Bài viết của phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 29-5-2018] Cô Duẫn Quân bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ khi 17 tuổi vào năm 1999. Cô rất hạnh phúc trước những cải biến tích cực mà pháp môn đã mang lại cho cuộc sống của mình.
Tuy nhiên, hai năm sau, ngay trước khi cô thi học đại học, giấc mơ của cô đã bị tan vỡ bởi cuộc đàn áp Pháp Luân Công do chính quyền cộng sản Trung Quốc phát động.
Cô Duẫn bị đuổi khỏi trường cấp ba và khoảng thời gian tuyệt vời nhất cuộc đời cô đã phải sống sau những song sắt chỉ vì đã đương đầu với chính quyền độc tài khi lên tiếng cho đức tin của mình.
Vừa mới ngoài 20 tuổi, cô phát chứng bệnh tim nghiêm trọng, và phần cột sống phía dưới của cô biến dạng vì bị tra tấn triền miên và tàn bạo trong khi bị giam giữ.
Cuộc bức hại Pháp Luân Công đã kéo dài suốt 19 năm qua và hiện vẫn còn đang tiếp diễn. Thiếu nữ ngày nào giờ đã là một phụ nữ 37 tuổi. Mặc dù bị cầm tù trong thời gian dài, nhưng cô đã lựa chọn không quay trở về nhà với cha mẹ bởi cô không muốn họ bị liên lụy vào cuộc bức hại này. Mang trong tâm nỗi sợ hãi và áp lực có thể bị bắt giữ bất kỳ lúc nào, cô sống lang, làm việc vặt để mưu sinh.
Trong bài viết này, cô Duẫn thuật lại những bức hại mà cô phải chịu đựng trong những năm qua. Qua đó, cô hy vọng nhiều người hơn nữa sẽ minh bạch về cuộc bức hại khủng khiếp này để có thể chung tay chấm dứt nó.
Bị đuổi học
Khi tôi đang học năm cuối cấp ba, chuẩn bị thi tuyển sinh đại học thì Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đột nhiên bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999. Tuyên truyền [dối trá] phô thiên cái địa, bịa đặt điều sai trái rằng chúng tôi là những người thoái hóa đạo đức.
Biết tôi là người tu luyện Pháp Luân Công, cảnh sát đã đến trường học tìm tôi. Họ ép hiệu trưởng và các giáo viên của tôi phải gây áp lực khiến tôi từ bỏ tu luyện. Khi tôi từ chối làm theo, hiệu trưởng đã đuổi học tôi và ngăn cấm tôi tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học.
Bị bắt vì thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công
Tháng 11 năm 2000, khi tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, tôi đã bị bắt giữ trên quảng trường Thiên An Môn. Cảnh sát đánh đập và chửi mắng tôi thậm tệ. Họ giam tôi trong một chiếc lồng kim loại và sau đó đưa tôi đến một Trại tạm giam ở ngoại ô Bắc Kinh.
Mười hai cảnh sát luân phiên thẩm vấn tôi và cố gắng lấy được tên và địa chỉ nhà tôi. Họ không cho tôi ngủ và bắt tôi phải ngồi xổm (tư thế ngồi trên lưng ngựa) trong thời gian dài.
Hai ngày sau, khi tôi vẫn một mực im lặng không hé nửa lời, họ bắt đầu ngụy thiện đối đãi tốt với tôi, lừa rằng sẽ cho xe đưa tôi về nhà. Tôi tin lời họ và nói cho họ biết địa chỉ nhà. Sau khi tôi nói ra địa chỉ, họ liện lộ rõ mặt thật, thay vì đưa tôi về nhà, họ lại chuyển tôi tới trại tạm giam khu Phong Đài ở Bắc Kinh.
Sau mấy ngày bị giam giữ, cảnh sát địa phương đã đưa tôi về quê nhà ở thành phố Bạch Sơn, tỉnh Cát Lâm và sau đó giam giữ tôi trong trại tạm giam khu Phủ Tùng.
Hòng ép tôi và các học viên Pháp Luân Công phải từ bỏ đức tin của mình, cảnh sát bắt chúng tôi đứng ngoài trời với chân trần và quần áo mỏng tang trong nhiệt độ âm. Nhưng không ai trong chúng tôi dao động.
Cuối tháng 1 năm 2001, sau Tết Nguyên đán, tôi được trả tự do. Nhưng ngay sau đó, cảnh sát lại bắt giữ tôi và ép tôi phải trải quan một phiên tẩy não 10 ngày nhằm tiếp tục nỗ lực chuyển hóa tôi.
