Bài viết của Ngạo Tuyết Hàn Mai, học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-08-2018] Năm 1996, hai tình nguyện viên Pháp Luân Đại Pháp ở thị trấn khác đến thôn tôi để giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp và chiếu băng hình giảng Pháp của Sư phụ Lý (Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp). Những lời Sư phụ giảng lập tức cuốn hút tôi. Vào ngày thứ năm của lớp học, tôi cảm thấy xương khớp khắp người đều đau nhức, toàn thân cảm thấy rất nóng và phải nằm nghỉ ngơi cả buổi chiều. Đến tối chúng tôi tiếp tục xem bài giảng. Sau khi kết thúc và mọi người ra về, thì cơn đau trở lại khiến tôi không tài nào ngủ được. Tôi tự hỏi tại sao lại cảm thấy càng lúc càng đau thế này.

Sư phụ giảng:

“Khi chư vị càng thấy khó chịu thì tức là ‘vật cực tất phản’, toàn bộ thân thể chư vị cần được tịnh hoá hết, cần phải được tịnh hoá toàn bộ. Gốc của bệnh đã được dứt bỏ, chỉ còn chút dư khí đen kia để nó tự chạy xuất ra, để cho chư vị chịu một chút khó khăn, chịu một chút tội [khổ] ấy mà thôi; chư vị mà không chịu đựng một chút nào thì không thể được.” (Chuyển Pháp Luân)

Sau khi học Pháp, tôi ngộ ra rằng đó chính là vì Sư phụ đã tịnh hóa thân thể tôi. Gần nửa đêm, tôi đột nhiên cảm thấy có làn gió nhẹ thổi từ đầu đến chân, lan tỏa từ trong ra ngoài cơ thể. Tôi chưa bao giờ có cảm giác thoải mái như thế.

Sau khóa học chín ngày này, tất cả triệu chứng bệnh tật trong cơ thể đều biến mất. Trước đây, tôi chưa từng có cảm giác nhẹ nhõm như vậy. Tôi có thể làm mọi việc và không còn sợ trời lạnh nữa. Chỉ trong vòng vài ngày, tư tưởng, tâm hồn và thân thể tôi đã hoàn toàn đổi mới.

Dùng từ bi hóa giải mâu thuẫn

Một ngày mùa xuân không lâu sau khi tôi tu luyện Đại Pháp, hàng xóm của tôi mất một cái xô nước nhỏ. Người vợ nhà hàng xóm nổi tiếng là tính tình nóng nảy, nói năng bộc trực, hấp tấp đến nhà tôi và khẳng định rằng chính tôi đã mượn nó. Chị ấy còn kể ra ngày giờ và địa điểm lúc tôi lấy xô nước. Người nhà hỏi tôi có mượn không thì tôi bảo rằng không; nhưng người hàng xóm đó một mực khẳng định rằng chính tôi đã mượn.

Tôi tự nhắc nhở bản thân rằng mình là đệ tử Đại Pháp và không có gì là ngẫu nhiên. Tôi nghĩ đây là khảo nghiệm xem tôi có hành xử chiểu theo “Chân-Thiện-Nhẫn” hay không. Chắc hẳn trước đây tôi đã làm gì đó không phải với chị ấy. Tôi ôn tồn nói: “Chị à, chị đừng sốt ruột, chắc em quên, để em tìm lại xem, nếu không thấy thì em sẽ mua cái mới đền cho chị.”

Sau khi chị ấy về, em chồng tôi đến, thấy bất bình và bảo tôi không nên đi tìm làm gì. Tôi nói: “Nhà chị dâu có một cái xô giống hệt của hàng xóm, chị sẽ mua một cái mới cho chị dâu và đưa cái của chị dâu lại cho hàng xóm.” Tôi thấy trong lòng vô cùng ấm áp và bình an. Cảm tạ Sư phụ đã cho con một cơ hội để trả nghiệp.

Vài ngày sau, người hàng xóm đó gặp tôi và nói: “Tôi tìm ra cái xô rồi. Tôi đã trách sai cô.” Tôi mỉm cười và bảo tìm lại được là tốt rồi. Khi chị ấy bảo rằng tôi là người tốt thì tôi nói: “Tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Sư phụ dạy chúng tôi tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn làm người tốt.” Chị ấy bảo rằng từ giờ trở đi hai chúng tôi sẽ là bạn tốt của nhau.

