Bài viết của Lý Thuần Quân
[MINH HUỆ 04-06-2018] Mặc dù có hai xương sườn bị gãy, anh vẫn đủ sức để cõng chị gái mình trên lưng. Chín năm tù vì kiên định với đức tin của mình cũng không thay đổi được tính cách lạc quan của anh. Mặc dù rất nghèo, anh sẵn lòng bắt đầu lại từ đầu. Trong từ điển của anh, không có từ nào như “bị suy sụp”.
Những gì anh thường nói là một học viên Pháp Luân Công thì không có gì để sợ, ngay cả khi đối mặt với quan sinh tử. Cuộc đời của anh là một trang sáng chói cho Pháp Luân Công và tên anh là Kinh Ngư.
Những khổ nạn của một gia đình “Ngũ Phản”
Mẹ của anh Kinh Ngư là con gái của một nhà Tư bản, khiến tên bà nằm trong “Danh sách ngũ phản” (được phân loại gồm địa chủ, nông dân giàu có, những người phản Cách mạng, những người có ảnh hưởng xấu và những người cánh hữu trong cuộc Cách mạng văn hóa) và bà bị coi là kẻ thù của Cách mạng Văn hóa Trung Quốc.
Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cai trị Trung Quốc, địa vị xã hội của gia đình họ bị hạ thấp và nó mang đến những đợt bức hại bất tận cho mẹ của Kinh Ngư trong mỗi phong trào chính trị.
Cha anh Kinh qua đời vì bệnh tim khi anh còn là một thiếu niên. Những khó khăn của cuộc sống đã khiến mẹ anh mang nhiều bệnh tật như viêm thận và túi mật, viêm gan, tiểu đường và thấp khớp.
Kể từ khi ĐCSTQ nắm quyền, vị thế của tầng lớp trung lưu, địa vị của gia đình càng thấp hơn và nó là mối đe dọa khó lường trong mỗi phong trào đối với cha mẹ của Kinh Ngư.
Kiên định đức tin vào Pháp Luân Công
Hai người chị của anh Kinh tu luyện Pháp Luân Công đã giới thiệu pháp môn này cho mẹ của họ. Vì mắt bà kém, họ đã tìm cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công, được in bằng chữ lớn cho bà đọc.
Lần đầu tiên khi mẹ họ đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, bà đã trào nước mắt, và bà cảm thấy mình đã tìm thấy một người thân. Những gì bà đọc khiến bà xúc động, và bà đã không do dự bước vào tu luyện Pháp Luân Công. Bệnh của bà biến mất trong vòng một năm.
Bà viết: “Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, sức khỏe của tôi đã được phục hồi. Khi tu luyện Pháp Luân Công, tôi bắt đầu trải nghiệm cảm giác hạnh phúc và tràn đầy sinh lực. ”
Anh Kinh cảm thấy hạnh phúc và biết ơn vì tình trạng sức khỏe của mẹ mình. Mặc dù anh nghĩ rằng đây là một pháp môn tốt, nhưng anh chỉ muốn kiếm tiền cho gia đình mình.
Sau đó, Pháp Luân Công đã bị ĐCSTQ cấm vào năm 1999. Mẹ của anh Kinh và chị gái thứ hai của anh, cô Kinh Thái, đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công.
Mẹ anh viết trong lá thư thỉnh nguyện của bà: “Một môn tu luyện tốt như vậy mà lại bị cấm. Tôi không thể hiểu được. Pháp môn được truyền dạy mà không lấy tiền, nhưng sức khoẻ của người học lại được phục hồi, và được dẫn dắt trở thành người tốt. Tại sao chính phủ không cho phép chúng tôi tu luyện pháp môn này?”
Cầm tù và tra tấn
Người mẹ và hai cô con gái đã đến Văn phòng Khiếu nại Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công. Họ đã bị bắt và bị giam tại một nhà nghỉ. Sau đó, người mẹ và một con gái bị đưa đến Thành phố Thẩm Dương và bị giam tại Trại lao động cưỡng bức Long Sơn Thẩm Dương. Cô Kinh Thiên bị đưa đến một trại cưỡng bức lao động ở thành phố Thạch Gia Trang.
Tất cả các học viên trong trại bắt đầu tập các bài tập Pháp Luân Công bên trong các buồng giam. Họ bị đưa ra khỏi buồng giam và bị sốc điện bằng dùi cui điện. Đôi môi của người mẹ hơn 60 tuổi bị sưng phồng và gần như chạm vào mũi bà. Họ sốc điện vào mặt cô Kinh Thái và còng tay cô ra sau lưng.
