Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở New York

[MINH HUỆ 03-10-2018]

Con xin kính chào Sư phụ tôn kính!
Xin chào các bạn đồng tu.

Tôi đến từ Anh Quốc nhưng hiện tại tôi đang công tác trong lĩnh vực truyền thông tại New York.

Trở thành một đệ tử Đại Pháp

Tôi tình cờ biết đến Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2011 ở Anh quốc khi đang tìm kiếm thông tin trên mạng internet. Suốt 20 năm trước đó, tôi rất thích tọa thiền và luôn mong muốn tìm kiếm một thứ gì đó mới mẻ. Khi gặp được Đại Pháp, tôi lập tức cảm thấy Pháp Luân Đại Pháp rất khác với những gì tôi đã từng thực hành trước đây.

Không lâu sau, tôi chuyển đến sống ở Tây Ban Nha. Lúc đó, tôi chỉ thỉnh thoảng luyện công, nhưng tôi đã tự cho rằng mình đang bước đi trên con đường tín ngưỡng tinh thần. Tuy nhiên, trên thực tế tôi giống như một con bạch tuộc, cùng một lúc đem chân đặt trên nhiều chiếc thuyền.

Ở Tây Ban Nha, tôi làm quen với một thân sỹ lớn tuổi. Thỉnh thoảng, chúng tôi gặp nhau và thảo luận về chủ đề tâm linh hay về thời cuộc thế giới. Một lần khi đang nói chuyện với tôi về chuẩn tắc làm người của mình, ông bỗng hỏi: “Anh có Sư phụ không?” Ông nói thêm rằng nếu tôi muốn thăng hoa thì tôi cần phải có một Sư phụ chỉ đạo. Điều ông nói chạm đến tâm can của tôi và khiến tôi suy nghĩ trong suốt thời gian ở Tây Ban Nha.

Sau đó, tôi trở lại Anh quốc và bắt đầu làm việc tại Luân Đôn. Không lâu sau, vào đầu tháng 5 năm 2013, một tuần trước sinh nhật của Sư phụ, tôi tình cờ gặp một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Anh ấy đã giúp tôi sửa lại các động tác luyện công và giới thiệu cuốn “Chuyển Pháp Luân” cho tôi.

Ngay lập tức, nội tâm tôi cảm thấy vô cùng chấn động. Mọi lý niệm được giảng trong sách đều vô cùng quen thuộc đối với tôi. Khoảnh khắc ấy giống như tiếng chuông đồng hồ báo thức vang lên trong thân thể, dường mọi thứ tôi làm trước đây đều là để trải thảm cho thời khắc này. Tôi vẫn còn nhớ những chia sẻ giữa tôi và người học viên tôi gặp lúc đó, và cảm xúc khi tôi đọc mục “Tu luyện phải chuyên nhất”. Lúc đầu, tôi có chút lo lắng, trong tâm cảm thấy mâu thuẫn với những quan niệm hậu thiên, và luôn tự hỏi liệu thứ tốt như thế này có thực sự tồn tại?

Vài năm trước đó, thông qua một người bạn, tôi đã gặp một vị đại sư của Thiếu Lâm tự. Sau khi được giới thiệu ngắn gọn về công phu Thiếu Lâm, chúng tôi đã hình thành một mối quan hệ cảm ứng tâm linh, và thỉnh thoảng tôi vẫn liên lạc với ông ấy. Khi tôi đang do dự không biết có tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hay không, thì một buổi tối ông đến tìm tôi trong lúc tôi đang ngồi thiền, và nói với tôi: “Đây là con đường mà anh cần bước đi! Anh nhất định phải làm vậy!” Vì vậy, tôi đã quyết định bước một bước dài và trở thành một đệ tử Đại Pháp.

Sau đó, tôi nhanh chóng tham gia vào các hoạt động của Đại Pháp. Tháng 5 năm kế tiếp, tôi được tham dự Pháp hội ở New York lần đầu. Trước đó không lâu, tôi đã bắt đầu chú ý đến tin tức về New York, đặc biệt là trên báo chí và truyền hình.

