Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 14-11-2018] Tiếp theo Phần 4

Mỗi học viên Pháp Luân Đại Pháp đều được thân tâm thụ ích từ môn tu luyện tự thân này, họ được hưởng lợi ích về sức khỏe, đồng thời nhân sinh quan thay đổi theo hướng tích cực. Họ là những người thiện lương và biết suy nghĩ cho người khác, gia đình thuận hòa, và toàn xã hội đều được thụ ích.

Sư phụ Lý Hồng Chí, Nhà sáng lập pháp môn đã giảng:

“Trong toàn bộ quá trình truyền Pháp, truyền công tôi có bổn ý là có trách nhiệm với xã hội, có trách nhiệm với học viên; hiệu quả thu được thật tốt, ảnh hưởng đến toàn xã hội cũng rất tốt.” (Chuyển Pháp Luân)

Dưới đây là một số câu chuyện về những người mà cuộc sống của họ đã cải biến tốt lên sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Chúng tôi hy vọng những câu chuyện này sẽ giúp người đọc chân chính liễu giải Pháp Luân Đại Pháp, và càng hy vọng quý vị có thể được thân tâm thụ ích từ Đại Pháp giống như các nhân vật chính trong câu chuyện.

Nguyên cảnh sát điều tra hiện trường vụ án khỏi mọi bệnh tật và cuộc sống có bước ngoặt chuyển to lớn

Bà Lương Diệu Mẫn là một giám sát viên cảnh sát cấp III và là cựu cảnh sát điều tra hiện trường vụ án của Đội Hình cảnh thuộc Cục Công an Thành phố Hải Dương, tỉnh Sơn Đông.

Năm 1978, bà Lương trúng tuyển vào Học viện Cảnh sát Hình sự Tỉnh Sơn Đông (trước đây có tên là Trường Cảnh sát Tỉnh Sơn Đông). Sau khi tốt nghiệp năm 1980, bà được phân làm ở bộ phận công tác điều tra hiện trường của đội hình cảnh thuộc Cục Công an Thành phố Hải Dương. Kỹ năng của bà đóng vai trò quan trọng trong việc phá nhiều đại án. Bà là một trong số ít nữ cảnh sát điều tra hiện trường của tỉnh.

Bởi tính chất công việc nên thời gian làm việc của bà không cố định, làm thâu đêm là chuyện bình thường đối với bà, có khi cả ngày bà chỉ ăn một bữa cơm. Công việc của bà phải trả giá quá nhiều về sức khỏe, bà phát triển nhiều chứng bệnh, trong đó có bệnh tim, viêm teo dạ dày, viêm tụy, đau đầu thần kinh, đau khớp, tăng sản xương cổ, thân thể đầy rẫy bệnh tật. Cuối cùng, bà thậm chí còn không thể tự chăm sóc cho bản thân. Cuối năm 1995, bác sỹ của Bệnh viện Dục Hoàng Đính ở thành phố Yên Đài và Bệnh viện Đại học Y Tỉnh Sơn Đông ở thành phố Thanh Đảo đều chẩn đoán rằng bệnh tình của bà không thuốc nào có thể trị được. Lâm vào tuyệt cảnh, điều duy nhất bà có thể làm là chờ đến thời khắc cuối cùng của cuộc đời.

May mắn thay, ngày 20 tháng 1 năm 2 năm 1996, một người bạn đã tặng bà tài liệu thông tin Pháp Luân Công. Qua hai tuần đọc sách Đại Pháp và luyện các bài công pháp, thân thể bà bắt đầu có chuyển biến tốt lên, trong vòng một tháng, bà khỏe mạnh hoàn toàn, và có thể làm việc trở lại. Từ đó về sau, bà chân chính cảm thụ được sự tuyệt vời của một thân thể vô bệnh. Hơn 20 năm trôi qua, bà Lương không hề tái phát bệnh hay mắc thêm bất kỳ bệnh mới nào.