Bị tra tấn tàn bạo đến phát bệnh tim
Vào một đêm trong tháng 6 năm 2001, tôi và mẹ ở nhà bà ngoại. Khi cả nhà đã đi ngủ, chúng tôi nghe thấy tiếng đập cửa mạnh mẽ và dồn dập. Mẹ tôi vừa mở cửa, tức thì hơn 20 cảnh sát xông vào và bắt đầu xới lục tung mọi ngóc ngách trong nhà. Họ tịch thu sách và áp-phích Pháp Luân Công của tôi.
Tái hiện cảnh tra tấn: Còng tay ra sau lưng
Tôi bị tống vào trại tạm giam, ở đó cảnh sát còng tôi với hai tay vặn ngược ra sau lưng trong hơn một giờ đồng hồ, tôi đau đớn đến mức toàn thân mồ hôi vã ra như tắm. Khi họ mở còng, tay tôi bị mất hết cảm giác.
Trong trại tạm giam, mỗi ngày tôi chỉ được cung cấp một bát nước canh không và bánh mỳ thiu và không được mua thêm đồ ăn. Lính canh không cho phép tôi ngủ vào ban đêm: nếu tôi ngủ gật, họ sẽ đá vào cửa gây tiếng động để đánh thức tôi dậy.
Bởi điều kiện sinh hoạt tồi tệ và tra tấn thể chất và tinh thần tàn bạo, nên tôi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bệnh tim.
Cảnh sát đã chuyển tôi tới Trại Lao động Cưỡng bức Trường Xuân mà không tuân theo một trình tự nào. Khi bác sĩ trại lao động phát hiện tôi có bệnh tim nghiêm trọng, ông ta từ chối nhận tôi. Thế nhưng trại giam vẫn không thả tôi ra. Họ viện lý do rằng tôi không thể có vấn đề về tim khi tôi chỉ mới khoảng 20 tuổi. Họ đã giam giữ tôi thêm ba tháng nữa, và cuối cùng, sau vài lần kiểm tra, họ mới tin rằng tôi có vấn đề về tim theo kết luận của một số bệnh viện địa phương, họ mới thả tôi ra. Lần bị bắt giữ này tôi đã bị giam giữ trong hơn ba tháng.
Nhưng sau khi được thả ra tôi vẫn không được tự do: cảnh sát tiếp tục giám sát tôi tại nhà. Tôi buộc phải rời nhà và sống cuộc sống nay đây mai đó.
Bị bắt vì làm tài liệu thông tin về cuộc bức hại
Tôi ở thị trấn Tùng Giang Hà, huyện Phủ Tùng và bắt đầu làm tài liệu thông tin phơi bày cuộc bức hại tại nhà. Khi cảnh sát phát hiện ra, tôi lại bị bắt giữ sau khi họ tịch thu máy tính, máy tin và các tài liệu khác.
Cảnh sát giam tôi tại trại tạm giam Tùng Giang Hà. Họ trói tôi vào một chiếc ghế và còng tay tôi lại. Trong thời gian thẩm vấn, họ tát vào mặt, dùng dùi cui sốc điện và đánh đập tôi.
Tái hiện cảnh tra tấn: Bức thực
Họ nhốt tôi trong phòng biệt giam, ở đó tôi bắt đầu tuyệt thực phản đối bức hại. Một số lính canh và tù nhân đã bức thực tôi bằng ống dẫn thức ăn. Không có kiến thức về giải phẫu người, họ cẩu thả thọc chiếc ống vào cổ họng tôi khiến tôi bị chảy rất nhiều máu. Họ dùng một lượng muối lớn bức thực tôi. Sau lần bức thực tôi bị khát nước trầm trọng, và môi của tôi bắt đầu nứt nẻ.
Trong một lần bức thực, tôi bị khó thở, tim gần như ngừng đập. Tôi không mở nổi mắt, nhưng tôi vẫn còn một chút ý thức. Tôi xin Sư phụ của Pháp Luân Công giúp đỡ – “Sư phụ, con không thể chết được.” Sau đó tôi cảm thấy một cú sốc ở tim; rồi tôi lại có thể thở trở lại. Cảm tạ Sư phụ, là Sư phụ đã cứu mạng con.
Chuyển tới trại lao động cưỡng bức
Năm 2002, tôi bị phi pháp kết án ba năm trong Trại Lao động Cưỡng bức Hắc Chủy Tử ở Trường Xuân. Tôi bị cưỡng bức lao động 16 giờ mỗi ngày và thường phải làm việc đến tận nửa đêm. Toàn thân tôi lúc nào cũng đau nhức do thời gian làm việc quá dài.
Thời gian dành cho việc ăn uống, tắm rửa hay đi vệ sinh bị kiểm soát chặt chẽ, bị khống chế vỏn vẹn trong vài phút. Nếu tôi không thể xong trong thời gian quy định, lính canh sẽ can thiệp để tôi phải chấm dứt vô luận là thế nào đi chăng nữa, chúng tôi chỉ được phép tắm bằng nước lạnh.