Người mẹ và cô con gái được thả vào tháng 5 năm 2005. Họ được yêu cầu phải trả tổng số 7.200 Nhân dân tệ cho chi phí sinh hoạt của họ tại trại. Các đồng tu đã trả số tiền này và đưa họ về nhà.
Cô Kinh Thiên bị đưa đến trại lao động cưỡng bức
Cô Kinh Thiên mắc bệnh tim bẩm sinh từ khi còn nhỏ và đã bình phục sau khi tu luyện Pháp Luân Công. Cô không thể đi thỉnh nguyện ở Bắc Kinh vì lý do công việc. Sau khi cô nghe nói về việc mẹ và em gái của mình bị bắt giữ, cô biết rằng không ích gì khi đến Văn phòng Khiếu nại. Vì vậy, cô quyết định đến Bắc Kinh. Cô và một số học viên mà cô gặp khi đến Bắc Kinh đã đến Quảng trường Thiên An Môn để nói với mọi người rằng Pháp Luân Công là tốt.
Họ đang căng một băng rôn dài 5 mét với dòng chữ: “Các học viên Pháp Luân Công Thẩm Dương đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện”. Cảnh sát đã bắt tất cả các học viên ngoại trừ cô vì họ nghĩ cô là một khách du lịch.
Thay vì rời đi, cô nói với cảnh sát, “Chính tôi đã đưa họ đến đây, vì vậy tôi là người chịu trách nhiệm.” Cô bị bắt và bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức tại thành phố Thạch Gia Trang. Các học viên bị tra tấn, nên cô tuyệt thực.
Anh Kinh Ngư bị tra tấn
Anh Kinh nghĩ: “Tại sao xã hội này lại xấu xa đến thế? Mẹ và các chị của mình là những người tử tế và trung thực, vậy tại sao chính phủ lại tra tấn họ? Pháp Luân Công dạy Chân, Thiện và Nhẫn. Tại sao điều này lại bị cấm?”
Anh đọc Chuyển Pháp Luân để tìm hiểu lý do tại sao mẹ và chị gái của anh vẫn kiên định, ngay cả khi đối mặt với việc bị bắt giữ và bức hại tàn bạo. Sau khi đọc Chuyển Pháp Luân, anh quyết định tu luyện Pháp Luân Công.
Sau đó, cảnh sát địa phương yêu cầu cả gia đình đến đồn cảnh sát để nói chuyện. Tuy nhiên, chỉ có người mẹ và người chị cả đến nhưng đã bị bắt và bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Long Sơn Thẩm Dương.
Trương Gia Ánh và các sĩ quan khác thuộc Phòng cảnh sát Hoàng Hải ở quận Vu Hồng, thành phố Thẩm Dương xông vào nhà của anh Kinh, lục soát, và tìm thấy một bài viết chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của anh Kinh Ngư, trong đó anh ví Giang Trạch Dân (Cựu bí thư ĐCSTQ) là một độc tài Phát Xít.
Họ đưa anh đến đồn cảnh sát và tra tấn anh trong hai ngày đêm, yêu cầu anh nói cho họ biết chị gái thứ hai của anh đang ở đâu. Họ đã cố sốc điện anh bằng dùi cui điện, nhưng pin đã cạn kiệt.
Trương Gia Ánh đánh anh Kinh và làm gãy hai xương sườn của anh. Sau đó, họ sử dụng một cây gậy gỗ để đè chân anh xuống. Hai cảnh sát dẫm lên hai bên của cây gậy. Anh Kinh đã không nói cho họ biết nơi ở của chị gái mình.
Cảnh sát trưởng nói với anh Kinh: “Không sao nếu anh không cho chúng tôi biết nơi ở của chị gái anh. Anh có thể cung cấp cho chúng tôi thông tin về các học viên Pháp Luân Công khác.” Anh Kinh chỉ mỉm cười.
Cảnh sát trưởng đã chuyển anh Kinh đến một trại giam và viết trên bản báo cáo tạm giam: “Kinh Ngư có mối quan hệ mật thiết với các học viên Pháp Luân Công ở nhà. Anh ta cũng viết các bức thư liên quan đến Pháp Luân Công để phản đối ông Giang Trạch Dân và gọi ông Giang Trạch Dân là kẻ Phát Xít.”
