó!”

Một học giả đến từ Trung Quốc mới đây đã đến tham quan Đài Tưởng niệm Tôn Dật Tiên. Bà đã dành khá nhiều thời gian để đọc thông tin. Bà đã nói với một học viên: “Những gì các bạn đang làm thật là ý nghĩa.” Bà còn đưa ra một số gợi ý để giúp thông tin phù hợp hơn với người Trung Quốc Đại lục.

Khi một cặp vợ chồng trẻ người Trung Quốc tham quan Đài Tưởng niệm Tôn Dật Tiên, người chồng nói rằng anh ngưỡng mộ sự tự do ở Đài Loan và phàn nàn về sự thiếu tự do ngôn luận ở Trung Quốc. Anh cho biết: “Chúng tôi đã biết được nhiều thông tin bằng cách đột phá tường lửa Internet. Nhưng khi đến thăm Đài Loan, chúng tôi thấy được sự tương phản rõ rệt hơn giữa một xã hội tự do với chế độ cộng sản ở Trung Quốc.”

Cặp vợ chồng này đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ và cảm ơn người học viên đã giúp đỡ họ. Họ nói rằng việc thoái xuất khỏi ĐCSTQ khiến chuyến du lịch của họ trở nên đáng nhớ hơn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/4/7/384855.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/4/19/176553.html

Đăng ngày 23-04-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share