Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-11-2018] Tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp và là giáo viên trung học đã nghỉ hưu. Trước lúc nghỉ hưu, tôi nghĩ rằng mình sẽ dành tiết học cuối cùng để cáo biệt các em học sinh, nhưng thật ngạc nhiên, trong một tiết học diễn ra trước khi tôi nghỉ hưu mấy ngày, một cảnh bất ngờ diễn ra trong lớp…

Ngày hôm đó, tôi bước lên bục giảng như thường lệ và nói: “Chúng ta bắt đầu bài học!” Một học sinh hô lớn: “Đứng dậy!” Theo đó các em học sinh đều từ chỗ ngồi của mình đứng phắt dậy, và đồng thanh nói: “Chúng em chào cô ạ,” và sau đó các em cúi người chào tôi. Tôi mỉm cười, cúi người đáp lại: “Cô cũng chào tất cả các em! Mời các em ngồi!”

Khi vừa thẳng người lên, tôi thấy các em học sinh vẫn đang đứng yên như vậy và trông có vẻ man mác buồn và một bầu không khí nặng nề bao trùm. Tôi hỏi các em: “Sao các em chưa ngồi xuống?” Sau đó một học sinh bắt đầu hát, và các em học sinh còn lại nhanh chóng đồng thanh hát cùng. Lúc này tôi nhận ra rằng các em biết là tôi chuẩn bị rời đi, nên đã chuẩn bị lời cáo biệt đặc biệt này. Trước cảnh tượng đó, nước mắt tôi không ngừng tuôn rơi. Hát xong, một nữ học sinh ôm một bó hoa tươi lên tặng tôi. Một nữ học sinh khác, hai tay bê một chiếc hộp tinh xảo đựng những con hạc được gấp bằng giấy với một số đóa hoa nhỏ màu sắc rực rỡ, kèm theo lời chúc tốt đẹp của các em dành cho tôi.

Những lời nhận xét của học sinh

Tiếp đó, các em học sinh lần lượt chia sẻ những suy nghĩ và cảm nhận của các em về thời gian chúng tôi ở bên nhau dưới mái trường. Phát biểu của một học sinh nữ khiến tôi kinh ngạc. Cô bé nói: “Thưa cô, có khoảng thời gian em gần như suy sụp, em cảm thấy cuộc sống vô nghĩa và em chỉ muốn nhảy lầu. Tuy nhiên, từ khi gặp cô, em không còn suy nghĩ ấy nữa.” Tôi không hề nghĩ rằng tôi có ảnh hưởng tới em học sinh này như vậy!

Lời Sư phụ giảng chợt hiện lên trong tâm trí tôi: “Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh.” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

Tôi biết rằng tình huống này có thể là bởi Sư phụ đã ban cho tôi một trường năng lượng có thể quy chính tư tưởng không đúng đắn của những người ở xung quanh tôi.

Còn có một học sinh nam, lời nói của cậu ấy khiến tôi ấn tượng sâu sắc, cậu ấy vừa nén nước mắt, vừa nói: “Cô ơi cô là người quan tâm tới em nhất!” Mặc dù cậu ấy không nói nhiều, nhưng những lời đó rất chất phác và chân thành. Vài tháng trước tôi có thấy cậu học sinh này ngồi ở băng ghế phía ngoài lớp học khi tôi bắt đầu bài giảng. Tôi hỏi cậu bé đang làm gì ở đó và cậu bé nói rằng cậu bị giáo viên của lớp học trước đó phạt và nói rằng đã ngồi ở ghế bên ngoài cửa như vậy ba ngày vì vi phạm kỷ luật của lớp học.

Khi tôi giảng, cậu bé ngồi bên cạnh cửa lắng nghe. Đột nhiên một tiếng động lớn vang lên tựa như tiếng máy khoan phát ra từ hành lang, ảnh hưởng trực tiếp tới việc dạy học. Cậu bé chu đáo tự giác đóng cửa lớp học lại. Thấy vậy, tôi bảo với các em học sinh ở trong lớp rằng: “Các em thấy không, bạn học sinh trong lớp chúng ta mới tốt làm sao! Để tiếng máy khoan không ảnh hưởng tới lớp học, cậu ấy đã đóng cửa dù cho bản thân bị nhốt ở ngoài không thể nghe giảng. Chúng ta có thể để bạn ấy quay trở lại lớp nhỉ?” Các em học sinh đồng thanh trả lời: “Vâng ạ!” Tôi liền mở cửa và gọi cậu bé vào lớp. Tôi không ngờ rằng hành động đơn giản này lại khiến cậu bé có cảm thụ như vậy.