Tuy nhiên, vài ngày sau, anh Kinh Ngư đã được thả. Ngay khi anh về đến nhà, anh nhận được một cuộc gọi từ đồn cảnh sát hỏi anh đang làm gì. Anh nhận ra rằng cảnh sát đã thả anh với hy vọng anh sẽ dẫn họ đến chỗ người chị thứ hai và các học viên khác.
Giảng chân tướng
Chị cả của anh Kinh, cô Kinh Thiên tuyệt thực để phản đối việc cô bị bắt giữ. Sức khỏe của cô xấu đi và bệnh viện công sợ phải chịu trách nhiệm, vì vậy họ đã thông báo cho gia đình đón cô về nhà.
Anh Kinh đến bệnh viện và giải thích rằng anh vừa mới được thả ra khỏi một trại tạm giam và không có tiền. Mẹ anh bị giam trong một trại lao động cưỡng bức và anh đã mất liên lạc với chị gái thứ hai sau khi cô được thả ra khỏi trại lao động cưỡng bức. Bệnh viện đã thả chị cả của anh ra.
Một sĩ quan cảnh sát đưa anh đến gặp chị cả Kinh Thiên. Anh nói với chị mình rằng họ sẽ về nhà và anh sẽ cõng chị trên lưng. Ở nhà, cô Kinh Thiên nhận được một cuộc gọi từ tòa án, kiểm tra tình hình của cô. Họ nhận ra rằng chính quyền sẽ lại bắt cô lần nữa, vì vậy họ rời nhà ra đi.
Họ gặp được chị gái Kinh Thái và các học viên khác. Họ đều cho rằng chính quyền sẽ không đối xử với họ một cách công bằng, vì vậy họ quyết định in các tài liệu Pháp Luân Công và làm đĩa DVD để phân phát cho dân chúng. Họ sản xuất và phân phát tài liệu Pháp Luân Công trong hơn một năm.
Cảnh sát không thể tìm thấy nguồn gốc của các tài liệu Pháp Luân Công, nên họ ra lệnh cho những người bán hàng, trung tâm máy tính và tài xế taxi của Thành phố Thẩm Dương báo cáo bất cứ ai mua vật tư in ấn. Họ treo thưởng 500 Nhân dân tệ. Một tài xế taxi đã báo cáo về anh Kinh Ngư và nhóm của anh.
Cảnh sát xông vào nhà họ khi họ mở cửa vào sáng hôm sau. Cảnh sát đã tịch thu rất nhiều tài liệu và đĩa DVD của Pháp Luân Công. Sau đó, cảnh sát đưa họ ra chợ với tay bị còng và phủ một chiếc khăn che đi.
Hai học viên rút khăn và hô to: “Pháp Luân Công là tốt!” Mọi người vây quanh họ. Cảnh sát bịt miệng họ. Một người đàn ông lớn tuổi đã đấm vào cánh cửa xe cảnh sát khi chứng kiến cuộc giằng co của cô Kinh Thiên và cô Kinh Thái trong lúc họ bị đẩy vào xe cảnh sát.
Ý chí mạnh mẽ của người mẹ
Người mẹ từ chối từ bỏ đức tin của mình khi bị giam giữ trong một trung tâm tẩy não, vì vậy bà đã bị chuyển đến Trại Lao động Cưỡng bức Long Sơn và bị tra tấn ở đây.
Bà bị sốc điện bằng dùi cui điện. Một cai tù sử dụng một chiếc lược để đánh vào mặt bà và đá bà. Mặc dù có triệu chứng của bệnh tiểu đường và huyết khối não, bà vẫn bị tra tấn. Bà bị mất thị lực một bên mắt và mắt kia hầu như không thể nhìn được. Khi sức khỏe của bà trở nên xấu hơn, trại lao động cưỡng bức không muốn nhận trách nhiệm và thả bà ra.
Khi trở về nhà, bà thấy căn nhà lộn xộn, vì cảnh sát đã lục soát nó. Các học viên và hàng xóm đã giúp đỡ bà nhiều nhất có thể và cung cấp rau củ cho bà.
Bà đã bình phục sau khi luyện các bài Công pháp Pháp Luân Công. Để kiếm sống, bà giặt quần áo và nấu ăn thuê cho các nhà. Bà kiếm được 300 Nhân dân tệ một tháng. Bà tiết kiệm từng xu mà bà có thể bằng cách không sử dụng lò sưởi vào mùa đông và chỉ ăn dưa chua tự làm và ngũ cốc thô suốt cả năm. Bằng cách đó, bà có thể chu cấp quần áo và thức ăn cho những đứa con đang bị giam giữ của mình.
