Bài viết của một học viên Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-06-2018] Tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Là một người tu luyện, tôi hiểu nguyên tắc “không mất, không được”, nhưng phải mất một thời gian trước khi tôi có thể coi nhẹ bạc tiền và của cải và để tâm tôi đạt đến cảnh giới tĩnh lặng.

Tôi muốn chia sẻ ba việc đã xảy ra với tôi gần đây trong khi tôi đang làm việc dọn vệ sinh.

“Xin Dì hãy đi tìm nó.”

Tôi bắt đầu làm việc dọn dẹp vệ sinh trong một rạp chiếu phim vào tháng 01 năm 2017. Công ty vệ sinh do một nhóm thành viên đồng sáng lập và các nhà quản lý đều là phụ nữ ở độ tuổi 30. Trương, người giám sát tại nhà hát nơi tôi làm việc, đã giúp tôi có được công việc này.

Tôi thường nhặt được tiền lẻ bị rơi mà khách hàng quen đánh mất. Tôi chưa bao giờ nhặt tiền giấy hay tiền xu bị rơi bởi vì, là học viên, chúng ta đang trở về với truyền thống. Người xưa có câu nói: “Không ai nhặt bất cứ thứ gì rơi trên đường.” Đó là bởi vì, nếu mọi người theo lời khuyên đó, chủ nhân sẽ có thể tìm thấy đồ bị mất của mình chỉ bằng cách truy tìm lại tuyến đường của mình. Nhưng bây giờ, mọi thứ đã khác. Tôi không thể ném tiền đi, vì vậy tôi chỉ nhặt nó lên và đặt nó trên quầy thanh toán đồ ăn nhẹ.

Sau đó tôi nghĩ rằng làm vậy chưa đúng vì chủ nhân vẫn không nhận được tiền của họ. Sau đó, tôi đã xử lý việc này một cách linh hoạt: Đối với số tiền nhỏ, như 5 hoặc 10 Nhân dân tệ, khi tôi không thể xác định chủ sở hữu, tôi chỉ nhặt nó lên và bảo chồng tôi quyên tặng nó trực tuyến. Đối với số tiền lớn, nếu tôi có thể tìm thấy thông tin của chủ sở hữu, tôi chuyển nó cho người quản lý để trả lại cho chủ sở hữu.

Một ngày cuối tháng 11, khi bộ phim đầu tiên khởi chiếu vào khoảng 10 giờ sáng, một người khách quen ở độ tuổi 30 đã bước vào và nói rằng anh ấy đã mất ví trong đó có chứng minh thư, các thẻ quan trọng, thẻ ngân hàng và 3.000 Nhân dân tệ tiền mặt. Anh ấy đã rời rạp vào khoảng 01 giờ sáng đêm hôm trước. Khi anh ấy trở lại, chúng tôi đã hoàn thành việc dọn dẹp. Anh ấy hỏi một người quản lý, nhưng không ai báo cáo việc nhặt được đồ rơi, vì vậy anh ấy rất lo lắng.

Người quản lý đến gặp tôi và nói, “Xin Dì hãy tìm giúp chiếc ví.”

Cô ấy không yêu cầu người giám sát tìm kiếm vì cô ấy biết tôi là một học viên Pháp Luân Công và sẽ là người đáng tin cậy nhất.

Đã đến lúc bộ phim khởi chiếu, vì vậy tất cả các đèn trong nhà hát đều tắt. Tôi đã nói chuyện với người giám sát họ Trương vào trong cùng tôi. Tôi sử dụng đèn trên điện thoại di động của mình và tìm thấy chiếc ví trên ghế ngồi của người chủ chiếc ví. Tôi tìm kiếm cẩn thận. Có một chiếc ví màu nâu sẫm bị mắc kẹt dưới dây an toàn và không dễ nhìn thấy. Tôi nhặt nó lên và đưa nó cho người quản lý.

Nhà hát có quy tắc tài sản bị thất lạc không được trả lại trừ khi nó được xác minh và ký tên để tránh trường hợp gian lận. Sau khi xác minh rằng chiếc ví đó là của anh ấy, chúng tôi đã đưa ví cho chủ sở hữu. Anh ấy rất cảm kích. Anh ấy nói: “Quan trọng không phải là tiền — mà đó là tất cả các giấy tờ quan trọng bên trong. Nếu tôi mất nó, tôi không có cách nào để thay thế chúng.”

“Xin hãy đợi. Hãy để tôi xem lại.”

Một lần khác, hai người đàn ông ở độ tuổi 30 đã đến để tìm chiếc ví bị mất của họ. Họ không tin tưởng những người quản lý hay nhân viên của chúng tôi và khăng khăng muốn tự tìm kiếm nó.

