Bài viết của Trịnh Ngữ Yên, phóng viên Minh Huệ ở Đài Loan
[MINH HUỆ 21-12-2018] Bác sỹ của ông Hoàng Sỹ Khôn nói với vợ của người bệnh nhân này rằng: “Chị hãy khuyên chồng mình đừng đi nước ngoài nữa. Nếu ông ấy đi chuyến này, có thể chị sẽ không được gặp ông ấy nữa đâu.” Là một Tổng giám đốc của một công ty dệt may quốc tế ở Đài Loan, ông Hoàng có kế hoạch đi đến nhiều quốc gia khác để khảo sát đặt hai nhà máy mới. Thời điểm này là năm 2002, và khi đó ông 53 tuổi.
Trong khi sự nghiệp đang trên đà phát triển, thì sức khỏe của ông Hoàng lại rất kém và ngày càng sa sút. Ba mươi sáu năm bị dị ứng da mãn tính, các bệnh về dạ dày, khiến tình trạng sức khỏe của ông kiệt quệ nhất. Bác sỹ nói rằng ông có thể cần phải nghỉ hưu ngay lập tức, và ông chỉ có thể hồi phục được 70% sức khỏe.
Ông Hoàng vừa mới hoàn thành việc xây dựng một nhà máy mới ở Mexico. Ông bao quát toàn bộ từ việc khảo sát, đàm phán, ký kết hợp đồng, lên kế hoạch cho nhà máy, phát luật về thuế, kế toán, lao động, tuyển dụng, hải quan, phân phối, việc ăn ở của nhân viên nước ngoài và gia đình họ,…
Thêm hai nhà máy nữa được thiết lập ở Nicaragua năm 2002, và ở Lesotho, Châu Phi năm 2004. Bởi những công việc liên quan phức tạp nên cần ông phải có mặt trực tiếp để xử lý. Suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân với sự phát triển của công ty và lợi ích của nhân viên, ông quyết định thực hiện chuyến đi bất chấp rủi ro sức khỏe.
Ông nghĩ khí công có thể giúp ông phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, bác sỹ Trung y của ông khuyên không nên thử, và nói: “Luyện khí công có thể bổ sung cho kinh mạch của anh. Nhưng thân thể anh rất yếu để có thể nạp chúng vào, nên không thể luyện.”
Ông Hoàng băn khoăn: “Không lẽ mình đã hết cách rồi sao? Không lẽ mình phải tiếp nhận cái chết sắp đến ở tuổi 53?”
Khi ông Hoàng rời Đài Loan, ông gặp ông Lâm, một người hàng xóm. Ông biết rằng ông Lâm tu luyện Pháp Luân Công. Ông Hoàng đã từng thử luyện Pháp Luân Công năm 2001 vì hiếu kỳ khi biết thông tin về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Ông nghĩ rằng một môn tu luyện mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp thì hẳn phải là tốt. Tuy nhiên lúc đó ông không thấy có sự khác biệt nhiều về sức khỏe của thân thể nên đã ngừng luyện.
Tu luyện tâm tính và luyện công là then chốt
Ông Hoàng chia sẻ về những khó khăn của mình với ông Lâm, sau đó, ông Lâm nói rằng Pháp Luân Công là một môn tu luyện, yêu cầu người tu luyện phải tu tâm dưỡng tính, thêm vào đó là luyện các bài công pháp. Ông Lâm nói rằng đề cao tâm tính thực sự là điều then chốt.
Ông Hoàng nhận ra rằng ông từng chỉ luyện công và không thực sự chiểu theo các tiêu chuẩn về tâm tính. Ông đã có cuốn sách chính của Pháp Luân Công – sách Chuyển Pháp Luân.
Ông Hoàng tự vấn bản thân khi ông đọc sách Chuyển Pháp Luân: “Tại sao đến giờ mình mới biết đến cuốn sách này. Mình đã sống nửa đời người trong ngu muội. Cuốn sách này nói những vấn đề trọng đại nhất của sinh mệnh! Ông đọc xong toàn bộ cuốn sách trong hai ngày.
Ở Nicaragua, dù bận đến đâu, ông cũng hàng ngày luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công vào buổi sáng và học Pháp vào buổi tối. Chỉ sau vài tháng, ông có cải biến to lớn về sức khỏe. Chứng đau dạ dày của ông biến mất. Những nốt đồi mồi trên mặt ông cũng biến mất. Quan trọng hơn cả, là cuối cùng ông đã khỏi mọi căn bệnh kinh niên của mình.
https://www.minghui.org/mh/article_images/2018-12-19-taiwan-huangshikun_01–ss.jpg
Ông Hoàng Sỹ Khôn, tổng giám đốc của một công ty dệt may quốc tế nói: “Pháp Luân Công đã cứu tôi!”
https://www.minghui.org/mh/article_images/2018-12-19-taiwan-huangshikun_02–ss.jpg
Hai tấm ảnh so sánh diện mạo của ông Hoàng năm 2003 (trái) và năm 2009
Ông Hoàng trồng răng ở tuổi 64. Sau sáu tháng điều trị, bác sỹ nha khoa của ông nói: “Tôi chưa từng thấy ai ở tuổi này lại khỏe mạnh được như ông. Theo kinh nghiệm của tôi, việc điều trị của ông phải kéo dài chừng một đến hai năm. Những gì thể hiện ra cho thấy ông có sức mạnh hồi phục một cách mạnh mẽ. Ống tủy răng của ông có đường kính tương đương với ống tủy răng của một người 30 tuổi!”
Ông Hoàng nói: “Pháp Luân Công đã cứu tôi. Tôi tìm thấy ý nghĩa nhân sinh và trong thâm tâm tôi thấy rõ ràng mục đích sống của mình.”
Ông trở về sau hành trình tới Nicaragua. Hiện giờ ông đang giảng dạy về quản lý kinh doanh tại Đại học Feng Chia và mở một công ty sau khi nghỉ hưu ở công ty dệt may.
https://www.minghui.org/mh/article_images/2018-12-19-taiwan-huangshikun_03–ss.jpg
Ảnh ông Hoàng cùng khách hàng ở Lesotho, Châu Phi năm 2004
https://www.minghui.org/mh/article_images/2018-12-19-taiwan-huangshikun_04–ss.jpg
Ông Hoàng Sỹ Khôn giảng dạy tại Đại học Phùng Giáp và mở một công ty sau khi nghỉ hưu ở công ty dệt may.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/12/21/378693.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/12/24/173743.html
Đăng ngày 10-01-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.