Cũng có các học sinh khác viết cảm nghĩ ra giấy và đưa cho tôi. Một trong số đó viết: “Cô ơi, chúng em thật quá may mắn khi được cô dạy học trong hai năm qua. Cô là giáo viên có trách nhiệm và kiên nhẫn nhất mà chúng em từng gặp. Cô không chỉ có tri thức phong phú, mà còn dạy chúng em rất nhiều đạo lý làm người. Dưới sự chỉ bảo của cô, môn hóa học, vốn là môn mà em ghét cay ghét đắng, lại trở thành một môn học thú vị. Nhờ vậy mà điểm môn hóa của em dần dần được cải thiện. Cô là người thổi lửa giúp em có hứng thú mạnh mẽ với hóa học. Và bài học quý giá hơn cả mà chúng em học được từ cô là bất quản gặp chuyện gì thì chúng ta cũng cần phải bảo trì tâm thái bình hòa. Em tin rằng chủng tâm thái này không chỉ là điều kiện tất yếu để đạt được thành tích tốt, mà còn là đại trí tuệ cho cuộc sống, và cô chính là minh chứng sống cho điều này.”

Các em học sinh nói chừng nửa tiết học. Sau một hồi không thấy ai muốn nói gì nữa, tôi bảo các em rằng tôi cũng muốn kể với các em về câu chuyện của mình.

Kể câu chuyện của bản thân

Tôi nói: “Những lời đánh giá mà các em dành cho cô ngày hôm nay khiến cô rất cảm động, các em biết không, tám năm trước cô là một người hoàn toàn khác. Lúc đó, cô phải khó khăn lắm mới hoàn thành được một tiết học và tâm trạng cũng rất tồi tệ. Thầy hiệu phó bảo cô rằng, nói chung là học sinh không hiểu cô giảng cái gì trong lớp. Cô không nói được trọng tâm của bài giảng, không giảng thấu được những khái niệm khó,… Cô hiểu những gì thầy ấy nói và cảm thấy thực sự là cô đã giảng không tốt nhưng mà cô lực bất tòng tâm!” Tôi bảo với các em học sinh rằng tình huống này xảy ra sau vài tháng tôi được trả tự do khỏi nhà tù.

Tôi nhận thức rằng tôi cần phải bắt đầu từ đầu để cho các em học sinh biết tôi trở thành một học viên Pháp Luân Đại Pháp như thế nào. Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công năm 1997 với hy vọng rèn luyện thân thể để tăng cường sức khỏe. Lúc ấy, tu luyện Pháp Luân Đại Pháp không bị hạn chế, trường học của tôi cũng có một điểm luyện công dành cho giáo viên và học sinh. Một trong số các em học sinh đã viết tâm đắc thể hội của mình rằng sau khi đọc sách Chuyển Pháp Luân, bệnh suy nhược thần kinh não của em ấy đã hoàn toàn khỏi mà không cần điều trị y tế, áp lực tinh thần giảm nhiều, em ấy dồi dào năng lượng và tập trung hơn trong khi nghe giảng. Điểm thi của em ấy cũng tăng lên nhanh chóng và thứ hạng trong lớp của em ấy cũng chuyển từ trung bình lên thứ 7 của lớp chỉ sau chưa đầy hai tháng! Quả thực là tu luyện Pháp Luân Đại Pháp có thể khiến người ta khai mở trí huệ, thân tâm khỏe mạnh!

