Bài viết của một học viên phương Tây

[MINH HUỆ 04-07-2018] Tôi muốn chia sẻ một trong những trở ngại lớn mà tôi gặp phải trong tu luyện của mình, đó là tâm tật đố.

Sư phụ đã giảng:

“Bởi vì tâm tật đố chưa bỏ được, vị ấy lại phát sinh mâu thuẫn với các vị Phật” (Trích Chuyển Pháp Luân – Bài giảng thứ nhất)

Tôi hiểu rằng khi chúng ta hạ thấp tâm tính của bản thân trong một cuộc xung đột, hoặc chúng ta không thiện đãi một người khác bởi vấn đề nào đó, chính là do tâm tật đố gây nên. Tôi muốn chia sẻ riêng về chủ đề này.

Những biểu hiện của tâm tật đố

Tôi đã nghe nhiều học viên nói, “Tôi không phải là một người đố kỵ, tôi không ghen tị với anh ta hay với những gì anh ta có. Tôi thấy ổn với những gì tôi có.” Theo quan điểm của tôi, kiểu suy nghĩ này quá hạn hẹp. Bởi vì người phương Tây chúng ta hiểu rằng ghen tị với ai đó là muốn những thứ của người khác cho dù đó là những thứ vật chất, hoặc chúng ta đã hình thành khái niệm cố định này về tâm tật đố. Nhưng những người tu luyện biết rằng chúng ta không thể chiểu theo các nguyên tắc của người thường nếu chúng ta muốn tu thành, vì vậy chúng ta phải dùng Pháp để đo lường chính mình và hướng nội sâu hơn.

Sau chín năm làm việc cho một công ty bình thường, một học viên khởi nghiệp một dự án nhằm kết nối các học viên cùng làm việc và hình thành một môi trường tu luyện, nơi chúng tôi cũng có thể quảng bá Đại Pháp và nâng cao nhận thức về cuộc bức hại. Tôi được mời tham gia dự án. Đây là một quyết định khá lớn khi tôi đang có một vị trí rất thoải mái trong công ty và một nhiệm kỳ mang lại cho tôi nhiều lợi ích. Tôi đồng ý tham gia, bỏ công việc khác, và bắt đầu con đường của tôi trong dự án mới.

Tâm bảo vệ bản thân

Không lâu sau, tôi bắt đầu nhận được những lời chỉ trích gần như hàng ngày. Tôi không thể chịu được việc mất thể diện như thế. Tôi là đối tượng bị chỉ trích trong mọi cuộc họp. Tất nhiên có nhiều lý do cho việc đó, vì hành vi của tôi không phù hợp ở nhiều khía cạnh. Tại hầu hết mọi cuộc họp, tôi đã không thừa nhận những điều họ chỉ ra, và nhiều lần tôi trở nên giận dữ. Phản ứng phổ biến nhất là ngay sau khi ai đó nói rằng tôi đã không làm điều gì đó tốt, tôi nói: “Còn bạn thì sao? Bạn có nhận thấy bạn làm điều này hay điều khác tồi đến mức nào không? ”

Tôi đã phản ứng như vậy bởi vì trong thời gian tôi giao tiếp với các bạn đồng tu, tôi thường xuyên thu thập “thông tin” về tất cả những điều họ đã làm sai. Tư tâm nham hiểm này là một tấm khiên tự vệ trong trường hợp họ muốn chỉ trích tôi. Đây là phía bên con người của tôi muốn bảo vệ bản thân khỏi bị tổn hại.

Trong chưa đầy một năm, tôi cảm thấy mình đã phải tu luyện nhiều hơn cả trong chín năm qua, bởi vì tôi không có một môi trường tu luyện tốt.

Sư phụ đã giảng:

“Một cá nhân trong [quá trình] tu luyện sẽ có rất nhiều quan cần phải vượt qua; nguyên nhân tạo ra [như vậy] là vì từ khi sinh ra làm người trở đi chính là đã liên tục sản sinh các loại các dạng quan niệm đối với nhận thức xã hội nhân loại, từ đó sản sinh những chấp trước. Bởi vì xã hội nhân loại là một thế giới mà khổ nạn và hưởng thụ lợi ích cùng có, [nên] cuộc đời con người ta có rất nhiều khổ nạn, bất kể chư vị có nhiều tiền đến mấy, [thuộc về] giai tầng xã hội nào đi nữa. Vì thống khổ làm con người khó chịu, từ đó con người, dù tự nhận ra hay không tự nhận ra, đều sẽ đối kháng với khổ nạn; mục đích là mong muốn được sống hạnh phúc hơn một chút; vậy nên khi truy cầu hạnh phúc, con người sẽ hình thành [ý tưởng] làm sao cho bản thân không phải chịu thiệt thòi, sống tốt ra sao, thế nào mới có thể vươn lên hàng đầu ‘công thành danh toại’ trong xã hội này, làm sao để hưởng thụ được nhiều, làm sao để trở thành kẻ mạnh hơn, v.v. Vì thế, cùng với lúc có được một số kinh nghiệm, thì cũng hình thành những quan niệm nhân sinh; kinh nghiệm qua thực tế lại còn khiến quan niệm trở nên ngoan cố hơn.” (Trích Càng về cuối càng tinh tấn)

Với tư tưởng mạnh mẽ này, tôi không thể chấp nhận bất kỳ lời chỉ trích nào, bởi vì tôi tin rằng mọi người đều “xấu” và tất cả họ đều có “nhiều chấp trước”. Để chấp nhận những lời chỉ trích, tôi phải thoát khỏi suy nghĩ dơ bẩn này. Ngoài ra, do đó mà tôi không thể tu xuất được chút từ bi nào. Vì vậy, dù đứng trên cơ điểm nào, tôi cũng đã đi ngược lại cách hành xử của một học viên Đại Pháp.

