Bài viết của Chính Hành
[MINH HUỆ 09-10-2018] Kể từ năm 1999, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị mất việc, giáng chức và tước đoạt quyền nhận các giải thưởng cũng như thăng tiến trong sự nghiệp.
Tuy nhiên, ở một trường đại học thuộc vùng Đông Bắc Trung quốc, một học viên Pháp Luân Công đã được trao tặng danh hiệu “Giáo viên ưu tú” bởi đạo đức cao thượng, giảng dạy giỏi và luôn tuân theo tiêu chuẩn tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công.
Câu chuyện bắt đầu từ ngày 18 tháng 7 năm 1999, hai ngày trước khi cuộc bức hại chính thức xảy ra ở Trung Quốc. Hôm đó, phân cục công an đương địa thông báo cho các phụ đạo viên Pháp Luân Công trong khu vực rằng chính phủ sẽ cấm Pháp Luân Công.
Hôm sau, ông Trương, khi đó 26 tuổi và vợ, cùng với các học viên khác gồm sinh viên và giảng viên trong trường đại học đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Ngay sau đó họ bị bắt và bị giam giữ phi pháp một tuần.
Tháng 10 năm 2000, sau khi kết hôn, hai vợ chồng ông Trương đã nộp hồ sơ tham dự kỳ thi tuyển sinh sau đại học nhưng đã bị từ chối một cách phi lý chỉ bởi họ tu luyện Pháp Luân Công.
Hai vợ chồng ông bị bắt vào tháng 11 năm đó, và bị tuyên án một năm lao động cưỡng bức. Trường đại học nơi hai vợ chồng ông bà làm việc đã buộc họ phải trải qua hai năm thử thách và khai trừ bà Trương khỏi Đảng.
Ngoài ra, họ không được phép tham dự kỳ thi sau đại học, nhận các giải thưởng, đề cử thăng chức hay làm nghiên cứu sinh ở thành phố Trường Xuân.
Năm 2003, hiệu trưởng trường đại học được giao nhiệm vụ lựa chọn ra sáu ứng viên cho giải thưởng “Giáo viên ưu tú”. Tuy nhiên, họ chỉ tìm được năm người. Vì vậy, thầy chủ nhiệm khoa đã đề xuất ông Trương với trưởng Phòng học vụ bởi trình độ chuyên môn xuất sắc của ông. Mặc dù ông Trương không được phép nhận vinh danh vì những đóng góp của mình, nhưng trưởng phòng học vụ vẫn rất ủng hộ việc ghi danh ông Trương trong danh sách đề cử nhận giải thưởng.
Vài ngày trước học kỳ mới, ông Trương được gọi lên văn phòng để nhận bằng khen “Giáo viên ưu tú năm học 2002-2003”
Ngoài ra, lãnh đạo trường đã nhiều lần đề nghị lên cấp lãnh đạo cao hơn cho phép vợ chồng ông Trương được tham gia kỳ thi sau đại học. Hồ sơ dự thi của họ cuối cùng cũng được chấp nhận vào năm 2009, cả hai đã thi đậu và trở thành nghiên cứu sinh của trường.
Cự tuyệt nhận hối lộ của học sinh
Tham nhũng lan tràn đến khắp các ngõ ngách ở Trung Quốc và đạo đức xã hội đang trượt dốc nhanh chóng. Thậm chí có những sinh viên còn cố gắng hối lộ cho vợ chồng ông Trương để được nâng điểm đậu trong các kỳ thi.
Một lần, vào buổi chiều, một sinh viên xin phép được nói chuyện riêng với ông Trương. Cậu sinh viên gợi ý rằng trong cuốn sổ đang cầm có tiền và muốn tặng nó cho ông. Nhưng ông Trương kiên quyết từ chối và bảo: “Tốt hơn là em nên đưa nó cho cha mẹ để tỏ lòng hiếu thảo.” Cậu học sinh vội cảm ơn và rời đi.
Một ngày khác, ở lớp của bà Trương sắp có kỳ thi. Bà nhận được tin nhắn trên điện thoại báo đã nhận được chuyển khoản 200 tệ (khoảng 30 đô la). Trong giao dịch chuyển khoản có tên và thông tin của một sinh viên.
Bà Trương đã gọi sinh viên ấy ra khỏi lớp học để trả lại 200 tệ và nghiêm khắc bảo cậu ấy rằng đừng làm như vậy nữa. Cậu sinh viên quay lại lớp và lớn tiếng nói với các bạn: “Giáo viên không nhận tiền!”
Sinh viên minh bạch chân tướng Pháp Luân Công
Khi một sinh viên biết rằng ông Trương đang tu luyện Pháp Luân Công, cô ấy tò mò không biết ông Trương có phải là một người bình thường không vì Đảng Cộng sản Trung Quốc đã mô tả học viên Pháp Luân Công như những người tâm thần. Vì vậy, cô ấy quyết định tham gia lớp học của ông Trương để tìm hiểu sự thật.
Cô ấy nhận thấy mọi thứ hoàn toàn bình thường và ông Trương giảng rất hay. Khi tiết học thứ hai kết thúc, cô ấy tin chắc rằng chẳng có gì bất thường và giáo viên thật sự xuất sắc. Cô ấy học thêm hai lớp nữa và bắt đầu tham gia khóa học một cách nghiêm túc.
Tới học kỳ cuối của năm thứ tư đại học, cô ấy đăng ký vào lớp thiết kế làm đề tài tốt nghiệp do ông Trương hướng dẫn. Khi vợ chồng ông Trương giảng rõ chân tướng về Pháp Luân Công cho nhóm làm đề tài, cô ấy reo lên: “Thật kỳ diệu! Hóa ra Pháp Luân Công tuyệt vời như vậy!” Và cô đã vui vẻ làm tam thoái.
Lái xe đưa sinh viên bị thương đến bệnh viện
Một lần, có sinh viên bị thương trong giờ thể dục. Khi ông Trương vừa lái xe ra khỏi bãi đậu xe của trường vào giờ nghỉ trưa, ông nhìn thấy một vài sinh viên chạy nhanh ra cổng chính để bắt tắc xi. Ông Trương đã lấy xe đưa họ đến bệnh viện.
Các học sinh rất cảm động và cảm ơn ông Trương. Câu chuyện ngày hôm ấy được truyền rộng khắp toàn trường.
Được sinh viên đặt cho danh hiệu “Thần điêu hiệp lữ”
Một sinh viên đánh giá rằng “Thầy Trương nhiệt tình, hài hước, hiểu biết sâu rộng và luôn vui vẻ với mọi người.” Trong một cuộc thi viết luận toàn trường, nhiều sinh viên đã viết tên đề tài là “Thầy Trương của tôi”.
Một sinh viên khác nói rằng, cô Trương lương thiện, hòa nhã, có tinh thần trách nhiệm, khoan dung với mọi người, thường xuyên cùng học sinh trao đổi về đạo lý làm người.
Sinh viên thường đặt biệt hiệu cho giáo viên trên trang web của trường và vợ chồng ông Trương được học trò gọi là “Thần điêu hiệp lữ” (các nhân vật trong một bộ tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng).
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/10/9/375575.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/10/29/173041.html
Đăng ngày 19-11-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.