Qua những gì bản thân trải nhiệm, đầu Xuân năm 1997, tôi đọc cuốn sách nhỏ giới thiệu vắn tắt về Pháp Luân Đại Pháp và cảm giác công pháp này rất tốt. Chỉ một thời gian ngắn sau đó tôi đi tới điểm luyện công và bắt đầu luyện cùng mọi người. Một số căn bệnh của tôi đã sớm biết mất mà tôi không nhận ra, toàn thân tôi nhẹ nhàng vô bệnh. Càng đáng quý hơn là sách Chuyển Pháp Luân giúp tôi hiểu ý nghĩa nhân sinh và giải đáp nhiều nghi vấn trong cuộc đời tôi. Thời gian ấy, lúc đi đường tôi cảm thấy toàn thân nhẹ nhàng, và trong tâm, nét mặt đều tràn đầy hạnh phúc.

Tuy nhiên, tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bởi tâm tật đố và tư lợi mà đã lợi dụng quyền lực trong tay phát động bức hại Pháp Luân Công. Tôi đã hai lần bị cầm tù và bị bức hại. Không lời nào có thể miêu tả hết những thương tổn nặng nề cả về tâm lẫn thân mà tôi phải gánh chịu. Do đó sau khi ra tù lần hai, tôi sợ bị bắt lại, nên đã không dám tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Thân thể tôi không còn khỏe mạnh nữa và ngày một hư nhược. Lúc này, ánh mắt tôi luôn đờ đẫn, tư duy chậm chạp, trí nhớ rất kém và cảm thấy không còn chút sức lực. Chính vì vậy mà không thể trách các em học sinh kia đã phàn nàn rằng tôi không giảng tỏ tường bài học để các em hiểu. Tôi không biết phải làm thế nào.

Nếu tôi muốn sống một cuộc sống thân tâm khỏe mạnh và có thể chăm lo được cho gia đình, thì chỉ có duy nhất một con đường là quay trở lại tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chỉ khi đó sinh mệnh của tôi mới có hy vọng! Do đó, tôi đương đầu với mọi áp lực và quay trở lại tu luyện. Cũng thật thần kỳ, sau hai tháng, cả tâm lẫn thân của tôi đều khỏe mạnh trở lại. Một lần nữa, tôi lại có thể đứng trên bục giảng, đầu não thanh tỉnh, suy nghĩ mạch lạc, và giảng giải rõ những điều mà học sinh cần nắm bắt trong bài giảng của tôi. Có thể có được ngày hôm nay, con vô cùng cảm tạ Sư phụ! Cảm tạ Pháp Luân Đại Pháp!

Trong quá trình tôi thuật lại câu chuyện của mình, các em học sinh đều lẳng lặng lắng nghe. Sau khi tôi nói xong, có vài em học sinh hỏi: “’Vụ tự thiêu Thiên An Môn’ là chuyện gì ạ?”. Tôi giảng chân tướng về sự việc đó, và khi tôi còn chưa giải thích xong, các em học sinh đã hiểu ra hết thảy những video về vụ tự thiêu chiếu trên truyền hình đều là giả. Khi sắp sửa kết thúc tiết học tôi liền cảm ơn học sinh của mình. Khi tiếng chuông reo lên, tôi biết rằng đây là tiết học ý nghĩa nhất trong suốt sự nghiệp giảng dạy mình!

Ngày hôm sau, hai em học sinh đến chỗ tôi mượn sách Chuyển Pháp Luân. Đây là lần đầu tiên tôi đứng trước hơn 70 người để giảng chân tướng Pháp Luân Đại Pháp, mà lại nói một cách rất bình thản, trôi chảy, tâm lý cũng thật thản đãng, không có tạp niệm.

Ngay trước khi tôi dự định nghỉ hưu, tôi đã suy nghĩ xem làm cách nào để tôi có thể giúp các em học sinh, những người có duyên phận rất lớn với tôi, hiểu chân tướng Đại Pháp. Tôi luôn có nguyện vọng như vậy, và đúng là “Tu tại tự kỷ, công tại sư phụ.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi ngộ ra rằng chính là Sư phụ đã khéo léo an bài cho tôi cơ hội này, là Sư phụ đã sớm giúp tôi thanh lý trường [năng lượng] này, không ngừng gia trì chính niệm cho tôi, và khai mở trí huệ cho tôi, thì tôi mới có thể có một buổi lên lớp có giá trị như vậy trước khi nghỉ hưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/11/22/377496.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/1/11/174586.html

Đăng ngày 01-02-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share