Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Anh

[MINH HUỆ 21-11-2017]

Những ngày đầu Sư phụ truyền Pháp

Năm 43 tuổi, tôi có cơ duyên đắc Pháp. Trước kia, tôi mắc rất nhiều bệnh như viêm phế quản, giãn phế quản, viêm mũi, hen suyễn, viêm cơ tim, viêm gan, đồng nghiệp còn gọi tôi là “ổ bệnh”. Lúc đó con tôi còn nhỏ, cuộc sống quá nhiều thứ cần gánh vác, tôi trở nên dễ nổi nóng, thân tâm bí bách nên thường xuyên cãi nhau với chồng.

Cuối năm 1993, tôi có cơ hội biết đến Đại Pháp thông qua một đồng nghiệp. Các bài công pháp và âm nhạc thánh khiết đã ngay lập tức cuốn hút tôi, trong thâm tâm liền cảm thấy đây là bộ công pháp tuyệt vời nhất. Tôi vô cùng cao hứng giới thiệu với mọi người về vẻ đẹp của Đại Pháp. Lúc đó mùa đông vô cùng lạnh lẽo, mỗi tối cứ đúng 7 giờ tôi đến nhà đồng tu luyện công. Khi mới bắt đầu, cứ luyện công là lệ rơi không ngừng, lúc đó tôi không biết là có Pháp thân của Sư phụ đang tịnh hóa thân thể cho tôi.

Tháng 3 năm 1993, một đồng nghiệp sau khi tham gia Pháp hội Giảng Pháp ở Thiên Tân trở về đã tặng tôi cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”. Học xong, tôi càng rõ ràng Pháp Luân Công khác với các môn khí công thông thường, đó chính là tu luyện, yêu cầu đề cao tâm tính và làm người tốt.

Ngày 14 tháng 5 năm 1994, tôi vinh dự được tham gia Pháp hội do Hội quỹ Thi đua Ngân sách tài trợ. Trong Pháp hội, Sư phụ đã trị bệnh cho từng người một, Ngài bảo mọi người dùng tay ấn vào chỗ có bệnh. Tôi liền đặt tay lên tim mình, từ đó trở đi, bệnh tim của tôi hoàn toàn biến mất. Mỗi người chỉ phải nộp 15 đồng cho ban tổ chức, số tiền đó đều đưa cho Quỹ Ngân sách Thi đua. Tôi tận mắt thấy sự vĩ đại của Đại Pháp và những thần tích hiển hiện trong Pháp hội. Tôi cảm thấy mình thật may mắn khi biết đến Pháp của Sư phụ.

Nhờ sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè, tôi lại có vinh dự cùng hai đồng tu tham gia Pháp hội ở Tế Nam Trung Quốc từ ngày 21 tháng 7 đến 28 tháng 7 năm 1994. Vừa xuống xe lửa liền có các đồng tu người bản địa chào đón và chở xe đưa chúng tôi đến chỗ nghỉ ngơi mà họ đã chuẩn bị sẵn. Các đồng tu gặp nhau thân thiết như người một nhà, không chút xa lạ, sợ sệt.

Sư phụ vì suy nghĩ đến việc tiết kiệm chi tiêu cho chúng tôi liền bảo các học viên địa phương sắp xếp chỗ ở và còn rút ngắn thời gian học Pháp từ 10 ngày xuống 9 ngày. Tôi còn nhớ 9 ngày đó, mọi phí tổn cũng chỉ chưa đến 100 đồng.

Tại Tế Nam tôi còn nhớ như in những thần tích mà Đại pháp triển hiện, nay viết ra cùng chia sẻ với mọi người.

Chiều ngày 26 tháng 6 năm 1994, ban tổ chức sắp xếp cho chúng tôi cùng Sư phụ chụp ảnh lưu niệm. Sư phụ yêu cầu chúng tôi không được tùy tiện chụp ảnh cùng Sư phụ, chụp rồi thì cũng không có kết quả. Nhưng vì lúc đó tôi còn mang nhiều nhân tâm nên nhờ một đồng tu chụp giúp, kết quả là bức ảnh nào cũng không thấy Sư phụ, toàn bộ đều trắng trơn. Sau chuyện đó tôi nhận ra một bài học: lời của Sư phụ chính là Pháp.