Khi ấy, tôi và một đồng tu đang chuẩn bị cho chuyến đi Ấn Độ vào tháng Giêng. Nhưng một hôm, trong lúc ngồi đả tọa, tôi bỗng nghe thấy một giọng nói vang lên: “Không phải đi Ấn Độ, đi New York.” Vài tháng sau, tôi nhận được một bức thư điện tử từ New York thông tin về đợt đào tạo các vị trí làm việc cho Thời báo Đại Kỷ Nguyên. Vì vậy, tháng 1 năm 2015, tôi đã đến New York.

Đối mặt với nỗi đau mất người thân

Tháng 10 năm 2017, bà tôi – người mà tôi luôn gần gũi đã qua đời. Từ khi trở thành một đệ tử Đại Pháp, đây là lần đầu tiên tôi phải đối mặt với nỗi đau mất đi một người thân. Lần cuối cùng tôi gặp bà là trước khi tôi rời đến New York năm 2015. Lúc ấy, tôi biết rõ đó sẽ là lần cuối cùng tôi được gặp bà. Tuy nhiên, khi nghe tin bà qua đời, tôi vẫn cảm thấy chấn động trong tâm. Một người thân đã liên lạc với tôi và báo rằng bà đang nằm viện trong tình trạng nguy kịch, nhưng chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ, tôi đã nhận được tin bà đã qua đời. Lúc ấy, tôi đang ngồi trên xe buýt và học Pháp. Lúc nhận được tin cũng là lúc tôi đang đọc mục “Đề cao tâm tính” của Bài giảng thứ tư.

Sư phụ giảng:

“Tu luyện cần phải tu luyện trong ma nạn, [để] xem [đối với] thất tình lục dục chư vị có thể dứt bỏ hay không, có thể coi nhẹ hay không. Chư vị chấp trước chính vào những thứ ấy, thì chư vị không tu xuất lai được. Bất kể sự việc gì cũng có quan hệ nhân duyên; vì sao người ta có thể làm người? Chính là vì người ta có ‘tình’; người ta vì cái ‘tình’ này mà sống; tình cảm thân quyến, tình cảm nam nữ, tình cảm với cha mẹ, cảm tình, tình bè bạn, thực thi công việc cũng có tình, ở đâu cũng không tách khỏi cái ‘tình’ ấy; muốn làm hay không, cao hứng hay không, yêu và ghét, hết thảy mọi thứ trong toàn bộ xã hội nhân loại đều từ cái ‘tình’ ấy mà ra. Nếu ‘tình’ kia chẳng đoạn, thì chư vị không thể tu luyện được. Người ta nếu nhảy ra khỏi cái ‘tình’ này, thì không ai động đến chư vị được, tâm người thường không động đến chư vị được; thay vào đó là ‘từ bi’, vốn là điều cao thượng hơn. Tất nhiên đoạn dứt điều ấy ngay lập tức không dễ dàng gì; tu luyện là quá trình lâu dài, là quá trình lần lần vứt bỏ các tâm chấp trước của bản thân; nhưng chư vị cần phải tự mình đặt yêu cầu nghiêm khắc cho mình.” (Chuyển Pháp Luân)

Đoạn Pháp này thực sự đã điểm hóa tôi. Tôi nhận thấy đây là một khảo nghiệm, và tôi không thể bị dao động bởi hết thảy những chuyện này. Lúc ấy, tôi nghĩ: “Làm sao mình có thể để cho tình thân quyến ảnh hưởng đến việc học Pháp vốn vô cùng thần thánh như vậy?” Do vậy, tôi đã cố gắng khắc chế tâm tình của mình cho đến khi học Pháp xong.

