Bài viết của đệ tử Đại Pháp Chính Tâm ở Đại Lục
[MINH HUỆ 16-11-2010] Tôi đã tham gia vào Tổ Pháp luật được một năm nay, nhưng chuyên ngành đại học của tôi là về kỹ thuật. Tổ Pháp luật này tập trung vào việc giảng chân tướng cho những người trong hệ thống tư pháp và giúp họ trong các vụ án của các học viên. Trong quá trình này, tôi đã nhiều lần cảm thụ sự chấn động cả tâm lẫn thân, không sao biểu đạt được. Tôi hiểu ra rằng hết thảy đệ tử Đại Pháp trên toàn thế giới là một chỉnh thể, và tôi cũng cảm nhận được sự từ bi hồng đại của Sư phụ.
1. Thành lập Tổ Pháp luật
Năm ngoái, một đồng tu ở thành phố chúng tôi bị bắt giữ, nên gia đình đã thuê một luật sư bào chữa cho anh ấy. Vị luật sư này không biết nhiều về Đại Pháp, nên các học viên đã nhân cơ hội này giảng chân tướng cho anh. Kết quả là, anh ấy đã thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới với nó. Anh ấy cũng biện hộ “vô tội” cho người học viên bị bắt giữ đó. Tuy nhiên, vị luật sư này lại một mực xử lý vụ án theo thể chế của ĐCSTQ khiến tạo áp lực lên học viên đang bị giam giữ. Cúng tôi từ chối yêu cầu như đúng mà lại là sai của vị luật sư đó, và cũng không biết phải làm sao để giúp anh ta hiểu đúng bởi chúng tôi không có kiến thức nhiều về pháp luật.
Tôi vội vàng chia sẻ thể hội dựa trên Pháp về vấn đề này và hy vọng thành lập được một tổ chuyên giải cứu với các học viên. Nhưng các học viên dường như chỉ muốn tập trung phát chính niệm, dán tài liệu chân tướng, gửi thư chân tướng tới các đồn công an, không ai muốn làm công việc liên quan tới pháp luật này, và một số còn cho rằng đó không phải hướng đi đúng.
Trong thời gian đó, tôi đã đọc nhiều bài viết đăng trên Minh Huệ Net về việc thuê luật sư biện hộ cho học viên. Tôi hiểu rằng viện Điều 300 của Hiến Pháp để kết tội các học viên là hoàn toàn hoang đường, nhưng đối với một người không có chuyên môn về luật thì rất khó khăn để có thể phát triển được một bức tranh rõ ràng. Thêm vào đó, các bài viết là chia sẻ về các trường hợp cụ thể và không viết trên phương diện pháp lý. Sau khi Sư phụ giảng Pháp có chỉ ra minh xác việc các học viên có thể thuê luật sư, các học viên đối với vấn đề này không còn dị nghị nữa. Nhưng vẫn có rất ít người nguyện ý muốn dành thời để đọc những trang sách về pháp luật tẻ nhạt và rườm rà. Tôi mong muốn có một số học viên học về pháp luật chia sẻ với chúng tôi pháp luật liên quan để giảng chân tướng, trực tiếp giúp đỡ, quy chính những luật sư là người thường đang biện hộ cho các học viên và giảng chân tướng một cách có hệ thống cho những người làm việc trong hệ thống pháp luật. Tôi cảm thấy tính cấp thiết của việc giảng chân tướng cho hệ thống công an, kiểm sát, tư pháp – những cơ quan liên quan tới hệ thống pháp luật.
Đây cũng là quá trình tu tâm tính. Trong cộng đồng học viên có sự đồng tình khác nhau với ý kiến thành lập một tổ chuyên môn pháp luật của tôi. Tôi tốt nghiệp đại học, nên tôi có tâm xem thường học viên khác và thường tranh luận với họ. Tuy nhiên, trong quá trình phối hợp với các học viên giảng chân tướng cho người thân trong gia đình của các học viên bị bắt giữ, tôi nhận ra chính niệm và từ bi cứu người của các đồng tu điều phối ở địa khu chúng tôi, nhiều lần đã khiến tôi cảm động rơi lệ. Từ đó, tôi không còn oán trách học viên khác, mỗi người đảm nhận sứ mệnh khác nhau, không thể tất cả đều đi con đường giống nhau. Bởi vậy, khi các đồng tu điều phối nói rằng vì thể ngộ về việc thành lập Tổ Pháp luật là khác nhau cùng các yếu tố về an toàn, v.v… nên họ không thể giúp tôi liên hệ với các học viên có hiểu biết về pháp luật, tôi chấp nhận mà không hề oán thán.