Còn nhớ chiều ngày cùng Sư phụ chụp ảnh lưu niệm, trên bầu trời mây đen u ám nhưng lúc Sư phụ cùng 4.000 học viên đến, mây đen liền biến mất, mặt trời tỏa nắng ấm áp. Lúc 7 giờ Sư phụ bắt đầu giảng Pháp, bên ngoài mưa to suốt hai tiếng đồng hồ nhưng đến khi chúng tôi ra về, mưa bắt đầu nhỏ lại. Mọi người đều vô cùng chân thực cảm giác thấy thế nào là “Phật quang phổ chiếu”.

Tháng 6 Tế Nam nóng như một cái lò lửa, trong hội trường không có điều hoà cũng không có quạt, nhiều người phải dùng quạt giấy, cứ tưởng rằng làm thế là tốt, nhưng đến khi Sư phụ nói mọi người hãy bỏ quạt xuống, tu luyện chính là chịu khổ (không nguyên văn). Tôi lập tức bỏ quạt xuống sau đó vô cùng kỳ lạ khi thấy những luồng gió mát thổi đến, không có quạt, cửa sổ cũng cách xa lắm, gió từ đâu đến được? Ngày thứ hai các học viên đều không mang quạt đến nhưng vẫn cảm thấy những luồng gió mát thổi qua. Lúc đó tôi bỗng nhiên tỉnh ngộ, hóa ra là thần thông của Sư phụ triển hiện.

Chỉ còn hai ngày là lớp học kết thúc, hôm đó Sư phụ giảng: Những người không ngồi được song bàn, về nhà chư vị hãy thử, đảm bảo có thể ngồi được (không nguyên văn). Tôi theo lời Sư phụ mà làm, liền có thể ngồi được song bàn. Từ đó tôi nhất niệm kiên định, từ nay về sau mọi việc đều nghe theo Pháp của Sư phụ giảng mà làm.

Sự từ bi vĩ đại của Sư phụ

Tôi đã từng nghĩ tu luyện là để khỏi bệnh. Sau khi học Pháp mới minh bạch “Tu tại tự kỷ công tại Sư phụ” (Chuyển Pháp Luân), là Sư phụ vì chúng ta mà gánh chịu tất cả, chính Sư phụ đã lấy bệnh của chúng ta ra, cấp cho chúng ta Pháp Luân để điều chỉnh thân thể, tôi đã cảm giác chân thực được những điều tuyệt vời ấy, đúng như lời Sư phụ giảng: “Sau này chư vị sẽ hiểu ra; chư vị sẽ thấy rằng khoảng thời gian này thật đáng mừng phi thường.” (Chuyển Pháp Luân)

Sau năm 1995, chúng tôi luôn ghi nhớ những bài kinh văn mà Sư phụ đã công bố “Giàu mà có đức”, “Chân tu”, “Ngộ”. Mỗi điểm luyện công đều sắp xếp điểm học Kinh văn mới và “Chuyển Pháp Luân” để mọi người có nhiều cơ hội chia sẻ giao lưu hơn, liễu giải Pháp và tâm tính cũng không ngừng đề cao. Dần dần, ai cũng nhận ra luyện công chỉ cải biến thân thể còn học Pháp, vứt bỏ các tâm chấp trước nơi người thường mới gọi là tu luyện. Thông qua chịu khổ tu bỏ đi những thứ bất hảo mới có thể về với quê hương thật sự của mình. Đồng thời Sư phụ cũng an bài cho tôi những cơ hội để đề cao tâm tính.

Chồng tôi trước kia nuôi chim bồ câu, chúng rất bẩn và giết chúng cũng là sát sinh nên nhiều lần tôi đã tranh cãi với chồng. Hồi đó mỗi ngày tôi đều phải đến công ty, làm việc nhà, còn phải học Pháp luyện công, ngày nào cũng bận rộn, lại thêm việc trách chồng nuôi bồ câu lấy thịt nên mỗi lần giúp chồng tôi đều vô cùng miễn cưỡng. Kết quả trong một lần giúp chồng, tôi đã bị ngã từ trên ghế xuống nhưng chỉ bị trầy chút da cũng không chảy máu, ngày tiếp theo tôi vẫn có thể đi làm, luyện công bình thường. Nếu không có Sư phụ bảo hộ, tôi chắc chẵn sẽ gặp nguy hiểm. Thông qua chuyện này, tâm tính tôi cũng đề cao, tôi nhận thức được phải buông bỏ tình và phải lấy thiện đối đãi với chồng.