Sau đó linh hồn của bà tôi đã xuất hiện bên cạnh tôi và nói với tôi rằng bà đang ở cùng ông, người đã qua đời cách đây 15 năm, và bà rất vui vì tôi đã tìm được con đường của mình, ám chỉ rằng tôi đang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Hai tuần trôi qua, ngày tang lễ của bà tôi đã được định đoạt. Tôi liền sắp xếp thời gian để bay về dự tang lễ của bà và giữ liên lạc với gia đình trong suốt thời gian này. Trước đó, tôi đã đặt vé máy bay về Anh để thăm gia gia đình vào dịp Lễ Giáng Sinh. Điều ấy có nghĩa là tôi sẽ bay về Anh hai lần.

Đã hai năm rồi tôi chưa trở về nhà, vì vậy từ sau khi tôi bắt đầu tu luyện, đây sẽ là quãng thời gian dài nhất tôi ở cùng gia đình, nhưng cũng là thời gian lâu nhất tôi phải xa rời môi trường tu luyện. Tôi có chút lo lắng, một vài suy nghĩ bắt đầu xuất hiện trong đầu tôi: “Mình sẽ tu luyện như thế nào? Liệu mình có thể làm tốt ba việc, đồng thời làm tốt vai trò của một thành viên trong gia đình? Người nhà của mình sẽ đối đãi với mình như thế nào với tư cách là một người tu luyện?” Những băn khoăn ấy xuất hiện bởi lẽ tôi đã không còn là con người của hai năm trước kia mà họ biết.

Lúc ngoài 20 tuổi, tôi thường tiêu tốn phần lớn thời gian của mình vào các loại sinh hoạt cuồng dã như hút thuốc và uống rượu, hơn nữa hành vi của tôi khi ấy khá lỗ mãng. Vì vậy, tôi không bao giờ dám trực diện đối mặt với gia đình, và thỉnh thoảng chúng tôi còn phát sinh mâu thuẫn. Khi mới tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi rất thận trọng trong việc giảng chân tướng cho người nhà, tôi sợ rằng mình sẽ sinh tâm hoan hỉ, cho nên tôi đã luôn khắc chế bản thân. Sau khi rời đến New York, tôi luôn tự hỏi liệu mình đã cố gắng giảng chân tướng đầy đủ cho người nhà hay chưa.

Một ngày trước khi bay về Anh quốc, tôi đọc đến một đoạn Pháp:

“Tôi vẫn luôn giảng, rằng dù chỉ tu luyện một thời gian rất ngắn, [thì] đệ tử Đại Pháp cũng cách xa người thường rồi, nhận thức vấn đề của chư vị đã không như người thường, tuyệt đối không giống! Sự khác biệt ấy là do chư vị thăng hoa từng chút từng chút, bản thân chư vị không cảm giác thấy, nhưng đối với người thường mà giảng, nghe chư vị nói chuyện, họ đã cảm thấy chư vị khác họ rồi. Thật sự là như thế! Tại sao người ta hễ tu luyện, chư vị về nhà nói chuyện, người nhà chư vị đều cảm thấy chư vị sao mà khác? Đây là điều thường gặp đúng không? Là khác rồi!” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016)

Trở về Anh, cuộc sống của tôi nhanh chóng đi vào nề nếp. Tôi thức dậy sớm vào lúc 4 giờ sáng để phát chính niệm, luyện công, và học Pháp, tôi có thể dành cả ngày còn lại cho gia đình. Mọi việc diễn ra rất suôn sẻ. Trong tuần tang lễ của bà, tôi học Pháp vô cùng nhập tâm, từng đoạn Pháp không ngừng triển hiện ra trước mắt tôi, như thể tôi mới đọc cuốn “Chuyển Pháp Luân” lần đầu tiên vậy. Vào ngày tang lễ, tôi đọc đến Bài giảng thứ hai. Lúc này, mỗi đoạn Pháp đều triển hiện ra một tầng nội hàm mới.