Việc bà phục hồi sức khỏe một cách thần kỳ đã trở thành một tin tức được lan truyền sôi nổi trong hệ thống công an và toàn thành phố Hải Dương. Nhiều người, trong đó có thị trưởng cùng người thân của các quan chức chính quyền khác đã đến nhà bà và nhờ bà dạy họ luyện công. Cục trưởng Cục Công an Thành phố Hải Dương đã mở video Pháp Luân Công trong cuộc họp của cục công an. Bởi những biến hóa mà bản thân trực tiếp trải nghiệm, bà Lương luôn sẵn lòng giúp nhiều người hơn nữa học Pháp luyện công. Khi các học viên khác đề nghị bà làm phụ đạo viên Pháp Luân Công ở địa phương, bà vui vẻ chấp nhận và tình nguyện dạy miễn phí cho mọi người các bài công pháp, không thu tiền, không nhận lễ vật.

Bà Lương biết rằng bà phải tự yêu cầu bản thân mình chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn. Trước kia khi phá án, bà thường nhận tiền của bạn bè và người thân khi họ nhờ bà giúp đỡ trong một số vụ án hình sự. Đảm nhiệm vị trí lãnh đạo của ủy ban cơ sở hạ tầng huyện, chồng bà cũng thường xuyên nhận hối lộ. Sau khi bà học Pháp Luân Đại Pháp, bà hiểu rằng điều này không phù hợp với tiêu chuẩn của người tu luyện Đại Pháp, nên bà liền trao đổi với chồng về việc đó, và họ quyết dịnh đem trả lại hơn 100 nghìn tệ. Kể từ đó đến nay, hai vợ chồng bà Lương không bao giờ nhận hối lộ thêm một lần nào nữa.

Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, bà Lương thường có mâu thuẫn với nhà chồng bởi tính chất công việc của bà, và bà luôn giải quyết bằng cách đối đầu thay vì cân nhắc đến cảm thụ hoặc quan điểm của đối phương. Tu luyện Pháp Luân Công đã giúp bà giải khai được oán hận với nhà chồng. Bà tự yêu cầu bản thân chiểu theo lời giảng “Người luyện công các vị đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân) của Sư phụ Lý và đối đãi với họ bằng tâm từ bi. Dần dần, cách cư xử của bà đã có tác động cải biến gia đình bà, và hiện tại họ rất thuận hòa.

Hàn gắn gia đình rối ren của một sinh viên đại học

Cô Triệu Lệ, là người thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc, đã tốt nghiệp Đại học Trung Y Dược Bắc Kinh.

Sinh ra và lớn lên trong cảnh nghèo túng

Năm đó, khi cô Triệu mới được một tuổi, cha cô bị người khác hãm hại mà phải ngồi tù, khiến mẹ cô bị đả kích thần to lớn, bệnh cũ của bà tái phát và không thể chăm lo cho ba đứa con. Hai anh sinh đôi của cô Triệu được gửi đến sống với bà, còn cô Triệu bị chế giễu và ghẻ lạnh ở trường vì không có cha. Tuổi thơ của cô ngập tràn trong cô độc và thống khổ.

Năm cô 12 tuổi, cha cô mãn hạn tù, và trạng thái tinh thần của mẹ cô chuyển biến tốt lên trông thấy. Hai anh trai của cô cũng được cha đón về nhà. Cô không thể dễ dàng tiếp nhận cha, hay để các bạn học biết rằng cha cô vừa mới đi tù về vì sợ mất thể diện, nên cô không gọi một tiếng “cha” trước mặt người ngoài. Hơn nữa, sau nhiều năm xa cách, lối sống của năm người họ không thể hòa hợp và thường xuyên cãi cọ, không ai nhường ai, thậm chí còn động thủ. Mỗi lần đi học về cô thường lưỡng lự ở ngưỡng cửa, miễn cưỡng bước vào ngôi nhà của mình.