Một lần tôi sốt 40 độ, chồng đi công tác, con đi học, không có ai chăm sóc, hen suyễn từng cơn không dứt, nhưng tôi vẫn kiên trì luyện công, học Pháp, chứng bệnh rất nhanh liền thuyên giảm, đúng như trong Pháp Sư phụ đã từng giảng:

“Về những học viên mới khi bắt đầu học công, và những học viên tu lâu mà thân thể được điều chỉnh rồi, vì sao trong tu luyện xuất hiện việc thân thể không thoải mái, giống như mắc bệnh nặng? Hơn nữa qua một đoạn thời gian lại xuất hiện một lần? Khi giảng Pháp tôi đã bảo chư vị rằng đều là đang tiêu nghiệp, tiêu bỏ nghiệp lực mà chư vị trải qua bao đời đã nợ, đồng thời cũng là đề cao ngộ tính cá nhân, ngoài ra cũng là đang khảo nghiệm học viên có kiên định vào Đại Pháp không, cho đến tận khi tới tu luyện xuất thế gian pháp, đó là giảng một cách khái quát.” (Nghiệp bệnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Thông qua tiêu trừ nghiệp bệnh, Sư phụ còn khảo nghiệm tâm tính của tôi. Một vị đồng tu đã khai mở thiên mục khuyên tôi đừng lo lắng vì khắp tường nhà tôi giăng đầy Pháp Luân. Tôi nói tôi không sợ, mặc dù thiên mục chưa mở nhưng tôi tin Pháp Sư phụ giảng, đây chỉ là tiêu nghiệp. Tôi trước kia uống nhiều thuốc, cả cuộc đời không biết làm bao nhiều việc không đúng. Đây là điều tôi nên nhận, là Sư phụ thanh lý thân thể giúp tôi, để tôi đề cao.

Lại một học viên cao tuổi nói với tôi: “Luyện công vẫn nên luyện, uống thuốc vẫn nên uống.” Tôi biết đó chỉ là khảo nghiệm nên tôi chỉ cười nhẹ và nói: “Cảm ơn, tôi sẽ không uống thuốc, tiêu nghiệp là việc tốt, nghiệp lực trên thân liền tiêu đi một phần.” Cô nghe tôi nói vậy liền thôi.

Chồng tôi cũng bảo con gái bí mật bỏ thuốc vào nước nhưng bị tôi phát hiện. Tôi liền nói với con, người tu luyện và người thường không giống nhau, mẹ có Sư phụ quản, chỉ cần kiên trì học Pháp, luyện công thì bệnh gì cũng sẽ hết. Từ đó con gái tôi không bao giờ làm việc ấy nữa.

Sốt một tuần, không uống một viên thuốc, mỗi ngày đều nỗ lực học Pháp liền rất nhanh vượt quan nghiệp bệnh. Có một học viên là bác sĩ nói với tôi nếu là người thường, thì nếu không tiếp nước chắc chắn sẽ không qua khỏi. Tôi nói: Đúng vậy, đây là Sư phụ vì chúng ta mà gánh chịu. Chỉ cần kiên tu Đại Pháp, quan nào cũng sẽ qua.

Đối mặt với bức hại

Tháng 4 năm 1999, cảnh sát bắt 45 học viên Pháp Luân Công, tin tức nhanh chóng được lan ra, hơn 10 nghìn học viên Pháp Luân Công Bắc Kinh thỉnh nguyện vào ngày 25 tháng 4, trong đó có tôi.

Lúc 7 giờ sáng tôi đến nơi thì thấy đã có rất nhiều học viên đang đứng trật tự trên phố Phủ Hữu, xe cộ đi lại vẫn trôi chảy. Chúng tôi cũng phối hợp không một lời phàn nàn với sự điều phối của các công an và cảnh sát thường phục. Khoảng 8 giờ sáng, một nhóm cảnh sát dàn hàng ở giữa đường bất chấp việc xe cộ đang lưu thông trên đường. Những cảnh sát đi bên cạnh chúng tôi đều được các học viên giới thiệu vẻ đẹp của Đại Pháp và giải thích vì sao chúng tôi đến đây. Các học viên còn nhặt sạch những đầu mẩu thuốc, bình nước mà họ vứt hết trên đường. Chúng tôi đứng ở bên đường rất trật tự, kính trên nhường dưới, học viên lớn tuổi ngồi đọc sách, không làm ảnh hưởng đến người đi bộ. Đi vệ sinh công cộng, học viên nhường cho người dân trước, cố gắng không ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của họ. Hôm đó, đột nhiên nghe thấy tiếng vỗ tay của một đồng tu, mọi người liền hướng lên bầu trời, mặc dù trời đang nắng gắt chúng tôi nhìn thấy ánh hồng quang tỏa ta, Pháp Luân lớn nhỏ giăng đầy trời. Suốt 16 tiếng đồng hồ thỉnh nguyện an hòa chỉ vì quyền tự do tín ngưỡng của chúng tôi, không đấu tranh, không biểu ngữ, để mọi người thấy phong thái của đệ tử Đại Pháp.