Sư phụ giảng:

“Chúng tôi từ cao tầng mà nhìn, thấy [khi] con người chết rồi, [nhưng] nguyên thần bất diệt. Nguyên thần bất diệt là sao? Chúng tôi thấy rằng sau khi người ta chết, [thì xác] người ở chốn an nghỉ kia, chẳng qua chỉ là các tế bào của thân người trong không gian này của chúng ta mà thôi. Các tổ chức tế bào của nội tạng và bên trong thân thể, toàn bộ thân người, và từng tế bào tại không gian này đều thoát rơi ra; còn thân thể tại các không gian khác như phân tử, proton, điện tử, cho đến các vật chất vi lạp thành phần nhỏ hơn thì không chết; chúng vẫn ở trong các không gian khác, [chúng] vẫn tồn tại trong các không gian vi quan.” (Chuyển Pháp Luân)

Ngày hôm đó, tôi có dịp nói chuyện với các thành viên trong gia đình mà đã lâu tôi không có dịp hàn huyên. Thậm chí tôi còn nhớ rõ câu chuyện tôi đã chia sẻ với anh rể về nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp. Ánh mắt của anh sáng lên khi nghe tôi nói về Đại Pháp.

Thông qua kinh nghiệm lần này, tôi phát hiện rằng tôi đã có thể xử lý mọi việc một cách lý tính hơn, và cũng có thể từ góc độ của người tu luyện mà suy sét vấn đề. Tôi cũng cảm nhận rằng quan niệm mà chúng ta hình thành trước đây đôi lúc có thể trở nên rất mạnh mẽ.

Một tháng sau, tôi bay về Anh một lần nữa vào dịp Giáng sinh. Lần này, điều khiến tôi lo lắng trước đây đã không còn tồn tại. Sinh hoạt của tôi nhanh chóng vào nếp, ngoại trừ một số khảo nghiệm nhỏ, mọi thứ đều diễn ra rất thuận lợi.

Năm trước đó, cha mẹ tôi đã đến Mỹ quốc để thăm tôi. Tôi đã giới thiệu họ với các đồng tu ở địa phương, và họ rất cảm động. Họ còn ủng hộ tôi tham gia một buổi lễ diễu hành của Đại Pháp. Mẹ tôi thậm chí còn muốn học Pháp Luân Đại Pháp, mặc dù trước đây tôi đã từng khuyến khích bà nhiều lần nhưng đều thất bại. Tuy nhiên, tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện rằng mẹ vẫn luyện công hàng tuần và vẫn đang đọc sách “Chuyển Pháp Luân”.

Trong thời gian này, Thần Vận đang được quảng bá rộng rãi. Tôi cũng tham gia vào hạng mục phân phát tờ quảng cáo Thần Vận ở bên ngoài các nhà hát chính ở Luân Đôn. Mọi việc được phối hợp tốt đến mức một trong những quản lý nhà hát đã nói rằng chúng tôi xứng đáng được thưởng “huy chương” cho những cố gắng của mình. Mặc dù trong nhiều năm liên tiếp, việc tìm kiếm một chỗ diễn cho Thần Vận ở Luân Đôn gặp nhiều khó khăn, nhưng năm nay cả 10 buổi diễn đều cháy vé. Tôi cũng mua vé tặng cha mẹ tôi. Sau khi xem xong, họ nói họ rất yêu thích chương trình.

Buổi tối trước khi tôi bay trở lại New York, gia đình tôi nói rằng họ rất vui khi có tôi ở bên, họ cũng hy vọng tôi sẽ quay về Anh quốc. Đó là một buổi chia tay đầy quyến luyến. Khi tôi rời đi, cảm xúc ấy vẫn quấn lấy nội tâm tôi. Tôi còn nhớ một cảm giác vô cùng kỳ lạ khi tôi đang ngồi trên máy bay gặm nhấm nỗi buồn: tại một thời khắc khi bay qua Đại Tây Dương, có thứ gì đó đột nhiên tiến nhập vào đầu tôi khiến cho cảm giác bi thương của tôi lập tức biến mất. Sau đó, tôi chợt nhớ ra lý do tôi đến New York là để trợ Sư chính Pháp và cứu độ chúng sinh.

