Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-09-2018] Tôi có một người họ hàng, sau đây tôi sẽ gọi là A Tiếu, đang sống tại Đài Loan. Năm nay ông đã hơn 70 tuổi và toàn tâm tu Phật hơn 40 mươi năm. Mặc dù chúng tôi không gặp mặt nhau hơn hai mươi năm, những mỗi năm ông đều gọi điện thoại nhắc tôi đi lễ Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Quán Âm vào ngày Phật đản.

Hầu như mỗi năm A Tiếu đều đến Trung Quốc và dẫn chúng tôi đi viếng bốn ngôi chùa lớn của Phật giáo và nhiều ngôi đền nổi tiếng khác. Tháng Ba năm nay, A Tiếu gọi cho chúng tôi và nói rằng ông sẽ tới Đại lục để thăm thành phố Ngân Xuyên.

Cả gia đình A Tiếu đều là Phật tử. Vợ ông đã quy y năm 30 tuổi, con trai và con gái của ông đều sống trong chùa, và con trai nhỏ của ông là trụ trì của một ngôi chùa tại Đài Loan. Chính A Tiếu cũng dành hơn nửa đời người ở trong chùa tụng niệm kinh Phật. Khi không ở chùa, ông mang theo kinh Phật mọi lúc mọi nơi và hàng ngày đều niệm kinh.

Tháng Ba năm nay, khi A Tiếu đến thăm tôi, tôi nhìn thấy ông thừa cân và đi đứng khá chậm chạp. Câu đầu tiên ông ấy nói khi gặp tôi là: “Vì sao bà không già? Bà trông trẻ hơn tôi gần hai mươi tuổi. Thậm chí tinh thần của bà cũng tốt hơn tôi.”

A Tiếu nhớ lại khi tôi khoảng 30 tuổi, tôi đã từng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Tôi thường bị ngất mà không tìm được nguyên nhân và còn bị bệnh dạ dày nghiêm trọng. Ông ấy đã từng mang thuốc từ Đài Loan sang cho tôi dùng nhưng bệnh tình của tôi không thuyên giảm.

Tôi đáp: “Tôi chưa nói với ông rằng tôi tu luyện Pháp Luân Công ư?” Ông đáp: “Tôi không tin rằng tu luyện Pháp Luân Công có thể làm bà trẻ hơn đến hai mươi tuổi như vậy!”

Ông tâm sự rằng sức khỏe của ông đang rất kém. Tôi an ủi và nói với ông rằng Pháp Luân Đại Pháp kỳ diệu như thế nào. Tôi kể cho ông ấy nghe nhiều câu chuyện thần kỳ đã xảy ra với các cháu trai, cháu gái và với chồng tôi. Ông ấy cười to và nói: “Thật hoang đường! Làm sao có thể thế được?”

Ngày thứ ba của chuyến đi, A Tiếu nói với tôi: “Từ nhiều năm rồi tôi chưa từng ngủ ngon như đêm qua.”

Tôi đáp: “Đó là bởi vì nhà tôi có ảnh của Sư phụ Lý và pháp thân của Ngài. Mọi thứ đều được chính lại.” Ông ấy cười to.

Tôi chia sẻ với ông ấy một vài trải nghiệm của tôi từ khi tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp. Sau đó, ông ấy bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luân, quyển sách chính của môn tu luyện. “Miễn là ông thành tâm học Pháp và luyện công,” tôi khuyến khích ông ấy, “Sư phụ Lý sẽ chăm sóc cho ông. Ngài sẽ tịnh hóa thân thể ông, vì vậy ông hãy để ý nhé, bởi vì ông sẽ bị tiêu chảy đấy.” Một lần nữa ông ấy lại cười phá lên.

Ba giờ sáng hôm sau khi tôi đang luyện công, A Tiếu đến sau lưng tôi và tập theo tôi. Tôi dừng lại và hướng dẫn ông ấy bài công Pháp thứ nhất, thứ ba và thứ tư. Tôi bảo ông ấy đặt tâm vào nguyện ý tu luyện.

Sáng hôm đó, chúng tôi đi dạo bên ngoài. A Tiếu đã vào nhà vệ sinh trước khi đi, vậy mà gần hai mươi phút sau ông ấy lại nhờ tôi tìm nhà vệ sinh tiếp. Ông ấy ở trong đó rất lâu. Sau khi ra khỏi đó không lâu, ông lại cần quay vào lần nữa. Tôi nói: “Ông chưa xong à? Vì sao ông cứ đi ra đi vào và làm rối lên như thế?” Ông ấy xin lỗi: “Bà nói đúng. Tôi chưa từng trải qua tình trạng như thế này. Tôi nghĩ là Sư phụ đang thanh lọc thân thể tôi.”

Trời ạ, ngộ tính của tôi đúng là kém cỏi! A Tiếu hiểu rằng Sư phụ đang thanh lọc cho ông ấy – vì sao tôi không nghĩ đến điều đó? Tôi trấn an ông ấy: “Sư phụ Lý không là Sư phụ của riêng tôi. Ngài là Sư phụ của mỗi từng đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, trong đó có cả ông!”

Tối hôm đó, tôi đưa A Tiếu đến nhà một học viên lâu năm. Người học viên ấy mở video diễu hành vào ngày Pháp Luân Đại Pháp năm 2016 tại New York, và những video chân tướng do những học viên hải ngoại thực hiện. Trong khi ở nhà học viên này, ông ấy lại ra vào nhà vệ sinh hơn ba lần. Ông ấy lại xin lỗi lần nữa. Cả hai chúng tôi đều nói: “Đây thực sự là việc tốt. Sư phụ đang chăm sóc cho ông. Thật là phi thường!”

Ngày kế tiếp, A Tiếu tham gia vào nhóm học Pháp. Ông ấy đọc to Chuyển Pháp Luân một cách cẩn thận cùng với mọi người. Bắt đầu từ ngày hôm sau, người học viên lâu năm ấy đến dạy ông luyện công vào mỗi buổi chiều, và từ ngày đầu tiên đó, ông ấy đã không bao giờ nhẩm đọc kinh Phật như cách ông đã làm hơn 40 năm. Thậm chí ông ấy còn không muốn đi du lịch như dự định ban đầu.

Mười ngày trôi qua, và cũng đến ngày A Tiếu phải về Đài Loan, nhưng ông ấy còn quyến luyến. Ông ấy để lại tất cả các cuốn kinh Phật và nói: “Tôi không muốn những quyển sách này nữa. Tôi có thể có sách Pháp Luân Đại Pháp và lịch năm mới để mang về Đài Loan không?” Tôi khích lệ ông ấy rằng ở Đài Loan thì rất dễ tìm được sách Đại Pháp và lịch năm mới. “Ngay khi về nhà, hãy tìm một học viên địa phương, và họ sẽ rất vui được giúp đỡ ông có được một bộ sách Đại Pháp đầy đủ.”

Tôi đưa A Tiếu ra trạm xe bus. Ông ấy hợp thập và vui mừng nói, “Tôi đã tìm được món quà quý báu nhất trong chuyến đi thăm Đại lục – Pháp Luân Đại Pháp!”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/9/15/373808.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/11/6/173146.html

Đăng ngày 22-11-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share