Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 28-10-2018] Tiếp theo Phần 3
Mỗi học viên Pháp Luân Đại Pháp đều được thân tâm thụ ích từ môn tu luyện tự thân này, họ được hưởng lợi ích về sức khỏe, đồng thời nhân sinh quan thay đổi theo hướng tích cực. Họ là những người thiện lương và biết suy nghĩ cho người khác, gia đình thuận hòa, và toàn xã hội đều được thụ ích.
Sư phụ Lý Hồng Chí, Nhà sáng lập pháp môn đã giảng:
“Trong toàn bộ quá trình truyền Pháp, truyền công tôi có bổn ý là có trách nhiệm với xã hội, có trách nhiệm với học viên; hiệu quả thu được thật tốt, ảnh hưởng đến toàn xã hội cũng rất tốt.” (Chuyển Pháp Luân)
Dưới đây là một số câu chuyện về những người mà cuộc sống của họ đã cải biến tốt lên sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Chúng tôi hy vọng những câu chuyện này sẽ giúp người đọc chân chính liễu giải Pháp Luân Đại Pháp, và càng hy vọng quý vị có thể được thân tâm thụ ích từ Đại Pháp giống như các nhân vật chính trong câu chuyện.
Chuyên gia dầu khí không nhận tiền bất chính
Bà Lý Xuân Anh, nguyên là kỹ sư cao cấp, công chức của Viện Nghiên cứu Khoa học thuộc Cục Đường ống Dầu khí Trung Quốc. Với trình độ chuyên môn kỹ thuật của mình, bà trở thành cán bộ cốt cán phụ trách một số dự án và nhận được nhiều khen thưởng cho thành tích lao động của mình.
Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, bà Lý mắc nhiều bệnh như phong thấp nặng, bệnh tim, bệnh thận, dạ dày, và đau nhức thần kinh, v.v. Bà đã thăm khám nhiều bác sỹ, tiêu tốn cả gia tài, nhưng vẫn không trị khỏi bệnh. Thân thể và tinh thần đều bị đày đọa khiến bà khổ không thể tả.
Tháng 12 năm 1997, bà Lý bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, chỉ sau một thời gian ngắn mọi bệnh tật của bà đều tiêu mất. Trong suốt 21 năm qua, bà không còn phải dùng đến dù chỉ một viên thuốc. Bà chân chính thể hội được công hiệu trị bệnh khỏe người của Pháp Luân Công.
Không chỉ thân thể nhanh chóng phục hồi khỏe mạnh, sau khi tu luyện, tiêu chuẩn đạo đức của bà Lý cũng nhanh chóng được đề cao, bà luôn chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công để yêu cầu bản thân.
Thời điểm đó, những dự án mà bà phụ trách có thể có kinh phí lên tới mấy trăm nghìn tệ, trong đó chủ yếu là chi phí công trình, thiết bị, phần mềm phát triển. Nhiều người sẽ xem đây là công việc béo bở để trục lợi cá nhân, có thể hưởng lợi từ chênh lệch giá khi mua sắm thiết bị, hay chỉ tính riêng công trình phí, tiền hoa hồng mà đối tác chủ động chia lại, thì cũng đã là một khoản hời vô cùng lớn.
Tuy nhiên, là một người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, bà Lý nghiêm khắc yêu cầu bản thân chiểu theo lời giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí để làm người tốt, không tham ô hủ bại, không nhận hết thảy hoa hồng của đối tác, không nhận bất cứ thứ gì không phải là tự mình lao động chính đáng mà có. Điều này đã khiến đối tác của bà vô cùng kính phục và cảm động. Sau khi hoàn thành công trình, đối tác đã nói về việc bà Lý không nhận một phân tiền hoa hồng với viện trưởng của Viện Nghiên cứu Khoa học, viện trưởng vô cùng cảm khái vì điều này hiếm gặp ở xã hội Trung Quốc hiện nay.
Năm 1998, bà Lý được đồng nghiệp và lãnh đạo viện khen ngợi và bình bầu là “nhân viên gương mẫu”.
Vợ chồng ủy viên chính trị cao cấp trải nghiệm huyền năng của Pháp Luân Công
Bà Lý Diễm là ủy viên chính trị cao cấp đã nghỉ hưu ở thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc. Trước khi bước sang tuổi 40, bà đã mắc rất nhiều bệnh, trong đó khiến bà thống khổ nhất là hai căn bệnh, một là tổn thương dây thanh quản, một là nhiễm trùng đường tiết liệu. Theo các bác sỹ, căn bệnh thứ nhất có thể dẫn tới ung thư, nên bà cần phải nhập viện điều trị. Bệnh thứ hai thì đi đâu cũng cần mang theo thuốc, phải uống ngay lập tức khi có triệu chứng.
Bệnh tật đã là một phần cuộc sống của bà trong hơn 10 năm cho tới khi bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào cuối năm 1997. Bà luyện công và nghiêm khắc yêu cầu bản thân sống theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn, chưa đầy nửa năm, mọi bệnh tật của bà đều đã không thuốc mà khỏi. Bà thực sự trải nghiệm được hạnh phúc của một người có thân thể vô bệnh.