Đối mặt với những suy nghĩ tiêu cực

Gần đây tôi bắt đầu có nhận thức về việc đối mặt với những suy nghĩ tiêu cực. Chúng luôn hiện hữu ở xung quanh chúng ta, yêu cầu chúng ta phải một mực bảo trì chính niệm. Mỗi khi chúng ta gặp tình huống phức tạp hoặc sự việc không như mong đợi, tôi hiểu rằng tất cả đều là Sư phụ an bài để trợ giúp chúng ta đề cao. Khi buông bỏ chấp trước, chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn và nhìn được rõ hơn bức tranh toàn cảnh.

Mỗi khi những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện trong tư tưởng, tôi lại tự hỏi bản thân chúng từ đâu tới. Tôi nhớ rõ, một lần, khi tôi đang ngồi đả tọa, tư tưởng của tôi rất tĩnh, bỗng nhiên những suy nghĩ tiêu cực bắt đầu ùa tới chiếm cứ lấy tâm trí tôi. Sau đó, tôi tự hỏi những suy nghĩ này từ đâu đến. Dường như chúng đều là không có nguồn gốc. Nhưng khi chúng tiến nhập vào tư tưởng của tôi, trong nháy mắt tôi đã bắt được chúng. Chúng giống như được thứ gì đó khác gieo vào và cố tình hướng về phía tôi để kiểm tra phản ứng của tôi. Sau đó, tôi ngộ ra rằng tất cả những suy nghĩ tiêu cực mà chúng ta có đều không phải của chúng ta.

Sư phụ giảng:

“ […] nếu thực sự có thể nghe được một số âm thanh, hoặc là trong đầu óc có một vài tín tức, có một vài niệm đầu can nhiễu chư vị, chư vị phải bài trừ nó, mạnh mẽ đến mức chư vị cứ coi nó là người thứ ba, là tư tưởng của người khác, không quan hệ với chư vị. Vì sao tôi phải bảo chư vị làm như vậy? Bởi vì là thứ của chư vị thì nó phải nghe theo sự chỉ huy của chư vị. Cánh tay của chư vị, chân của chư vị, ngón tay của chư vị, miệng của chư vị chư vị bảo nó động thế nào thì nó động thế nấy. Vì sao? Bởi vì nó là của chư vị. Khi tư tưởng của chư vị phải nhập định, cái tư tưởng không tĩnh lại được đó, chư vị càng bảo nó tĩnh lại, nó lại càng không tĩnh, nó là chư vị chăng? Chư vị có thể thừa nhận nó là chư vị không? Nó là quan niệm mà chư vị hình thành hậu thiên và nghiệp lực. Cho nên chư vị cứ coi nó là người thứ ba. (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu)

Tôi phát hiện rằng tất cả chúng ta đều là những tế bào của cùng một thân thể. Xét trên phương diện thành tựu, mỗi chúng ta chỉ là một tế bào riêng biệt. Còn xét theo khía cạnh chỉnh thể, tất cả chúng ta khi phối hợp lại có thể tạo thành một cỗ máy có năng lực vô song. Nhưng nếu một trong những tế bào này sinh ra thù địch với các tế bào khác, thì trong cơ thể cũng hình thành một khối u ác tính.

Vì vậy, chúng ta phải không ngừng hướng nội tìm, trong mâu thuẫn cần nhận thức rằng những chấp trước chúng ta nhìn thấy ở người khác cũng chính là những chấp trước mà chúng ta còn tồn tại. Ngoài ra, chúng ta cần tuyệt đối tín Sư tín Pháp và nhận thức rằng mọi điều xảy ra đều không hề ngẫu nhiên, tất cả đều có an bài.