Sau tháng 4, tà ác sử dụng những thủ đoạn lưu manh và liên tục gia tăng bức hại với những người tu luyện lương thiện: phun nước vào người học viên, sai bảo vệ đuổi học viên ra khỏi công viên. Điểm luyện công gần công ty của tôi nên khi đồng nghiệp nhìn thấy rất nhiều xe cảnh sát và công an mặc thường phục đã sợ hãi kêu tôi ngừng luyện công, có người còn nói chồng tôi đến tìm và khuyên tôi trở về nhà. Bất kể người ta nói gì đều không làm tôi động tâm, cũng không muốn mở mắt nhìn hoàn cảnh xung quanh. Hôm đó tôi đã cảm giác được sự mỹ diệu khôn cùng của Đại Pháp và trường năng lượng lấp lánh ánh hào quang bao quanh tôi.

Chúng tôi tiếp tục nỗ lực gửi đơn kháng cáo,khiếu nại và giảng chân tướng lên chính phủ. Ngày 19 tháng 7 năm 1999, người phụ trách của hội nghiên cứu khí công bị bắt phi pháp. Ngày 20 tháng 7 năm 1999, học viên Pháp Luân Công bắt đầu bị đàn áp trên toàn quốc. Chúng tôi vẫn kiên trì ra công viên luyện công, và chúng tôi liên tục nhận được những cuộc điện thoại thông báo các học viên bị bắt và yêu cầu hỗ trợ. Tôi và hai đồng tu khác đạp xe đạp đến phố Phủ Hầu, thấy rất nhiều học viên đang bị bức hại, tập đoàn tà ác vô vớ bao vây và bắt giữ chúng tôi.

Tuy bị bắt nhưng chúng tôi không hề sợ hãi, không hẹn mà cùng nhẩm “Luận Ngữ” và “Hồng Ngâm”. Khoảng 8 giờ sáng, cảnh sát bắt chúng tôi lên xe và áp giải đến sân vận động Phong Đài, Bắc Kinh. Những người chống cự còn bị kéo một cách tàn bạo lên xe, bất kể bị đối xử ra sao chúng tôi đều hô lớn: “Chúng tôi là tu luyện theo Chân – Thiện – Nhẫn, người tốt vô tội”, “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Trên đường chúng tôi tiếp tục nói về vẻ đẹp của Đại Pháp cho cảnh sát trên xe.

Đến nơi chúng tôi thấy bên trong toàn những cảnh sát mang súng và vũ khí. Chúng tôi ngồi đả tọa, nhẩm “Hồng Ngâm”, một lát sau thì có người yêu cầu chúng tôi báo tên tuổi và địa chỉ nhưng chúng tôi lịch sự từ chối. Có học viên còn nói: Duy hộ Đại Pháp là trách nhiệm thần thánh của đệ tử Đại Pháp, ai không bước ra thì chính là không phải đệ tử Đại Pháp.

Hôm đó Bắc Kinh nóng như đổ lửa, đến 3 giờ chiều trời bắt đầu đổ mưa. Nhiều học viên vẫn đang ngồi đả tọa bất động hoặc nhẩm “Luận Ngữ”, có đồng tu còn thiện ý đưa áo mưa của mình cho các cảnh vệ.

Đến 7 giờ tối, xe buýt và xe tải cảnh sát kéo đến, cảnh sát la hét và dùng vũ lực bắt chúng tôi lên xe, người thì bị kéo, người bị khiêng, người bị túm tóc kéo lên xe, người còn bị cảnh sát xé rách cả quần áo. Cả hiện trường đều là tiếng chửi bới, gầm thét, khóc thương, hô hào. Chúng tôi đều hô lớn “Dừng xe!”, “Chúng tôi có quyền tự do tín ngưỡng!” Chiếc xe đã thực sự dừng lại, mọi người vỗ tay và lần lượt xuống xe. Lúc này sân vận động không còn nhiều người nữa, cảnh sát tiếp tục thu nhỏ vòng vây và cưỡng chế chúng tôi vào một trường học, bắt chúng tôi khai tên nhưng chúng tôi quyết không hợp tác. Vài cảnh sát muốn gọi người nhưng gọi thế nào cũng không được, đến 12 giờ đêm cảnh sát ai cũng mong muốn về nhà, liền tức giận nói với chúng tôi: “Không cho luyện thì đừng luyện nữa, đúng là tìm rắc rối,” rồi thả chúng tôi đi.