Chồng bà, ông Trần Kế Toàn, công tác tại viện thiết kế. Ông bị huyết áp cao, tiểu đường, thoát vị đĩa đệm, và bệnh Alzheimer trong nhiều năm. Mỗi năm ông nhập viện hai đến ba lần, và điều này đã không còn gì là lạ với đồng nghiệp và lãnh đạo đơn vị công tác của ông.
Chứng kiến thấy vợ mình học Pháp Luân Công thân thể biến hóa vô cùng to lớn, ông Trần cảm thán rằng Pháp Luân Công quá thần kỳ, nói rằng Sư phụ của Đại Pháp thật có bản sự, không thấy mặt bệnh nhân, không chẩn đoán bệnh tình, cũng không cần tiêm hay thuốc men gì, chỉ đọc sách “Chuyển Pháp Luân” mà có thể khỏi bệnh. Bởi vậy, ông cũng quyết định luyện Pháp Luân Công.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi bắt đầu học công, thân thể ông Trần đã được tịnh hóa. Ông thấy có mủ và máu trong phân. Tuy nhiên, không những không thấy đau đớn, mà ông còn cảm thấy tinh thần rất tốt, toàn thân khoan khoái. Điều này đã thuyết phục ông rằng những biểu hiện của quá trình tịnh hóa thân thể quả thực giống như những gì được miêu tả trong sách của Pháp Luân Công.
Để chứng thực những biến hóa trên thân thể, ông Trần đến bệnh viện kiểm tra, kết quả cho thấy huyết áp và lượng đường huyết của ông gần như bình thường. Điều này đã khiến bác sỹ của ông vô cùng chấn động và cũng quan tâm tới Pháp Luân Công. Chứng kiến những biến hóa vô cùng to lớn trên thân thể vợ chồng ông Trần và bà Lý, thân bằng hảo hữu của hai người rất ấn tượng, và đều nói rằng Pháp Luân Đại Pháp quá tuyệt vời, đồng thời, các con họ cũng rất ủng hộ cha mẹ tu luyện.
Phó cục trưởng Cục Quản lý Thủy lợi luôn đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích của bản thân mình
Ông Vương Chính Lễ, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Thủy lợi Huyện Tung Minh ở tỉnh Vân Nam. Bởi kỹ thuật chuyên môn giỏi, nên ông Vương đã được các cơ quan thủy lợi cấp tỉnh và quốc gia trao tặng nhiều bằng khen để vinh danh.
Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, ông Vương từng mắc rất nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh cao huyết áp, thường bị ngất xỉu và bất tỉnh. Lúc này tại đơn vị công tác của ông có rất nhiều đồng nghiệp tu luyện Pháp Luân Công, mọi người đều nói đây là công pháp tốt, trị bệnh khỏe người hữu hiệu. Theo lời khuyên từ nhiều đồng nghiệp, ông tham gia cùng họ luyện Pháp Luân Công. Kết quả là sau một tuần luyện công, mọi bệnh tật của ông đều khỏi, ông khỏe mạnh trở lại. Trước kia ông gặp khó khăn khi đi lên cầu thang, nhưng giờ đây ông đã có thể đi lên dễ dàng trong khi xách theo thùng nước nặng.
Ông Vương biết rằng Pháp Luân Công dạy người ta trở thành một người tốt, đề cao đạo đức của con người, điều này giúp ông thấy được hy vọng và mục tiêu của kiếp nhân sinh. Pháp lý của Pháp Luân Công thực sự giúp ông đề cao đạo đức của mình. Lúc đó, những người có chức vụ tương đương ông thường nhận hối lộ hoặc lợi dụng vị trí công tác để trục lợi cá nhân. Ông Vương luôn xem mình là một học viên Pháp Luân Công, ông từ chối nhận hối lộ. Đạo đức nghề nghiệp của ông được đồng nghiệp và lãnh đạo ghi nhận, hầu như hàng năm ông đều được bình bầu là lao động tiên tiến.
Công nhân đường sắt đứng lên được sau 23 năm tàn tật
Bà Tống Xuân Viện là công nhân đường sắt về hưu ở tỉnh Hắc Long Giang. Bà bị tàn tật sau một tai nạn nghiêm trọng xảy ra 43 năm trước. Vào ngày 16 tháng 7 năm 1975, khi bà Tống 19 tuổi, bà cùng với các công nhân khác đi trên chiếc xe cơ giới. Bởi trời mưa nên tầm nhìn bị hạn chế, chiếc xe đã đâm vào đoàn tàu đang chạy, khiến 12 người tử vong. Bà Tống bị thương nặng và rơi vào hôn mê. Đến bệnh viện kiểm tra thì phát hiện khắp thân thể đều bị trọng thương, chấn thương cột sống, rối loạn chức năng khớp, và cả hai quả thận của bà đều gặp vấn đề nghiêm trọng.
Kể từ đó, bà Tống tới nhiều bệnh viện để điều trị, thậm chí đã tới Thượng Hải điều trị trong sáu năm. Bà trải qua vài ca đại phẫu và tiêu tốn 100.000 tệ điều trị y tế. Vài chục năm chữa trị, bệnh thận của bà vẫn không chút tiến triển, tạo thành gánh nặng tài chính to lớn lên gia đình và đơn vị công tác của bà.