Sư phụ giảng:

“Tôi thường nói với mọi người một tình huống như thế này, chính là khi hai người phát sinh mâu thuẫn, đôi bên tự tìm nguyên nhân xem: Chỗ tôi có vấn đề gì? Bản thân hãy thử tìm xem bản thân mình có vấn đề gì. Nếu người thứ ba nhìn thấy mâu thuẫn giữa hai người họ, thì tôi nói rằng người thứ ba cũng đều không phải là ngẫu nhiên để chư vị nhìn thấy, ngay cả chư vị cũng cần phải nghĩ xem: Vì sao để tôi nhìn thấy mâu thuẫn giữa họ? Có phải bản thân tôi còn có chỗ thiếu sót không?” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc [1999])

“Tu luyện như thuở đầu”

Một lần, tôi đang ngồi đả tọa thì Pháp của Sư phụ bỗng hiện lên trong tư tưởng: “Tu luyện như thuở đầu” (Giảng Pháp ở Pháp hội tại Vùng đô thị New York năm 2013)

Vài ngày sau đó, tôi luôn nghĩ về đoạn Pháp này và tự hỏi: “Tu luyện như thuở đầu” thực ra là có nghĩa gì?

Một buổi sáng khi ngồi đả tọa, đoạn Pháp này lại xuất hiện trong tâm trí tôi một lần nữa. Khi đang băn khoăn về điều này, thì đột nhiên tôi nhìn thấy một cảnh tượng:

Tôi cùng Sư phụ hạ thế xuống Tam Giới để trợ Sư chính Pháp và cứu độ chúng sinh…Đó chính là cái tâm tu luyện thuở ban đầu của tôi! Lúc ấy, nhạc luyện công bỗng trở nên rất to, giống như một bản nhạc trong phim vậy.

Sau đó, tôi thấy mình bước đi cùng Sư phụ, trải qua vô số lần chuyển sinh đi tới thời khắc ngày hôm nay là để hoàn thành sứ mệnh thần thánh của bản thân. Tôi nhìn thấy tất cả chúng ta đều là những diễn viên trên vũ đài mà toàn thể vũ trụ đang dõi theo, từng sinh mệnh đều ngồi ở biên để chờ đợi hành động tiếp theo của chúng ta.

Sư phụ giảng:

“…đệ tử Đại Pháp tuy là người tu luyện, [nhưng] xem ra rất khó phân khai với người thường, đặc biệt là đang tu luyện trong người thường, hơn nữa đang tu luyện trong hoàn cảnh phức tạp thế này, như vậy đối với người tu luyện mà giảng, đó chính là rất khó. Tôi nhớ rằng khi chư vị thời đầu đắc Pháp, mọi người hễ đọc Pháp này, đặc biệt là hai bộ phận đầu tiên trong ba bộ phận những người mà tôi giảng, khi đọc xong Pháp này thì quả là tâm tình như thế, quả thực quá cao hứng! ‘Quá tốt rồi! Rốt cuộc tìm được rồi!’ Con người chờ đợi nghìn vạn năm luân hồi chẳng phải chính vì điều này sao? Bấy giờ cảm thụ từ sâu thẳm của sinh mệnh khiến chư vị buông bỏ bất kể nhân tâm nào, hạ quyết tâm rằng nhất định tu tốt bản thân mình. Tâm tình hưng phấn ấy khiến người ta tinh tấn. Nhưng thời gian lâu dần dần lên thì không còn cảm giác đó nữa, tính lười của con người, các loại quan niệm của con người, những hiện tượng tạp loạn ở xã hội trước mặt, đối với người ta đều tạo thành các loại can nhiễu dẫn dụ, nên có câu rằng “tu luyện như thuở đầu, ắt sẽ thành viên mãn”. (Giảng Pháp ở Pháp hội tại Vùng đô thị New York năm 2013)

Con xin tạ ơn Sư phụ! Cảm ơn các bạn đồng tu! Trên đây là những chia sẻ tại tầng thứ tu luyện của tôi, nếu có gì không phù hợp, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.

(Bài chia sẻ trình bày tại Hội Giao lưu Tâm đắc ở New York 2018)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/10/3/375278.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/10/7/172747.html

Đăng ngày 29-11-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share