Hốc hác và suy tim sau khi bị tẩy não và tra tấn
Tôi bị tẩy não cường độ cao trong mấy tháng đầu tiên ở trại lao động. Lính canh không cho phép tôi ngủ vào ban đêm nhưng vẫn bắt tôi làm việc nhiều giờ vào ban ngày.
Trong một “báo cáo tư tưởng” mà trại lao động yêu cầu, tôi đã viết về câu chuyện tôi đã được thụ ích ra sao từ tu luyện Pháp Luân Công. Kết quả là, lính canh đã đánh đập tôi đến tím tái mình mẩy. Tôi bước đi khập khiễng. Họ còn dùng dùi cui sốc điện tôi, khiến khắp thân sưng tấy và bỏng rộp. Mặc dù đau đớn vô cùng, nhưng họ vẫn bắt tôi tiếp tục làm việc.
Tôi tuyệt thực phản đối bức hại vài lần, mỗi lần đều bị bức thực. Họ dùng dụng cụ banh miệng tôi ra và đổ bột ngô vào miệng tôi. Nếu tôi không nuốt nó, họ sẽ bóp mũi tôi khiến tôi không thể thở. Có lần lính canh còn đá vào chân tôi trong khi bức thực. Tôi thường bị ho khan và nôn mửa sau khi bị tra tấn bức thực.
Trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, bức thực thường xuyên được sử dụng để tra tấn các học viên. Nhiều học viên đã tử vong vì bị bức thực.
Tôi cao 1,67 mét, nhưng cân nặng chưa đầy 50kg khi ở trong trại lao động. Thời điểm lính canh đưa tôi đi kiểm tra sức khỏe, họ phát hiện ra tôi có dấu hiệu suy tim và huyết áp thấp cực độ.
Kể từ đó, lính canh đo huyết áp của tôi hai lần mỗi ngày và bắt tôi uống thuốc không rõ nguồn gốc. Nếu tôi không làm theo, họ sẽ dùng dùi cui sốc điện tôi.
Tất cả các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ ở đó đều phải chịu đựng những điều tương tự hoặc thậm chí còn bị tra tấn tàn bạo hơn. Một số bị tra tấn đến chết.
Hai năm sau, tôi bắt đầu bị sốt cao kéo dài và ngay cả tiêm cũng không thể hạ sốt. Tôi ngừng lao động nặng nhọc, nhưng lính canh tiếp tục tra tấn tôi bằng cách bắt tôi ngồi trên một chiếc ghế nhỏ xíu mà không được nhúc nhích. Họ thậm chí còn chuyển tôi tới bệnh viện quân đội để khám sức khỏe, ở đó bác sĩ phát hiện ra tôi bị sỏi mật và viêm túi mật nghiêm trọng.
Lo sợ rằng tôi sẽ chết trong trại lao động nên lính canh đã thả tôi ra để điều trị y tế.
Án tù
Sau khi trở về nhà, tôi tiếp tục nỗ lực [giảng chân tướng] nâng cao nhận thức về cuộc bức hại. Tôi bị báo với cảnh sát; không lâu sau, họ bất ngờ đột kích vào nhà tôi và tịch thu máy tính, máy in của tôi một lần nữa.
Vì tôi đang điều trị y tế, nên mặc dù cảnh sát đề nghị trại lao động nhận lại tôi để tôi hoàn thành bản án, nhưng trại lao động đã từ chối.
Tôi bị giam giữ trong trại tạm giam khu Phủ Tùng. Tôi tuyệt thực và hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”
Lính canh trói tôi vào một chiếc giường trong tư thế “đại bàng sải cánh” và bức thực tôi. Họ luồn một chiếc ống dẫn thức ăn qua mũi đâm thẳng xuống dạ dày tôi. Lúc này, họ cởi trói tôi khỏi giường, tôi mất ý thức và không thể đi lại trong thời gian dài.
Tái hiện cảnh tra tấn: Trói trong tư thế ‘đại bàng sải cánh’
Cảnh sát trình hồ sơ của tôi lên tòa án, và tôi lại bị kết án ba năm tù giam. Khi họ chuyển tôi tới Nhà tù nữ Hắc Chủy Tử ở Trường Xuân, tôi không vượt qua kiểm tra y tế. Tuy nhiên, cảnh sát không chịu từ bỏ, họ hối lộ để bác sĩ này thao túng kết quả và nhà tù đã nhận tôi.
Tôi bị giữ lại ở bệnh viện nhà tù và hàng ngày bị tiêm thuốc không rõ nguồn gốc. Đôi khi họ còn đưa thuốc cho tôi, nhưng tôi ném chúng vào nhà vệ sinh và không bao giờ uống chúng.