Để cải biến số kiếp bi khổ của mình, cô Triệu nhận thấy rằng học tập thật tốt là cơ hội duy nhất để cô có được một tương lai tốt đẹp hơn. Cô cần cù chịu khó học tập, và đổi lại cô đạt được thành tích học tập xuất sắc và trở thành tấm gương sáng về học tập. Nhưng trong nội tâm cô Triệu vẫn rất thống khổ: gia đình bần hàn, cuộc sống túng quẫn, mâu thuẫn trong nội bộ gia đình, khiến cô thường tự hỏi bản thân vì sao lại đến thế gian này? Con người vì sao mà thống khổ? Cô đã đọc một số sách Phật giáo và tin rằng con người có sinh tử luân hồi, thiện ác hữu báo, nhưng lại không biết làm sao mới có thể giải thoát, cô rất muốn tu hành, nhưng lại không biết đi đâu để bắt đầu việc đó.

Cha của cô Triệu, sau 11 năm khổ sở phía sau song sắt, sự bài xích của con cái cùng ma nạn của gia đình, cũng rất đau lòng, và buồn tủi. Theo lời ông nói, thì lục phủ ngũ tạng của ông không có chỗ nào ổn cả. Ông hiếm khi đi khám bác sỹ mỗi khi thân thể đau đớn bởi ông không có tiền chi trả. Đơn vị công tác đã sớm sa thải ông khi ông bị kết án tù, bởi vậy, để nuôi sống gia đình, chi trả học phí cho con cái, ông đã đạp xích lô để chuyên chở hàng hóa.

Người cha may mắn biết đến Pháp Luân Công, thân tâm kiện khang, buông bỏ thù hận

Thời điểm đó ở Đại Lục, khí công đang nở rộ. Vì để chữa bệnh, cha cô Triệu đã học rất nhiều loại khí công, nhưng thân thể của ông không có chút nào chuyển biến tốt lên. Sau đó, ông đã dùng khí công để chữa bệnh cho người khác, tinh lực tiêu hao khiến sức khỏe của ông ngày càng sa sút.

Năm 1997, ông tình cờ có được cuốn sách Chuyển Pháp Luân và Đại Viên Mãn Pháp cùng một băng ghi âm các bộ công pháp để luyện công. Sau khi đọc sách Chuyển Pháp Luân, ông rất cảm động vì thấy rằng pháp môn này rất chính, vì nghĩa vụ mà dạy công không thu tiền người học; rằng pháp môn này dạy người ta tu bản thân mình và cách thực hành nó; và rằng Pháp Luân Công giải đáp vô số câu hỏi về kiếp nhân sinh. Thông qua luyện công, sức khỏe của ông nhanh chóng khôi phục, và ông không cần uống thuốc nữa. Ông có thể tiếp tục lao động chân tay đến khi ông ngoài 60 tuổi.

Một hôm, khi ông ngồi tâm sự với cô Triệu, ông nói: “Mười một năm ngồi tù đã hủy hoại cuộc đời cha. Cha từng xem thường những người đã hãm hại và buộc tội cha, và cha đã lên kế hoạch trả thù. Nhưng hiện tại cha đã tu Đại Pháp, nên cha không làm như vậy. Cảm tạ Sư phụ, cảm tạ Đại Pháp. Nhiều người bị cầm tù cùng cha là những người phạm trọng tội, mặc dù họ đã được thả ra sớm hơn vì có biểu hiện tốt, nhưng họ vẫn tiếp tục làm điều xấu sau khi được thả. Cái gọi là ‘giáo lục lao động cải tạo’ kia không thể tác động được đến nhân tâm. Cha ước gì cha có thể gặp được Pháp Luân Công sớm hơn, thì cha sẽ không làm những chuyện mà cha đã làm kia nữa.” Cô Triệu cảm động và cảm thấy vô cùng may mắn khi cha cô không còn nuôi hận báo thù nữa, và cảm động Pháp Luân Công đã cứu vãn cha cô và gia đình.

