Bài viết của các học viên Pháp Luân Công tại Chicago
[MINH HUỆ 22-7-2018] Cuộc diễu hành tại Khu phố Tàu (Chinatown), Chicago ngày 21 tháng 7 đánh dấu 19 năm kháng nghị ôn hòa nhằm phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Sau cuộc diễu hành, các học viên Pháp Luân Công tổ chức thắp nến phía trước Lãnh sự quán Trung Quốc để tưởng nhớ những học viên đã qua đời vì bị bức hại.
Khu phố Tàu ở Chicago là Khu phố Tàu lớn nhất ở miền Trung bờ Tây Hoa Kỳ. Các học viên Pháp Luân Công diễu hành dọc theo các tuyến phố nhộn nhịp của khu phố này – từ Đại lộ Wentworth, qua Cổng Chinatown, qua Quảng trường Chinatown – để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại ở Trung Quốc và kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại này.
Các học viên Pháp Luân Công diễu hành qua trung tâm Khu phố Tàu ở Chicago vào hôm 21 tháng 7 để kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài 19 năm ở Trung Quốc
Các học viên Pháp Luân Công trình diễn các bài công pháp trên thuyền Pháp
Đoàn diễu hành đi qua Cổng Chinatown. Chiếc cổng này là lối vào trung tâm của Khu phố Tàu Chicago.
Người đi bộ tìm hiểu về cuộc bức hại
Các học viên Pháp Luân Công luyện công tập thể ở Quảng trường Chinatown ở Chicago
“Tôi ủng hộ Pháp Luân Công”
Bà Vương ghi hình cuộc diễu hành bằng điện thoại của mình. Bà giơ hai ngón tay cái lên tán thưởng các học viên và nói: “Tôi ngưỡng mộ họ. Họ hành xử theo Chân – Thiện – Nhẫn. Tôi không tu luyện, nhưng tôi ủng hộ họ. Tôi biết một số học viên Pháp Luân Công. Một số vẫn đang bị cầm tù [ở Trung Quốc, chỉ vì đức tin của họ].”
“Những học viên Pháp Luân Công mà tôi biết đều rất tốt. Tôi ủng hộ Pháp Luân Công. Tôi hoàn toàn tán đồng với các biểu ngữ trong đoàn diễu hành – 100%!”
Người dân Trung Quốc quay video cuộc diễu hành của Pháp Luân Công
Ông Trương cho biết ông chưa bao giờ nhìn thấy đông học viên Pháp Luân Công đến vậy. “Cuộc bức hại này thật sai trái. Họ [các học viên Pháp Luân Công] không làm hại ai, không làm gì phi pháp. Vì sao lại bức hại họ?”
Ông Lý bình luận: “Tôi lớn lên ở Trung Quốc Đại lục. Tôi cảm nhận rõ sự đối lập: Những gì tôi học được, biết được ở Đại lục trái ngược hẳn với những gì tôi thấy ở đây. Các học viên Pháp Luân Công mà tôi thấy hôm nay rất khác với hình dung của tôi dựa vào những gì tôi được biết ở Trung Quốc. Khác hẳn đó.”
Một người đàn ông vừa từ Trung Quốc sang đã thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới của nó. Anh nói: “Tôi cứ mong được xem cuộc diễu hành Pháp Luân Công khi nghe nói ở nước ngoài có hoạt động này. Tôi đã nghe những điều tốt đẹp về họ!” Một phụ nữ khác cũng thoái Đảng và rất biết ơn vì cơ hội này.
“Pháp Luân Công trở thành một xu thế ở Hoa Kỳ”
Ông Marc Belanger, Phó Giáo sư Khoa học Chính trị tại Trường Cao đẳng Saint Mary, Notre Dame, Indiana
Ông Marc Belanger, Phó Giáo sư Khoa học Chính trị tại Trường Cao đẳng Saint Mary, Notre Dame, Indiana, đã đưa một số sinh viên đi ăn tối ở Khu phố Tàu. Ông đã kể về Pháp Luân Công cho các sinh viên của mình khi họ trông thấy đoàn diễu hành đi ngang qua.
Phó Giáo sư Belanger giải thích rằng cuộc diễu hành này là cuộc kháng nghị ôn hòa về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Ông quan tâm đến sự kiện này vì ông thấy rằng Pháp Luân Công đã trở thành một xu thế ở Hoa Kỳ.
“Pháp Luân Công tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hướng tới Trung Quốc”
Sinh viên đại học Ethan Gogel cho biết anh từng tìm hiểu về tác hại của chủ nghĩa cộng sản và nó có thể ảnh hưởng đến người Mỹ như thế nào. “Thật tuyệt khi thấy rất nhiều học viên cùng nhau làm một việc ý nghĩa như vậy! Họ thật đối lập với chủ nghĩa cộng sản.”
“Tôi nghĩ sẽ xảy ra rất nhiều thay đổi. Họ [học viên Pháp Luân Công] đang dẫn dắt sự thay đổi đó. Họ đang tạo ra sự thay đổi ở Hoa Kỳ, và sẽ lan rộng đến Trung Quốc. Những thay đổi này sẽ giải quyết tận gốc [vấn đề].”
Anh Ethan Gogel đến từ Minneapolis
Sinh viên Trung Quốc tham gia diễu hành
Một số sinh viên người Trung Quốc tham gia vào cuộc diễu hành. Anh Lâm đã học ở Mỹ được năm năm. Anh cầm một tấm bảng có nội dung “Chấm dứt bức hại Pháp Luân Công, thả ngay Chu Phi Văn.” Chu Phi Văn là mẹ của anh. Bà đã bị giam giữ từ tháng 9 năm ngoái tại Trại giam Thành phố Nhĩ Lặc, Tỉnh Tân Cương mà không qua thủ tục tố tụng nào.
Anh Lâm kêu gọi trả tự do cho mẹ trong cuộc diễu hành vào ngày 21 tháng 7 ở Khu phố Tàu Chicago
Nghiên cứu sinh Vương đã lái xe tám giờ đồng hồ từ Nebraska để tham gia diễu hành. “Tu luyện là khoa học cao hơn”, anh nói. “Tôi đã học được những điều chân thực mà tôi không thể lĩnh hội được từ nghiên cứu học thuật, đặc biệt là nhân quả của việc làm người tốt. Tu luyện và thiền định đã giúp tôi mở mang trí huệ trong hoạt động nghiên cứu và học tập của tôi. Đôi khi, tôi có sáng kiến mới sau khi thiền định.”
Anh Vương lái xe tám giờ từ Nebraska để tham gia vào đoàn diễu hành
Anh Christopher Stoltez đến từ London, Vương quốc Anh, miêu tả cuộc diễu hành rất “ôn hòa” và “độc đáo”. Anh cũng đã trông thấy các sự kiện của học viên Pháp Luân Công tại London.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/7/22/371427.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/7/23/171226.html
Dịch ngày 26-07-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.