Không sợ bị liên lụy

Khi tôi bị bức hại, chính bà ấy đã không sợ bị liên lụy mà còn giúp tôi cất giấu sách Đại Pháp và bảo vệ tôi.

Vào mùa hè, một đồng tu đến thôn tôi thì bị trình báo và bắt giữ. Tôi đến đồn cảnh sát để yêu cầu họ trả tự do cho đồng tu thì thân phận học viên của tôi cũng bị phát hiện. Vì vậy, khi cảnh sát nhận được những lá thư khuyến thiện và các cuộc gọi từ học viên thì họ nghi ngờ tôi là người gửi.

Khi cảnh sát đến bắt, tôi chạy ra sân sau thì ở đó cũng bị các cảnh sát khác bao vây. Mẹ chồng tôi vì hoảng sợ cực độ mà ngất xỉu. Tôi nhân cơ hội đó mà chạy vào nhà gọi điện cho người thân. Lúc đó thầy hiệu trưởng lớn tuổi của thôn tôi đã đến nhà và bảo tôi chạy đi.

Ngoài nhà, có rất nhiều người đến xem chật cứng ở phía bên kia cổng. Người phụ nữ của nhà hàng xóm đó đã kéo tay tôi vào nhà, đóng cửa và khóa cổng lại; thế là cảnh sát không thể tìm thấy tôi nên họ rời đi.

thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luận Đại Pháp

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân (cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ Trung Quốc) vì tâm tật đố đã công khai công kích Ông Lý Hồng Chí, Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp trên cả nước và vu khống Đại Pháp với những tội danh vô căn cứ. Vì vậy, tôi đã đến Bắc Kinh vào ngày 4 tháng 11 năm 1999 để lên tiếng cho quyền được tu luyện Đại Pháp và bị bắt giam phi pháp. Sau đó, tôi bị đưa trả về trại tạm giam ở địa phương và lĩnh án 10 tháng lao động cưỡng bức.

Ngày 17 tháng 1 năm 2001, tôi lại đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện lên chính phủ để nói lời công đạo cho Đại Pháp. Tôi giương một băng rôn lớn trên Quảng trường Thiên An Môn và hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo. Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp.” Một lần nữa, tôi lại bị bắt và đưa đến Đồn Cảnh sát Thôn Bắc Tang, huyện Đại Hưng, Bắc Kinh. Trên xe buýt, cứ hai cảnh sát kèm một học viên, trông như thể chúng tôi là tội phạm hình sự nguy hiểm.

Tại đồn, một cảnh sát tra hỏi tôi tên tuổi và quê quán. Tôi không trả lời, thay vào đó, tôi nói với anh ta Pháp Luân Đại Pháp dạy người ta làm người tốt thế nào, chữa lành bệnh ra sao, cũng như những lợi ích mà pháp môn mang đến cho tinh thần lẫn thể chất.

Anh ta bảo rằng nếu là một người tốt thì tôi phải hợp tác với anh ta, bằng không anh ta sẽ không thể báo cáo lên cấp trên.

Tôi đáp: “Tôi không thể nói cho anh biết tôi là ai,” đó là vì muốn tốt cho anh cũng như các quan chức địa phương. Nếu tôi nói cho anh biết tôi sống ở đâu, cán bộ ở địa phương sẽ bị liên lụy, bị cách chức. Hợp tác với anh cũng là làm hại anh.” Anh ta không nói gì và cũng không tra hỏi tôi thêm nữa.

Ngày hôm sau, tôi bị đưa tới trại tạm giam Huyện Đại Hưng. Tôi tuyệt thực để phản đối việc bị giam giữ bất hợp pháp và yêu cầu trả tự do vô điều kiện. Lính canh trói chặt những đệ tử Đại Pháp nào tuyệt thực vào ghế sắt và ra lệnh cho tù nhân tiêm tiêm thuốc không rõ nguồn gốc vào họ.

Một lính canh nói rằng nếu chúng tôi không nói cho họ địa chỉ, chúng tôi sẽ bị hỏa thiêu mà không ai biết. Tôi bình tĩnh trả lời: “Sư phụ tôi biết.” Người lính canh nghe vậy liền quay đầu rời đi.

Một hôm, sau khi đã tuyệt thực hơn 10 ngày, tôi cảm thấy hoa mắt và tim tôi gần như ngừng đập. Tôi cảm thấy mình sắp chết. Tôi nói: “Tôi chóng mặt.” và ngã quỵ xuống tấm phản bê tông. Một vài tù nhân hình sự đến và kéo tôi sang một phòng khác. Lúc ấy, tôi vẫn còn chút ý thức; tôi nhớ đến hai cô con gái nhỏ sắp bị mất mẹ.