Cô Triệu tu luyện Pháp Luân Công, thân tâm khỏe mạnh, lấy việc giúp người làm niềm vui

Chứng kiến những biến hóa cả thân lẫn tâm to lớn ở cha, cô Triệu vô cùng xúc động, và không khỏi thắc mắc rằng môn khí công nào đã có uy lực khiến cha cô biến hóa lớn đến như vậy. Sau khi đọc sách Chuyển Pháp Luân, cô Triệu nhận ra rằng Pháp Luân Công là Đại Pháp tu luyện cao đức thượng thừa của Phật gia, có thể dạy người ta làm người tốt, cuối cùng đạt đến cảnh giới cao thượng vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã.

Thông qua từng bước từng bước học luyện, cô minh bạch rằng sinh lão bệnh tử cùng hết thảy thống khổ của con người đều đến từ nghiệp tực của tự thân họ, con người có thể thông qua tu luyện mà bồi hoàn nợ nghiệp, đạt được thân thể khỏe mạnh, vô bệnh; cô còn minh bạch mục đích chân chính và ý nghĩa của kiếp nhân sinh là tu luyện và trở về chân ngã của mình. Cô càng kinh ngạc hơn, khi sách Chuyển Pháp Luân đã đem những điều huyền diệu của tu luyện mà được con người từ xưa đến nay cho là vô cùng thâm áo, dùng ngôn ngữ hiện đại vô cùng đơn giản, kết hợp với khoa học hiện đại và khoa học nhân thể hiện đại trình bày rất rõ ràng như vậy. Đồng thời, người ta có thể tu luyện Pháp Luân Công ngay trong cuộc sống thường hằng, trong xã hội hiện đại, có thể vừa công tác, vừa chăm lo cho gia đình, cuộc sống, vừa có thể đồng thời tu luyện, không cần xuất gia. Tâm cô trở lên rộng rãi sáng sủa và tràn đầy hy vọng.

Cô chiểu theo những yêu cầu của Đại Pháp, dần dần vứt bỏ các tâm chấp trước, như tính ngoan cố, tranh đấu và tật đố. Cô cũng cảm thấy thương hại, hổ thẹn và hối hận về những gì mình đã làm với gia đình trước kia. Cô chân thành xin lỗi các anh và mối quan hệ của họ trở nên vui vẻ thuận hòa. Cô rất ngạc nhiên khi chỉ một thời gian ngắn bản thân đã buông được tâm oán hận với cha mẹ và gia đình, và những người đã làm tổn thương cô khi còn nhỏ; thay vào đó cô có thể nguyện ý quan tâm, đồng cảm, và khoan dung với người khác.

Trước khi tu lyện, cô từng bị bệnh dạ dày và đau bụng kinh nghiêm trọng và thường phải rất chú ý tới đồ ăn thức uống của mình. Đồ ăn lạnh sẽ khiến dạ dày của cô đau đớn và tiêu chảy trong vài ngày. Đến kỳ kinh thì càng thống khổ hơn, cơn đau ở bụng thường vô cùng dữ dội, và nó ảnh hưởng nghiêm trọng với việc học ở đại học và sinh hoạt thường nhật của cô. Cô đã thử dùng mọi loại Trung dược, Tây dược, thảo dược, nhưng đều vô dụng. Thuận theo việc tu luyện Pháp Luân Công, mọi bệnh tật của cô đều biến mất, không thuốc mà khỏi, trong khi cô không hề hay biết.

Năm 1998, ở tuổi 18, cô Triệu thi đậu vào Đại học Trung Y Dược Bắc Kinh. Ở đó, tại khuôn viên các trường đại học ở Bắc Kinh và công viên đều có các điểm luyện công tập thể của Pháp Luân Công. Cô tham gia điểm luyện công ở khuôn viên trường. Mặc dù các học viên trong nhóm không biết nhau, nhưng họ đều chiểu theo những lời giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí để làm người tốt. Nếu ai đó cần hỗ trợ hay có khó khăn gì, người khác đều sẵn lòng giúp đỡ. Dần dần, tính cách khép kín và cô lập của cô Triệu thay đổi, cô trở nên cởi mở, ấm áp, tốt bụng và tràn ngập niềm vui.