Sau đó, tôi gặp một vị luật sư chính nghĩa, ông ấy bảo tôi rằng vị luật sư đã khăng khăng xử lý vụ việc theo hệ thống pháp luật của ĐCSTQ kia đã vi phạm Luật Luật sư. Sau đó tôi càng cảm thấy cần phải lập một tổ chuyên về pháp luật để giúp các học viên có kiến thức pháp luật căn bản. Dưới sự an bài của Sư phụ, tôi đã gặp được một học viên hiểu về pháp luật và chúng tôi phối hợp thành lập Tổ Pháp luật.
2. Xác định rõ trách nhiệm của Tổ Pháp luật
Trong quá trình triển khai, học viên tham gia Tổ Pháp luật dần dần nhận thức ra rằng, trách nhiệm của Tổ Pháp luật là dần dần quy chính lại nhận thức pháp luật của mọi người, phổ cập kiến thức liên quan tới pháp luật trong học viên, từ giác độ pháp luật mà giảng thanh chân tướng cho con người thế gian, nhất là nhân viên của hệ thống Công, Kiểm, Pháp. Tổ chúng tôi đã đưa ra được rất nhiều đề xuất rất hay, thu thập những bài viết liên quan đăng trên Minh Huệ Net và biên soạn cuốn sách nhỏ về kiến thức pháp luật rất đơn giản, dễ hiểu.
Lúc này, có vụ án của học viên địa phương nên chúng tôi gặp một vị luật sư đến từ Bắc Kinh. Anh ấy đã nói với chúng tôi một số vấn đề pháp luật, bao gồm cả các trình tự vi phạm pháp luật của Trung Cộng để truy tố học viên Pháp Luân Công, cùng với tình hình các luật sư cũng như hình thế họ biện hộ “vô tội” cho các học viên trên toàn quốc, và kỹ năng biện hộ của họ ngày càng thành thục. Các luật sư ban đầu sẽ từ phương diện tự do tín ngưỡng để chỉ xuất ra việc Trung Cộng đang phạm pháp, từ nguyên lý của Hiến Pháp và quy định của pháp luật mà biện hộ, sau đó họ biện hộ rằng dùng Điều 300 trong Hiến Pháp để kết án các học viên là sai trái. Cuối cùng, họ nhận ra rằng dù sử dụng bất kỳ pháp luật hay pháp quy nào để định tội các học viên thì cũng đều là vô lý. Thẩm phán nào kết tội các học viên tức là đang dùng pháp luật một các loạn bậy, hoàn toàn là vi phạm pháp luật. Có người còn viện cớ rằng Pháp Luân Công bị cấm để biện minh cho hành động của họ. Thực tế, đó chỉ là một thông báo cấm Hiệp hội Nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp do Bộ Dân chính ban hành, còn không hề có cấm Pháp Luân Công. Nói tóm lại là hết thảy mọi cáo buộc của ĐCSTQ [đối với các học viên Pháp Luân Công] đều là vô căn cứ. Ngay đến các luật sư cũng thấy thật kỳ quái khi có quá nhiều lỗ hổng như vậy trong hệ thống pháp luật. Họ mất hai năm để tìm tòi, mới thấy rõ hết thảy để đi đến kết luận này.
Trong đệ tử Đại Pháp cũng có nhiều người là chuyên gia pháp luật, nhưng chỉ có ít luật sư (cả học viên lẫn người thường) là tự tin đứng lên hùng hồn biện hộ một cách xuất sắc cho Đại Pháp. Một số họ viên nghĩ rằng người tu luyện là siêu việt khỏi cảnh giới người thường và do đó tránh vấn đề pháp luật cụ thể. Ngoài ra, nhiều người nhà học viên nghĩ rằng tu luyện Pháp Luân Công là vi phạm pháp luật của ĐCSTQ. Một thành viên trong Tổ Pháp luật chia sẻ với tôi: “Chúng ta nên dùng luật pháp một cách đúng đắn và không để tà ác dùng nó một cách trắng trợn như vậy để bức hại đệ tử Đại Pháp. Chúng ta biện hộ cho Đại Pháp và giảng chân tướng một cách rộng rãi trên giác độ pháp luật cũng chính là đang ức chế tà ác và là một cách từ bi để cứu những người trong hệ thống pháp luật.