Người quản lý không có lựa chọn nào khác ngoài việc đưa họ vào trong. Nhưng họ không tìm thấy bất cứ thứ gì gần nơi họ đã ngồi. Họ rất lo lắng.

Người quản lý đã đến gặp tôi và hỏi tôi có nhìn thấy chiếc ví hay không, và tôi đã nói với cô ấy là tôi không thấy. Một số đồng nghiệp nói: “Nếu dì Liên nói rằng cô ấy không nhìn thấy nó, thì chị có thể chắc chắn nó không có ở đó.”

Tất cả họ đều tin vào sự trung thực của tôi. Người quản lý nói: “Đúng vậy. Dì Liên rất đáng tin cậy.”

Người quản lý yêu cầu tôi đi cùng cô ấy để xem xét kỹ hơn và cố gắng tìm nó.

Người quản lý không tìm thấy nó sau khi tìm khắp nơi. Cô ấy nói: “Thôi, quên đi. Bỏ qua thôi.”

Tôi nói: “Đợi đã. Hãy để tôi xem lại.”

Tôi khăng khăng đòi tìm lại lần nữa trong khi người quản lý đợi tôi ở hành lang. Những người chủ của chiếc ví cũng đứng đợi ở đó, chờ tin tốt lành.

Đột nhiên, tôi có một linh cảm: “Có lẽ những người chủ quá lo lắng đã không nhớ chỗ ngồi chính xác của họ. Hãy để tôi tìm xung quanh.”

Tôi tìm kiếm xung quanh gần chỗ ngồi của họ, và trên ghế thứ ba kể từ chiếc ghế mà họ nói là họ đã ngồi, tôi thấy một chiếc ví bị mắc kẹt giữa hai chiếc ghế. Tôi đã rất ngạc nhiên và hào hứng: “Tôi đã tìm thấy nó! Tôi tìm thấy nó rồi!”

Người quản lý cũng ngạc nhiên.

Tôi đưa chiếc ví cho người quản lý. Bên trong ví có vài nghìn Nhân dân tệ tiền mặt, các thẻ quan trọng, và thẻ ngân hàng. Sau khi xác minh danh tính của chủ sở hữu, chúng tôi đã trả lại ví cho anh ấy. Mất chưa đến 20 phút để giúp người chủ tìm ra chiếc ví đã mất.

Chủ nhân chiếc ví đã rất vui mừng! Người quản lý nói với họ: “Đây là người đã tìm kiếm nó một cách rất cẩn thận. Cô nên cảm ơn bà ấy.”

Họ rất biết ơn và đã lấy vài trăm Nhân dân tệ đưa cho tôi. Tôi từ chối nhận nó, vì vậy họ đã mua hơn 100 Nhân dân tệ bánh ngọt và hoa quả biếu chúng tôi để bày tỏ lòng cảm ơn của họ.

“Nó thuộc về người khác, vì vậy chúng ta nên trả lại cho chủ nhân.”

Một ngày nọ, tôi làm việc cùng ca với người dọn vệ sinh tên Vương. Cô ấy dọn rác trong khi tôi đang lau dọn sàn nhà. Cô nhìn thấy chiếc túi đeo vai của một người phụ nữ với một chiếc điện thoại bên trong. Thật dễ dàng để tìm chủ sở hữu nếu có điện thoại di động.

Tôi bảo: “Hãy đưa nó cho người quản lý.”

Nhưng cô từ chối đưa nó cho người quản lý và nói rằng cô sẽ đưa khi có ai đó quay lại để tìm nó. Nếu không, cô sẽ giữ nó cho mình.

Cô ấy rất bướng bỉnh nên tôi không biết phải nói gì. Tôi nghĩ những gì cô ấy làm là sai và người bị mất đồ sẽ rất lo lắng.

Khi tôi đi kiểm tra thông tin của chủ sở hữu trên điện thoại di động, tôi thấy nó đã được tắt nguồn. Tôi bật nó lên và định tìm chủ sở hữu bằng số điện thoại bên trong, nhưng nó đã bị khóa bằng mật khẩu. Vương không vui khi thấy tôi bật điện thoại di động. Cô ấy nói, “Đừng bật nó. Hãy tắt nó đi.”

Tôi biết nó thuộc về một người khác, vì vậy nó phải được trả lại cho chủ sở hữu. Tôi nói, “Không. Tôi sẽ không tắt nó đi. Tôi sẽ đợi chủ nhân gọi đến.”

Tôi đặt điện thoại vào túi và tiếp tục làm việc. Tôi không biết rằng Vương lại tắt nó đi.

