Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 27-9-2018] Bất cứ khi nào chúng ta tham gia vào các hoạt động như diễn hành, tụ họp hoặc nỗ lực giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp, các học viên thường mặc trang phục có in dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp” hoặc các chữ “Chân-Thiện-Nhẫn”. Khi mặc trang phục này, chúng ta đang nói với cả thế giới rằng mình là học viên Pháp Luân Đại Pháp.
Ghi nhớ rằng các học viên là hình tượng của Đại Pháp
Nhận thức và mong đợi của chúng ta về người khác thường dựa trên việc họ là ai và họ làm gì. Ví dụ, khi mọi người biết một ai đó là giáo viên, họ có thể bắt đầu đánh giá người ấy bằng những tiêu chuẩn của một giáo viên, họ mong đợi đó là một người hiểu biết và lịch thiệp.
Khi mặc trang phục của Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta là hình tượng của Pháp Luân Đại Pháp. Người khác có thể qua hành vi và ngôn từ của chúng ta để đánh giá về Pháp Luân Đại Pháp.
Các học viên chúng ta không chỉ tu luyện ở bên ngoài bằng cách luyện công, mục tiêu của chúng ta là đề cao từ bên trong bằng cách tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.
Sư phụ giảng:
“Từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã, thế nên từ nay trở đi chư vị làm gì nói gì đều phải vì người khác, và nghĩ đến cả vì người đời sau nữa! Hãy nghĩ cho Đại Pháp vĩnh thế bất biến!” (Phật tính vô lậu, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Để thực sự đạt được “vô tư vô ngã”, chúng ta nên quan sát từng lời nói và hành vi của mình, quan tâm đến người khác; bất cứ khi nào gặp phải can nhiễu hay mâu thuẫn, chúng ta đều phải xét bản thân mình trước.
Ngôn từ và hành vi của chúng ta có thể cứu người
Thông qua Internet, mỗi khi chúng ta tham gia các hoạt động, người dân trên toàn thế giới có thể quan sát được chúng ta. Trang phục Đại Pháp của chúng ta là công cụ quan trọng để cứu người và không nên cho người thường mượn. Sư phụ giảng:
“Y phục mà chư vị mặc trên thân là đại biểu cho đệ tử Đại Pháp. Y phục ấy tuỳ tiện cho người thường mượn rồi [họ] đi làm những việc không hợp với Pháp, làm những việc không nên; chư vị là đang cứu độ chúng sinh hay là chư vị huỷ chúng sinh?” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York năm 2009)
Qua bài giảng Pháp trên, tôi thể ngộ rằng trang phục của chúng ta rất quan trọng khi chúng ta tham gia các hoạt động. Khi khách du lịch Trung Quốc nhìn thấy trang phục Pháp Luân Đại Pháp của chúng ta, họ sẽ nhìn chúng ta và quan sát cách chúng ta hành xử. Nếu chúng ta hành xử với tiêu chuẩn cao hơn của người thường, họ sẽ tôn trọng Pháp Luân Đại Pháp. Tuy nhiên, nếu chúng ta hành xử một cách xấu tệ, họ sẽ nảy sinh suy nghĩ tiêu cực về Đại Pháp. Cách hành xử và ngôn từ của chúng ta, không kể lớn nhỏ, đều có tác động to lớn.
Sư phụ giảng:
“Ôm chí lớn mà không quên tiểu tiết.” (Thánh giả, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Khoảng 20 năm trước, một đồng nghiệp đã mời tôi tới xem một video bài giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí. Lúc đó tôi còn trẻ và vẫn chưa quyết định tu luyện.
Khi chúng tôi đến, nhiều người đã ở đó. Mặc dù bị mất điện nhưng tôi nhận thấy mọi người đang yên lặng chờ đợi. Tôi có thể cảm nhận được sự bình hòa của họ. Ngay lập tức, tôi hiểu rằng nhóm người này thật khác biệt, thật tốt.
Hai thập kỷ trôi qua, tôi vẫn còn nhớ như in ngày hôm ấy. Cách hành sử lịch thiệp của họ đã lưu lại trong tôi một ấn tượng vô cùng tốt đẹp về Pháp Luân Đại Pháp.
Đôi khi tôi nhận thấy một số học viên không lịch sự hoặc ân cần, nhưng sau đó họ đều hối tiếc về hành động thô lỗ của mình. Chúng ta vẫn đang trong tu luyện và đang chính lại những thiếu sót của bản thân.
Tôi muốn chia sẻ cùng các bạn đồng tu một đoạn Pháp của Sư phụ:
“Mọi người đã phải phó xuất biết bao nhiêu tâm huyết khi cứu độ chúng sinh, làm cho người ta có nhận thức mới về chúng ta. Như vậy khi thực hiện không tốt, thì rất có khả năng là chư vị đã phung phí những nỗ lực kia, một số sự việc mà chư vị làm, có thể đã vô ý gây tác hại. Biểu hiện của những người tu luyện như chư vị [cần phải] là thuần chính; có bao nhiêu người đang nhìn vào biểu hiện của chư vị mà rằng chư vị chính là tốt. Nếu như lúc bình thường chư vị không chú ý đến hành vi của bản thân, như thế người thường khi thấy biểu hiện của chư vị, [bởi vì] họ không lý giải được chư vị giống như nhờ học Pháp thâm sâu mà có, nên họ nhìn vào hành vi của chư vị. Một câu nói hay một biểu hiện của chư vị có thể làm cho họ không thể độ được nữa, tạo thành ấn tượng không tốt về Đại Pháp. Chúng ta cần suy xét về vấn đề này.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Boston năm 2002)
Trên đây là thể ngộ cá nhân của tôi. Xin hãy chỉ ra bất cứ điều gì chưa đúng với Pháp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/9/27/375008.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/10/8/172767.html
Đăng ngày 29-10-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.