Trên đường trở về, tâm tôi vô cùng đau xót suy nghĩ: cảnh sát vì nhân dân cái gì không biết, coi người tốt như kẻ thù, thế giới này tại sao lại bất công đến vậy!

Giới thiệu vẻ đẹp Đại Pháp đến những người hữu duyên

Sau năm 2001, tập đoàn tà ác Giang Trạch Dân bày ra vụ tự thiêu ở Thiên An Môn và bức hại đệ tử Đại Pháp ngày càng tàn bạo và hung ác. Bí thư Đảng và ủy viên tổ chức đã tìm chồng tôi, gây áp lực, ép tôi viết hối quá thư và bất luyện công, nếu không sẽ bắt tôi đến phòng chuyển hóa.

Tôi nghĩ, mặc dù chồng có mất việc, nhưng tôi tuyệt đối không để tà ác đạt được mục đích, tôi sẽ không nghe lời tà ác. Sư phụ đã vì chúng ta chịu biết bao nhiêu nghiệp lực, làm thân thể chúng ta khỏe mạnh, tâm tính thăng hoa. Sư phụ còn dạy chúng ta làm người tốt, lấy Chân -Thiện – Nhẫn đối nhân xử thế, dạy chúng ra phản bổn quy chân, đợi đến khi viên mãn sẽ trở về với thế giới thực sự của mình. Tôi làm sao có thể nghe theo tà ác từ bỏ tu luyện, làm việc trái lương tâm, phụ lòng Sư phụ, tôi tuyệt đối không làm những việc tổn hại đến Đại Pháp.

Công ty buộc tôi thôi việc, tôi trở về nông thôn sống cùng gia đình một người cậu. Biết tôi vì việc Pháp Luân Công mà đến liền sợ hãi đến nỗi không cho tôi ra khỏi cửa. Vì chứng thực đệ tử Đại Pháp ở đâu cũng làm người tốt, tôi vẫn học Pháp, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Tôi còn đưa phí sinh hoạt cho cậu để gia đình bớt gánh nặng về kinh tế. Mợ thấy tôi chăm chỉ lại thiện lương nên thường cùng tôi trò chuyện, còn nghe tôi kể những câu chuyện về Pháp Luân Công và cùng tôi đọc Pháp. Mợ rất thích nghe chân tướng Đại Pháp, còn cậu vẫn sợ hãi nên không dám nghe. Thậm chí mỗi lần thấy tôi nói to liền sợ bị người ta nghe thấy.

Có lần cậu không ở nhà nên tôi và mợ cùng ra ngoài tản bộ, tiện thể nói cho mọi người sự thật về vẻ đẹp Đại Pháp, không để bị tà ác lừa dối. Vì Sư phụ đã nói với chúng ta:

“Bị bắt không phải là mục đích; chứng thực Đại Pháp mới là thật sự vĩ đại—chính vì chứng thực Đại Pháp mới bước ra; tất nhiên đã bước ra thì cần đạt cho được chứng thực Pháp—đó mới là mục đích thật sự của việc bước ra.” (Lý tính, Tinh Tấn Yếu Chỉ 2)

Những lúc tôi đi giảng chân tướng mợ còn vui vẻ cùng tôi đi phát tài liệu hoặc dán biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp là Chính Pháp”. Ở nhà cậu một thời gian tôi vẫn luôn hy vọng cậu mợ đắc Pháp và cùng tôi luyện công, nhưng cậu ngày ngày vẫn lo lắng không vui, người tu luyện làm gì cũng suy nghĩ cho người khác nên tôi đã rời đi.

Năm 2004, báo Đại Kỷ Nguyên phát hành “Cửu Bình”, tôi gọi điện thoại cho mợ, nói với họ về sự xấu xa của Trung Cộng và khuyên mợ tam thoái. Nghe xong mợ và chị mợ đều tam thoái, chỉ có cậu nói trước kia không đi học, cái gì cũng chưa từng tham gia và từ chối.