Tôi nghĩ: “Sư phụ, con vẫn nhớ kỹ Chân-Thiện-Nhẫn và Pháp Luân Đại Pháp hảo.” Rồi không còn biết gì nữa.

Không biết tôi ngất đi bao lâu, khi tỉnh dậy thấy mình nằm một mình trên tấm phản mà không có chăn chiếu và mồ hôi đầm đìa. Tôi không chết, tôi đã hồi sinh. Sư phụ đã bảo hộ và cứu tôi. Một lúc sau, tôi ngồi dậy và cảm thấy thân thể nhẹ nhàng, vô cùng thoải mái cứ như không có bất cứ chuyện gì xảy ra với tôi. Lúc đó tôi đã bị giam hơn 50 ngày.

Sửa đường xá

Mùa hè năm 2004, khu vực chúng tôi có mưa lớn, những con đường chưa được trải nhựa trở nên lầy lội và xe cộ không thể qua lại, còn nông dân ra đồng thì rất khó khắn. Thêm vào đó, những hố bùn lớn chắn ngay lối vào trường học thị trấn khiến học sinh không thể đạp xe qua được. Người đi bộ chỉ có thể vượt tường để qua.

Thấy tình huống này, những học viên Pháp Luân Đại Pháp ở địa phương đã tự tổ chức cùng nhau sửa đường. Chúng tôi tập trung được vài chiếc xe hơi và hơn 100 người, từ thanh niên 20 tuổi đến người già hơn 70 tuổi. Chúng tôi chuyển gạch từ cách đó hơn một dặm đến và mất cả ngày để lấp đầy hố bùn lớn. Tất cả xe cộ bây giờ có thể di chuyển an toàn và người qua đường đều nói “Pháp Luân Đại Pháp hảo.”

Học viên Đại Pháp từ các thôn làng khác cũng giúp đỡ nhau sửa lại những con đường hỏng của tất cả các thôn làng. Mọi người ra ngoài xem náo nhiệt, việc sửa đường này được thảo luận và truyền miệng, đã giúp hồng dương vẻ đẹp Đại Pháp và tấm lòng thiện lương của học viên.

Mùa đông, tuyết rơi nhiều phủ kín các con đường, các học viên Đại Pháp đã mất ba ngày để xúc tuyết trên đại lộ. Một trong những ngôi làng có những con đường dốc đóng băng dày đặc, khiến xe cộ đi lại trơn trượt. Các học viên trong làng đã dùng cuốc đào băng từng chút một để dọn sạch con đường.

Nhờ việc sửa đường mà thái độ của người dân trong vùng đối với học viên Đại Pháp đã thay đổi hoàn toàn. Ai cũng bảo: “Pháp Luân Đại Pháp thật là tốt. Ngoại trừ các học viên ra, không ai sửa đường hết. Các bạn là những người tốt và mong sao ai cũng được như các bạn.” Hoàn cảnh được khai sáng trở nên tốt phi thường. Một tài xế taxi nói rằng sau này nếu có học viên nào đi xe của mình thì anh ấy sẽ không bao giờ lấy tiền của họ.

Khi một học viên trong thôn tôi bị cảnh sát bắt giữ, cán bộ thôn cùng với người nhà học viên đã đến Đội An ninh Nội địa để yêu trả tự do cho học viên. Ông ấy nói rằng các học viên không làm điều gì sai cả, mà ngược lại, họ luôn tận lực làm điều tốt. Học viên Đại Pháp trong vùng chúng tôi vô cùng tốt khi họ sửa lại các con đường trong thôn. Đội trưởng đội an ninh nội địa nói rằng họ biết tất cả những điều này.

Một học viên khác bị bắt và đưa đến trại cưỡng bức lao động. Tất cả thôn dân đã ký đơn thỉnh nguyện khẳng định rằng những học viên đó là những người rất tốt, và gửi đơn thỉnh nguyện tới trại lao động. Sau này chúng tôi tới từng nhà giảng chân tướng, khuyên tam thoái, hầu như mọi người đều đồng tình rằng Đại Pháp hảo, và học viên Pháp Luân Công là người tốt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/8/19/372650.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/10/12/172814.html

Đăng ngày 05-11-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share