Cảnh sát liên tục quấy rối bà. Bà vẫn tử tế và từ bi và nói với họ rằng họ sẽ bị trừng phạt nếu họ tiếp tục làm điều ác. Bà giải thích lý do thoái ĐCSTQ và các tổ chức Thanh thiếu niên của nó. Nhiều nhân viên cảnh sát đã thoái Đảng và từ chối tham gia cuộc đàn áp.
Bị kết án tù
Anh Kinh Ngư và hai người chị của anh đã tuyệt thực. Hai người chị mỗi người bị kết án 13 năm tù và anh Kinh bị kết án 10 năm. Hầu hết các học viên khác bị kết án 10 năm hoặc hơn.
Các đồng tu không dám thông báo cho mẹ của anh Kinh tham dự phiên toà, nhưng cuối cùng bà cũng biết kết quả. Với sự giúp đỡ của các đồng tu, bà đã đến thăm các con của mình theo định kỳ.
Báo cáo về điều kiện nhà tù
Anh Kinh Ngư bị đưa đến Nhà tù Hoa Tử ở thành phố Liêu Dương. Anh bị cảnh sát đánh gãy nhiều xương sườn và phổi bị thủng, vì vậy anh thường thổ huyết. Họ giam anh tại bệnh viện của nhà tù. Mỗi học viên Pháp Luân Công trong nhà tù đó bị tám tù nhân theo dõi.
Anh Kinh lên kế hoạch thông báo cho các học viên bên ngoài về điều kiện nhà tù. Anh nhận thấy một số tù nhân có điện thoại di động và thường xuyên gọi điện thoại cho những người bên ngoài nhà tù. Anh được cho biết rằng anh cũng có thể mua một chiếc điện thoại di động, và anh đã mua một chiếc điện thoại bằng số tiền tiết kiệm được.
Các lính canh tìm thấy điện thoại của anh và thẩm vấn anh, nhưng anh không nói cho họ biết cách mà anh có được nó. Sau một vài lần tra khảo, các lính canh quyết định bỏ qua và không báo cáo cho người giám sát của họ.
Nhận và gửi thông tin trong nhiều năm
Anh Kinh Ngư có thể có được một chiếc điện thoại di động khác, và anh đã chia sẻ với các học viên bị cầm tù khác. Vì vậy, họ đã có thể báo cáo cho trang web Minh Huệ những gì đang xảy ra bên trong nhà tù. Những học viên này đã tìm ra những cách khéo léo để giấu điện thoại di động trong nhiều năm, mặc dù bị nhiều tù nhân theo dõi.
Anh Kinh có mối quan hệ tốt với các tù nhân trong phòng giam của mình nên anh có thể sạc điện thoại di động.
Chiếc điện thoại di động này giúp anh nhận thông tin từ bên ngoài và cung cấp thông tin ra bên ngoài. Các thành viên trong gia đình các đồng tu đã hợp tác với các học viên bên trong để truyền các bài kinh văn mới của Sư phụ Lý Hồng Chí (nhà sáng lập Pháp Luân Công) và đưa vào cả một máy nghe nhạc MP4 có bài giảng Pháp của Sư phụ Lý cho học viên Úc châu.
Vì các viên chức nhà tù không thể chặn luồng thông tin ra vào nhà tù, họ đã chuyển các học viên đến nhà tù Nam Quan Tử ở thành phố Đại Liên. Vì vậy, họ không còn sử dụng được điện thoại di động và máy nghe nhạc MP4.
Được trả tự do và rời khỏi Trung Quốc
Các học viên Pháp Luân Công ở nước ngoài đã gây áp lực lên các quan chức và những người khác chịu trách nhiệm về việc giam giữ anh Kinh Ngư, anh được thả vào năm 2012, sớm hơn một năm so với thời hạn tù của anh.
Anh đoàn tụ với mẹ mình. Anh đã hơn 30 tuổi và gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một công việc. Nhưng, một nhà hàng đã thuê anh và anh trở thành thợ làm mỳ lạnh ngon nhất trong khu vực đó. Anh cũng có thể nói với khách hàng của mình chân tướng về Pháp Luân Công.
Sau khi mẹ anh qua đời, anh tìm cách rời khỏi Trung Quốc và đoàn tụ với các chị của mình đã ra đi trước một thời gian trước đây.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/6/4/365017.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/7/11/171072.html
Dịch ngày 29-07-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.