Tôi lại từ biệt gia đình và chỉ để lại vài dòng cho chồng. Hồi đó chồng tôi vẫn là một phần tử của tà ác, lại nghe theo tà ác thuyết phục tôi ngừng tu luyện, nên tôi không nói cho anh ấy là tôi đi đâu, cũng không dám đến nhà thân thích. Sư phụ thấy tôi gặp khó khăn liền an bài cho tôi đến nhà dì ở vùng ngoại ô Xương Bình, Bắc Kinh. Chị họ còn giúp tôi tìm việc để trang trải cuộc sống, đây cũng là cơ hội tốt để tôi giảng chân tướng cho nhiều người hơn nữa. Trên truyền hình liên tục vu khống Pháp Luân Công, vì để mọi người minh bạch chân tướng, không bị lừa dối bởi những tuyên truyền dối trá, sáng làm việc, tối tôi đi dán các tấm biểu ngữ “Pháp Luân Công dạy làm người tốt, không sát sinh. Kẻ sát nhân tuyệt đối không thể là học viên Pháp Luân Công”, “Pháp Luân Đại Pháp là Chính Pháp, Chân – Thiện – Nhẫn hảo” và dán khắp nơi.

Sư phụ đã giảng:

“Nhất định cần phải bảo cho người dân thế giới biết sự tà ác của chúng, đó cũng là cứu độ thế nhân, tận trừ tà ác đồng thời viên mãn bản thân mình, và làm vững mạnh sự thể hiện của Đại Pháp tại thế gian; chư vị biết chăng? Tất cả những gì chư vị đang làm hiện nay đã là vì Đại Pháp, vì những người tu luyện Đại Pháp, mà gây dựng uy đức hết sức vĩ đại nhất vĩnh hằng nhất; khi mà lịch sử lật sang trang mới, những người dân thế giới ở lại sẽ thấy được sự vĩ đại của chư vị; chư Thần trong tương lai sẽ vĩnh viễn ghi nhớ thời kỳ lịch sử vĩ đại này.” (Lý tính, Tinh Tấn Yếu Chỉ 2)

Làm tốt ba việc cũng không được quên làm người tốt. Dì có một cậu con trai 8 tuổi rất nghịch ngợm và nhiều tật xấu: ăn cơm kén cá chọn canh, hay giận cá chém thớt, lại lười biếng, không chịu làm bài tập về nhà, ở trường còn hay đánh nhau với bạn. Tôi thấy cậu bé tuy hư hỏng nhưng tâm lại rất lương thiện, tin vào Đại Pháp. Thế là tôi thường hay nhẫn nại cùng nó giảng đạo lý, sau một thời gian, cậu bé trở nên nghe lời và còn nói với mẹ nó rằng tôi rất thiện lương.

Có lần cậu bé phát bệnh sởi, thầy giáo liền cho nghỉ một tuần, nhưng sau khi cùng tôi đọc “Luận Ngữ”, ngày thứ hai bệnh sở liền khỏi. Ngày hôm sau liền có thể đến trường. Từ đó về sau, cậu bé càng ngày càng nghe lời tôi và cũng không làm phiền mẹ nữa.

Không lâu sau, cậu bé lại bị đau mắt đỏ, lần này cậu bé chủ động cùng tôi đọc “Chuyển Pháp Luân”. Đọc xong, mắt liền khỏi. Lần này cậu bé rất hào hứng bảo với mẹ cùng chúng tôi học Pháp. Mẹ cậu bé nghe lời con trai liền bước vào tu luyện. Ông của cậu bé sau này cũng đồng ý thoái đảng.

Gia đình dì đã nhận được phúc báo từ Đại Pháp: em gái tin tưởng Đại Pháp nên làm ăn ngày càng phát đạt, cậu bé con nhà cậu mợ ngày càng ngoan ngoãn và học giỏi, đỗ vào đại học trọng điểm, còn đến Mỹ làm nghiên cứu sinh, dì thứ hai của tôi cũng bước vào tu luyện.

Đó là những hồi ức tốt đẹp không thể nào quên, trong suốt quá trình tu luyện tôi đã chứng kiến sự từ bi vĩ đại của Sư phụ và vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp. Đệ tử Đại Pháp luôn chính niệm chính hành, nói với mọi người: Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo! Minh chân tướng mới có hy vọng được cứu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/11/21/351815.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/12/24/166863.html

Đăng ngày 20-08-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share