Tôi chia sẻ suy nghĩ của mình với các học viên khác, hy vọng có nhiều học viên hơn nữa có thể chính niệm vận dụng pháp luật, cũng như phổ cập các kiến thức pháp luật liên quan trong cộng đồng học viên, đồng thời kêu gọi các học viên biết về luật bước ra, vận dụng kiến thức chuyên môn của bản thân ủng hộ hạng mục Tổ Pháp luật. Nhưng lúc ấy hiểu biết còn chưa đầy đủ, biểu đạt ra thì có chỗ không rõ ràng, nên bị một bộ phận học viên kịch liệt phản đối. Nhiều học viên cho rằng tôi đang đi chệch đường, chui vào trong pháp luật của người thường mà đi, quên mất chính niệm; và rằng tập trung vào kiến thức pháp luật không quan trọng vì nhiều học viên không có hiểu biết về pháp luật đã có thể rời khỏi trại lao động cưỡng bức bằng chính niệm và thông qua việc giảng chân tướng cho những người trong hệ thống pháp luật.
Trở về nhà hướng nội tìm, tôi phát hiện bản thân xác thực có vấn đề. Tôi đã quá nhấn mạnh vào việc sử dụng pháp luật để bảo vệ các học viên, mà không biểu đạt rõ ràng hơn việc làm thế nào để sử dụng pháp luật giảng chân tướng cứu người. Kỳ thật là vì tôi có tâm chứng thực bản thân, nó khiến tôi không tập trung vào việc cứu chúng sinh hoặc tạo thành khó khăn khiến bản thân không tu xuất ra tâm từ bi.
Trong thời gian này, tôi cũng thường chia sẻ với các học viên khác trong thành phố tôi, những người này đã làm rất tốt việc vạch trần tà ác. Tôi thường chia sẻ với họ các bài viết chia sẻ về phương diện pháp luật đăng trên Minh Huệ Net để họ đọc, dần dần họ hiểu ra rằng học tập kiến thức pháp luật không phải là lãng phí thời gian. Tổ pháp luật cũng nhận ra rằng những cuốn sách nhỏ mà chúng tôi làm cần phải giải thích các vấn đề pháp luật một cách có hệ thống và theo lối đơn giản, để những học viên có trình độ học vấn không cao cũng có thể từ giác độ pháp luật mà giảng chân tướng.
3. Cảm ngộ sức mạnh của phối hợp chỉnh thể
Qua những bài viết chia sẻ trên Minh Huệ Net mà tôi đọc, tôi nhận ra rằng các học viên phụ trách các vụ việc liên quan đến pháp luật ở các địa phương khác cũng gặp phải những vấn đề tương tự. Họ cũng có khoảng thời gian khó khăn tìm người để chia sẻ, nhưng những người vừa có thể đứng tại cơ điểm Đại Pháp lại vừa có hiểu biết về pháp luật thì lại rất ít. Một lần nữa tôi thấy rằng Tổ Pháp luật của chúng tôi rất cấp thiết cần sự giúp đỡ của các học viên có hiểu biết về pháp luật, nhưng tôi không thuyết phục được người điều phối chủ chốt trong thành phố chúng tôi giúp đỡ. Tôi lại càng cứng nhắc muốn tìm các học viên là luật sư, thì người điều phối lại càng cảm thấy rằng nó là không cần thiết, càng chấp trước tôi lại càng không thể biểu đạt rõ ý muốn của mình. Cuối cùng, bất đắc dĩ tôi phải từ bỏ đề xuất của mình, trong tâm cảm thấy cô độc và bị hiểu lầm. Vấn đề thực sự thì mãi đến sau này tôi mới phát hiện ra rằng tôi đã có tâm làm việc ẩn giấu, đó là nguyên nhân gây ra hiểu lầm.