Khoảng 10 giờ sáng hôm sau, người chủ chiếc túi xách, một phụ nữ ở độ tuổi 20, đã quay lại để tìm cái túi của mình. Tôi đã hoàn thành công việc và rời rạp hát. Khi tôi trở lại lúc 11:30 sáng, cô ấy đã ở đó hơn một giờ đồng hồ. Cô rất tức giận vì cô không thể tìm thấy chiếc túi của mình. Cô cho biết điện thoại di động của cô không gọi được vì ai đó đã chủ đích tắt nó đi.

Người quản lý và cô ấy đã xem camera giám sát trên lầu, nhưng họ không thấy gì cả.

Ngay sau khi tôi trở lại, một nhân viên hỏi tôi: “Dì Liên, dì có tìm thấy một cái túi đeo vai không?”

Tôi trả lời, “Vâng, chúng tôi có thấy.”

Người nhân viên gọi cho người quản lý để báo cho cô ấy. Người quản lý xuống cầu thang, trông rất nghiêm khắc. Ngay khi cô ấy nhìn thấy tôi, cô ấy hỏi: “Tại sao dì lại không giao nộp nó khi dì tìm thấy nó?”

Tôi kể cho cô nghe toàn bộ câu chuyện và trấn an cô. Tôi đã đi đến phòng chờ để lấy nó, nhưng tôi không thể tìm thấy nó. Tôi không biết Vương đã đặt nó ở đâu.

Người quản lý yêu cầu người phụ trách họ Trương giải quyết việc này. Trương và Vương là chị em dâu. Trương gọi cho Vương hỏi chỗ để cái túi. Trương đưa nó cho người quản lý và người quản lý đã xác minh rằng nó thuộc về người phụ nữ và trả lại cho cô ấy.

Tất nhiên, người phụ nữ rất biết ơn. Cô cũng bày tỏ sự cảm kích và xin lỗi. Cô ấy nói những thứ bên trong chiếc túi của cô ấy rất quan trọng. Cô sẽ sớm lên thủ đô và một sự kiện quan trọng sẽ bị hoãn nếu chiếc túi bị mất tích.

Sau khi chủ sở hữu rời đi, giám sát Trương thực sự đuổi theo tôi. Cô ấy nói tôi không nên nói với người quản lý những gì đã thực sự xảy ra, bởi vì Vương sẽ bị sa thải.

Tôi rất buồn vì Trương đã bảo vệ việc làm sai trái của Vương. Tôi nghĩ: “Tôi giải quyết vấn đề cho chị, và bây giờ chị đang bắt lỗi tôi!”

Thực tế, mối quan hệ giữa người giám sát và em dâu của cô ấy rất tệ. Họ thường nói những điều xấu về nhau sau lưng, nhưng họ bảo vệ lẫn nhau vào những lúc quan trọng.

Sau một vài sự việc, tôi nhận ra rằng là một học viên, tôi không nên làm tổn thương bất cứ ai. Chồng của Vương đã qua đời cách đây bốn năm, nên cô rất cô đơn. Cô không thiếu tiền và chỉ muốn làm việc để có việc gì đó để làm.

Tôi phải ở trong hoàn cảnh của cô ấy để hiểu cho cô ấy. Cô ấy chỉ là một trong những nạn nhân của đạo đức suy đồi do Đảng Cộng sản Trung Quốc dưỡng thành. Một xã hội đâu đâu cũng là trộm cắp, lừa đảo, gian lận và lừa dối. Tôi sẽ không để cô ấy mất việc chỉ vì có một hành vi sai trái.

Tôi đến gặp người quản lý để nói chuyện về Vương. “Cái túi đã được trả lại cho chủ nhân của nó, vậy nên hãy quên đi việc làm sai trái của Vương và coi như thể chẳng có gì xảy ra cả. Tất cả chúng ta đều có mối quan hệ tiền duyên với nhau vì chúng ta đang làm việc cùng nhau. ”

Người quản lý có chút lúng túng vì cô không chắc chắn làm thế nào để ngăn chặn những hành vi sai trái như vậy trong tương lai nếu cô không xử phạt Vương lần này. Tôi nói: “Hãy yên tâm đi. Tôi sẽ nói chuyện với Vương về điều đó. Tất cả chúng ta sẽ chú ý và chắc chắn rằng không có chuyện gì xảy ra lần nữa.”

Sự chân thành của tôi đã thuyết phục được người quản lý và cô ấy đồng ý không phạt Vương.

Pháp Luân Đại Pháp đã dạy tôi nguyên lý “không mất thì không được” (Chuyển Pháp Luân).

Nhờ Pháp Luân Đại Pháp, bây giờ tôi là một người thực sự trung thực thay vì chỉ giả dối. Tôi hy vọng rằng tất cả bạn bè của tôi có thể chấp nhận rằng “Chân-Thiện-Nhẫn hảo.” Tôi chúc mọi người và gia đình hạnh phúc và tốt lành.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/6/22/370100.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/7/8/171047.html

Dịch ngày 24-07-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share