Ngay khi tình trạng sức khỏe của tôi ổn định, tôi bị chuyển tới khu “giáo dục” của nhà tù, ở đây các lính canh tẩy não và tra tấn hòng ép tôi từ bỏ Pháp Luân Công.
Tra tấn “kéo căng”
Minh họa cảnh tra tấn: Kéo căng
Tháng 11 năm 2006, sau khi lính canh tù thấy tôi và nhiều học viên đọc các bài giảng Pháp Luân Công trong tù, họ giam một số học viên trong các phòng biệt giam và trói hai tay hai chân của các học viên vào bốn góc của khung giường. Họ đau đớn cùng cực.
Mặc dù chúng tôi bị giam giữ ở nhiều tầng khác nhau, nhưng tôi có thể nghe rõ tiếng la thất thanh của những học viên đang bị tra tấn.
Đến tối, tôi cũng có thể nghe thấy tiếng họ giật mình thức giấc vì ác mộng, la thất thanh. Rất khó để tôi có thể ngủ ngon giấc.
Trong ngày, tôi và nhiều học viên lớn tuổi bị bắt phải đứng úp mặt vào tường trong thời gian dài mà không được cử động hay nói chuyện. Một số bị ép ngồi trên một chiếc ghế nhỏ. Khi tôi cảm thấy yếu sức và sắp ngất xỉu, lính canh cho tôi uống thuốc và nói: “Nếu không phải vì cô bị bệnh tim, thì chúng tôi cũng trói cô vào giường.”
Sau khi những học viên kia được cởi trói, nhiều người trong số họ không thể cử động được trong nhiều ngày. Dây trói cứa vào cổ tay và mắt cá chân khiến tạo thành những vết thương mà đến vài tháng sau vẫn chưa thể liền.
Mặc dù vậy, các lính canh vẫn tiếp tục tra tấn chúng tôi bằng cách bắt chúng tôi ngồi trên một chiêc ghế nhỏ và liên tục tẩy não chúng tôi. Những ai kháng cự lại việc tẩy não sẽ đối mặt với việc bị tra tấn tàn bạo hơn.
Năm 2007, khi tôi được trả tự do khỏi nhà tù, vì bị tra tấn trên chiếc ghế nhỏ nên toàn thân tôi sưng vù và cột sống thắt lưng của tôi biến dạng nghiêm trọng, đến nỗi mỗi khi tôi gập hay nghiêng người dù chỉ một chút là lại đau cực độ.
Mất một thời gian dài cột sống và chân của tôi mới phục hồi và đi lại bình thường. Nhưng so với những chấn thương về thể xác, thì những tổn thương về tinh thần vì bị bức hại mới khó vượt qua hơn cả.
Cuộc bức hại cũng gây ra những thống khổ to lớn cho cha mẹ tôi. Bà tôi vì quá kinh hãi trước cuộc bức hại này mà đã qua đời vì đè nén cảm xúc.
Lần thứ hai bị giam giữ trong trại lao động
Sau khi thân thể tôi phục hồi, tôi tìm việc làm và tiếp tục giảng chân tướng về cuộc bức hại. Nhưng vì cảnh sát tiếp tục theo dõi tôi, tôi lại bị bắt giữ một lần nữa, và lần thứ ba, cảnh sát lại tịch thu các vật dụng liên quan tới Pháp Luân Công của tôi.
Lần này, tôi bị phi pháp kết án một năm rưỡi trong Trại Lao động Cưỡng bức Hắc Chủy Tử vào tháng 3 năm 2010.
Trại lao động này hầu như không có hệ thống sưởi ấm mặc dù mùa đông ở vùng đông bắc Trung Quốc rất giá rét. Sương giá vẫn bám trên tường nhà tắm và không hề tan chảy trong suốt mùa đông.
Hàng ngày, chúng tôi bị cưỡng bức làm túi giấy trong thời gian dài. Loại keo sử dụng có mùi rất mạnh và chúng tôi thường bị đau đầu dữ dội sau khi dùng keo.
Sau khi mãn hạn, trại lao động vẫn giam giữ tôi thêm 20 ngày trước khi trả tự do cho tôi vào tháng 9 năm 2011.
Sau đó tôi thường xuyên chuyển chỗ ở để tránh bị bắt giữ thêm nữa. Cảnh sát thường sách nhiễu cha mẹ tôi hòng cố gắng tìm ra nơi tôi ở.
Khi tôi trở về nhà thăm cha mẹ vào tháng 7 năm 2015, cảnh sát đã giam giữ mẹ tôi trong 10 ngày và tôi trong 20 ngày. Họ nói với cha tôi rằng tôi bị bắt vì đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo chính quyền cộng sản, và là kẻ đã ra lệnh bức hại Pháp Luân Công năm 1999.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/5/29/368153.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/6/17/170798.html
Đăng ngày 19-7-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.