Lúc đó, bởi tôi không đề cao dựa trên Pháp, nên đã không có suy nghĩ minh xác. Sau này các bài viết có cả video liên quan đến pháp luật được đăng tải trên Minh Huệ Net ngày càng nhiều – video “Biện hộ vô tội” được đăng trên Minh Huệ Net vào ngày 15 tháng 1 năm 2010, và hai cuốn sách nhỏ “Giảng thanh chân tướng trên quan điểm pháp luật”, và “Giải cứu đồng tu qua các thủ tục pháp luật”, trong đó có các bài viết mà chúng tôi gửi Minh Huệ Net, được xuất bản vào ngày 21 tháng 1. Những tài liệu này chúng tôi chỉnh lý đơn giản và súc tích, dễ hiểu, chính xác là những điều tôi muốn. Lập tức tư tưởng liền rõ ràng. Tôi cảm thấy “Đại đạo vô hình” – miễn là các học viên đề cao dựa trên Pháp, thì lúc ấy chỉnh thể sẽ đột phá gián cách, vô hình trung, chính niệm của các học viên trong và ngoài nước hợp thành một mạng lưới kim cương bất phá.
Nhiều học viên nói rằng, sau khi đọc hai cuốn sách đó, họ càng cảm thấy rằng vàng không sợ lửa khi đối diện với tà ác. Kỳ thực, điều này cũng là trường chính niệm của đệ tử Đại Pháp đã đả khai một tầng không gian khác tại nhân gian.
Tổ pháp luật của chúng tôi trợ giúp pháp lý cho các học viên trong thành phố, trong đó có việc cung cấp các thông tin pháp luật cơ bản giúp các học viên làm việc với gia đình họ và kháng án hay nộp hồ sơ vụ việc; soạn thảo giấy tờ pháp lý; làm rõ các trình tự pháp luật liên quan; và giúp các học viên thuê luật sư,…
4. Lời kết
Quá trình tham gia vào Tổ Pháp luật cho phép tôi quan sát các học viên đang tu luyện ra sao, đồng thời, cũng giúp tôi nhìn ra những thiếu sót của bản thân. Chẳng hạn như người điều phối, họ vừa phóng hạ chấp trước vào sinh tử, vừa có thể phóng hạ tự ngã ở mức độ lớn nhất. Khi đối mặt với sự hiểu lầm hay quan niệm người thường phức tạp của các đồng tu khác, họ thể hiện sự dung nhẫn to lớn. Các đồng tu làm công tác biên tập tài liệu giảng chân tướng, mấy năm qua buông bỏ được cuộc sống an dật, toàn tâm toàn thân tập trung vào làm ba việc. Các đồng tu phát chính niệm, phối hợp giải cứu đồng tu thì hễ gọi là liền đến, hơn nữa khi đối diện với tà ác, chính niệm mười phần đầy đủ. So sánh với họ, tôi cảm thấy mình chính niệm không đầy đủ. Khi tôi được yêu cầu làm người điều phối cho Tổ Pháp luật và xử lý mọi vụ án trong thành phố thì tâm tôi bồn chồn bất an – bản thân vốn nhiều năm sống trôi giạt khắp nơi, không dễ gì có một cuộc sống yên ổn như hiện nay, nên không nguyện ý ở một vị trí dễ gây chú ý [như vậy]. Tôi thẳng thắn chia sẻ với các đồng tu băn khoăn của tôi. Để giúp tôi loại bỏ tâm sợ hãi đề cao lên, mấy đồng tu điều phối đã an bài mỗi tuần cùng tôi học Pháp giao lưu. Qua chia sẻ dựa trên Pháp, tôi nhận ra thiếu sót của bản thân là bởi mấy năm qua rời xa chỉnh thể. Chính niệm của tôi dần dần khởi lên, và tôi không còn sợ hãi nữa. Tôi phóng hạ nhân tâm và toàn tâm toàn thân tập trung vào Tổ Pháp luật.
Tôi cũng ngộ ra rằng một sự việc, nếu chúng ta nghĩ ra được cần phải làm gì đó, thì chúng ta nhất định phải vận dụng trí huệ và năng lực của bản thân để làm tốt nhất có thể. Sau một năm làm hạng mục này, tôi có cảm thụ sâu sắc về sự hồng đại của Pháp. Nếu không có Sư tôn từ bi khổ độ, thì sẽ không có sự thành thục của các đệ tử Đại Pháp. Sau này tôi nhất định sẽ tinh tấn hơn nữa, làm tốt hơn nữa.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/11/16/232527.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/12/6/121810.html
Đăng ngày 22-09-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.