Năm 1992, đơn vị công tác dừng chi trả tiền thuốc men, bà Tống buộc phải rời bệnh viện trở về nhà. Bà bị tàn tật, nằm liệt giường, và gia đình bà phải chăm sóc cho bà. Bà luôn phải mang nẹp kim loại dày ở phần eo thậm chí là cả trong những ngày hè nóng lực. Ngồi dậy thì phải vịn, nếu không bà sẽ đau đớn không chịu nổi. Do chức năng bài độc của thận giảm, nên bà không thể dùng thuốc. Đau đớn bệnh tật, cuộc sống vô vọng cũng đẩy gia đình bà vào cảnh thống khổ, khiến bà cảm thấy sống không bằng chết.
Năm 1998, qua lời giới thiệu của bạn bè, bà Tống bước vào tu luyện Pháp Luân Công. Một tháng sau, bà không còn cần đến nẹp – từng là một vật bất ly thân của bà nữa. Những bệnh trước đây như bệnh tim, phụ khoa… bao gồm cả bệnh do tai nạn giao thông gây ra cũng đã biến mất.
Bà Tống luôn xem mình là một người tu luyện và tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, giúp cuộc sống hàng ngày của bà hạnh phúc và phong phú hơn. Tâm tính của bà cải biến tốt lên đáng kể. Không chỉ vậy, bà thường tình nguyện dọn dẹp hành lang và cầu thang của tòa nhà. Những người biết bà đều ngạc nhiên khi thấy bà hoạt động trở lại sau 23 năm tàn tật.
Doanh nhân khỏi ung thư ruột kết
Bà Vương Ngọc Phương, 55 tuổi, là cư dân thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang.
Năm 1998, khi tới thành phố Cáp Nhĩ Tân để mua hàng cho việc kinh doanh phục trang của mình, bỗng nhiên phần bụng bên trái của bà đau dữ dội. Bác sỹ chẩn đoán bà bị ung thư ruột kết.
Hoàn cảnh của bà Vương rất khốn khổ. Chồng bà đã qua đời và lúc ấy con bà mới lên bốn. Bà Vương đã tới thăm khám nhiều bác sỹ và điều trị Đông y, Tây y, và thử tập vài môn khí công. Nhưng tất cả đều không tác dụng, khiến bà và con nhỏ sống trong nước mắt.
Đầu tháng 12 năm 2998, dì của bà Vương đã giới thiệu Pháp Luân Công với bà. Bà bắt đầu đọc sách “Chuyển Pháp Luân”, cuốn sách chính của Pháp Luân Công. Sau khi đọc xong cuốn sách, kiểm tra sức khỏe cho thấy bệnh ung thư ruột kết của bà không thuốc mà đã khỏi. Bà rất hạnh phúc vì bà không còn sợ rằng con trai của mình có thể sẽ trở thành cô nhi nữa.
Sau khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu năm 1999, bà Vương bị bắt giữ nhiều lần, bị kết án lao động cưỡng bức và cầm tù. Năm 2003, khi ở trong Nhà tù Giai Mộc Tư, bà Vương bị cưỡng chế tiêm thuốc không rõ nguồn gốc khiến bà bị liệt và mất trí nhớ.
Sau khi được trả tự do về nhà, bà Vương khôi phục tu luyện Pháp Luân Công và sức khỏe của bà phục hồi nhanh chóng. Họ hàng của bà lại một lần nữa chứng kiến sự thần kỳ của Pháp Luân Đại Pháp triển hiện trên thân thể bà và họ vô cùng cảm tạ Pháp Luân Công.
* * *
Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là Đại Pháp tu luyện Phật gia thượng thừa, được Sư phụ Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng vào năm 1992, lấy đặc tính tối cao của Vũ trụ “Chân-Thiện-Nhẫn” làm nguyên tắc chỉ đạo người tu luyện, với năm bài công pháp giản đơn, đẹp mắt phụ trợ, có thể giúp người tu luyện chỉ trong một thời gian ngắn tâm thân tịnh hóa, đạo đức hồi thăng.
Theo thống kê của Chính phủ Trung Quốc, có khoảng 100 triệu người đang tu luyện Pháp Luân Công trước khi Trung Cộng đàn áp pháp môn tu luyện này năm 1999.
Trong gần 20 năm bị Trung Cộng bức hại mọi mặt, Pháp Luân Công không hề bị Trung Cộng xóa sổ, ngược lại, còn truyền rộng ở hơn 100 quốc gia và địa khu trên thế giới. Cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” đã được phiên dịch sang 39 thứ tiếng. Ngày nay, ở nhiều quốc gia và địa khu trên thế giới, đều có điểm luyện công của Pháp Luân Công, cũng có thể nhìn thấy các học viên luyện công tập thể, hoằng dương vẻ đẹp của Pháp Luân Công.
(Còn nữa)
Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2018/10/28/376326.html
Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2018/11/3/173114.html
Đăng ngày 24-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.