Một hôm, cô cùng các bạn cùng phòng ký túc xá đi đến một hiệu sách ở xa để mua vài cuốn sách. Sau hai giờ ngồi xe buýt trở về trường, cô nhận ra nhân viên bán sách đã tính nhầm và trả thừa cho cô 10 tệ. Cô liền bắt xe buýt quay trở lại để trả cho người bán hàng số tiền đó.

Một lần khác, khi cô cùng các bạn trong ký túc xá đạp xe đi dã ngoại. Khi quay trở về trường, cô thấy có một chiếc bao đựng điện thoại di động treo ở ghi đông xe đạp của cô, trong đó có một chiếc điện thoại rất đẹp. Với cô Triệu, nhà nghèo lại chưa từng có một chiếc điện thoại di động, thì đây là quả là một cám dỗ lớn. Nhưng cô nhớ tới Pháp của Sư phụ giảng, rằng gặp việc gì cũng cần phải nghĩ cho người khác trước, và cô nghĩ rằng người bị mất điện thoại chắc hẳn đang rất lo lắng và sốt ruột muốn tìm lại nó.

Cô tìm thấy số điện thoại lưu là “nhà” trong chiếc điện thoại đó, và liền đến chỗ gọi điện thoại công cộng trong ký túc xá để gọi điện đến số máy này. Người mẹ của chủ nhân chiếc điện thoại đó bắt máy và bảo cô Triệu rằng con cô đã làm mất điện thoại trên đường về nhà. Cô Triệu đạp xe tới địa điểm nơi họ hẹn gặp mặt. Người mẹ đưa cho cô Triệu 100 tệ như là món quà cảm ơn, nhưng cô đã từ chối. Cô nói với người mẹ đó rằng các học viên Pháp Luân Công luôn nghĩ cho người khác, nên cô chỉ làm điều mà cô nên phải làm. Cả hai mẹ con họ đều rất cảm kích cô Triệu.

Pháp Luân Công thực sự cải biến cô Triệu, cha cô và gia đình cô. Không chỉ cải thiện sức khỏe, nhân sinh quan của họ cũng hoàn toàn thay đổi. Một gia đình đầy oán hận và mâu thuẫn đã biến thành một nơi tường hòa và an tĩnh. Pháp Luân Công đã thực sự ban phúc cho gia đình họ.

* * *

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là Đại Pháp tu luyện Phật gia thượng thừa, được Sư phụ Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng vào năm 1992, lấy đặc tính tối cao của Vũ trụ “Chân-Thiện-Nhẫn” làm nguyên tắc chỉ đạo người tu luyện, với năm bài công pháp giản đơn, đẹp mắt phụ trợ, có thể giúp người tu luyện chỉ trong một thời gian ngắn tâm thân tịnh hóa, đạo đức hồi thăng.

Theo thống kê của Chính phủ Trung Quốc, có khoảng 100 triệu người đang tu luyện Pháp Luân Công trước khi Trung Cộng đàn áp pháp môn tu luyện này năm 1999.

Trong gần 20 năm bị Trung Cộng bức hại mọi mặt, Pháp Luân Công không hề bị Trung Cộng xóa sổ, ngược lại, còn truyền rộng ở hơn 100 quốc gia và địa khu trên thế giới. Cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” đã được phiên dịch sang 39 thứ tiếng. Ngày nay, ở nhiều quốc gia và địa khu trên thế giới, đều có điểm luyện công của Pháp Luân Công, cũng có thể nhìn thấy các học viên luyện công tập thể, hoằng dương vẻ đẹp của Pháp Luân Công.

Xem tiếp Phần 6


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/11/14/376555.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/12/4/173503.html

Đăng ngày 31-01-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share