Tư duy kiểu như trên là rất phổ biến trong người thường và cũng là một biểu hiện của tâm tật đố.

Tâm tự mãn

Tôi có tâm tự mãn rất mạnh. Tôi nhận ra rằng mình có tâm tật đố, điều mà tôi không hề biết trước đây. Đây cũng là một yếu tố cản trở tôi tiến về trước và loại bỏ những chấp trước loại này. Chấp trước đó nghĩa là gì? Bạn không muốn buông bỏ, và viện đến nhiều lý do khác nhau để bảo vệ thái độ của bạn cho dù đó là không chiểu theo Pháp.

Tôi làm việc trong nhà bếp. Sau khi tôi hoàn thành món ăn được yêu cầu, một học viên trẻ thường chỉ ra rằng trình bày món ăn chưa đủ hấp dẫn hoặc món ăn không có vị ngon như mong muốn. Sau khi dọn dẹp nhà bếp, các học viên làm ca sáng lại chỉ ra rằng nó bẩn thỉu, có đồ dùng nào đó để không đúng chỗ v.v. Tôi phản ứng lại với khuôn mặt cứng rắn: “Sao bạn dám nói vậy? Tôi biết phải nấu như thế nào! Và tôi đã cố gắng hết sức để làm tốt mọi việc.” Tôi đối xử tồi tệ với người khác vì anh ta dám chất vấn công việc của tôi trong khi tôi đã nỗ lực rất nhiều.

Làm thế nào tôi có thể trở thành người khiêm tốn như Sư phụ đã yêu cầu chúng ta? Làm thế nào một học viên có thể đề cao nếu anh ta không thể chấp nhận sai lầm? Chẳng phải chính Phật Thích Ca Mâu Ni cũng phát hiện rằng Pháp mình vừa giảng xong lại không đúng nữa mỗi khi ông nhìn lại sao?

Tâm tự mãn dẫn người ta đến việc bảo vệ các giá trị, hay các thành tích giả tạo. Một số học viên không thể buông bỏ những điều họ đã làm trong quá khứ, và nghĩ rằng họ rất có khả năng vì điều đó. Khi ai đó chỉ ra một số sai lầm của họ, họ không thể chấp nhận bởi vì họ vẫn bám vào những “điều tuyệt vời” họ đã làm hay bản thân họ “tuyệt vời” như thế nào. Đây cũng là một biểu hiện của tâm tật đố. Không có gì trong không gian vật chất này là thật, bởi vì đây không phải là nhà thực sự của chúng ta. Thành tựu thực tế là những thành tựu trong tu luyện, loại bỏ chấp trước, tu xuất từ bi đối với chúng sinh, và hết lòng trợ Sư chính Pháp.

Muốn kiểm soát người khác

Sư phụ đã giảng:

“‘Con được 100 điểm, con được 100 điểm!’ đứa trẻ từ trường chạy về nhà, thì cửa nhà [hàng xóm] chưa mở, trong nhà [người ta] đã nguyền rủa rồi: ‘Có gì là ghê gớm thế, được 100 điểm? Sĩ diện! Ai chưa từng được 100 điểm kia chứ!’” (Trích Chuyển Pháp Luân–Bài giảng thứ sáu)

Tôi chưa bao giờ hiểu Sư phụ đang cố gắng chỉ ra điều gì trong đoạn giảng Pháp này. Tuy nhiên, tôi đã trải qua trạng thái giống như người hàng xóm Trung Quốc nói trên.

Tôi là người chịu trách nhiệm trong mọi nhiệm vụ tôi được giao. Tôi đã ở trong quân đội một thời gian. Tôi thích đến sớm và không ra về cho đến khi tôi thấy hài lòng với công việc. Tôi thậm chí có chút ám ảnh về kết quả. Bởi vì tôi biết điều này, tôi cũng đã phát triển một số chấp trước.

Tôi luôn nhìn vào những gì người khác làm, họ làm bao nhiêu và họ mất bao nhiêu thời gian mà không làm bất cứ điều gì liên quan đến công việc. Nếu tôi lau dọn và không ai giúp tôi, tôi sẽ than phiền. Nếu tôi làm việc nhiều giờ hơn những người khác, tôi cũng sẽ than phiền. Nếu tôi cố gắng hết sức để mọi thứ được thực hiện chỉnh chu và những người khác không quan tâm đến vấn đề này, tôi sẽ phàn nàn và trở nên oán hận.

Tại sao tôi lại giống như người hàng xóm Trung Quốc trong ví dụ trên? Anh ấy sống nội tâm, và khi những người khác không giống anh ấy, anh ấy bắt đầu nguyền rủa và khó chịu. Vì vậy, một người tật đố nghĩ rằng tất cả mọi người phải giống anh ấy, bởi vì anh ấy nghĩ anh ấy đúng. Suy nghĩ này hoàn toàn không phù hợp với các nguyên lý của Pháp: Chúng ta các học viên đều biết rằng mọi người đều có số phận của chính mình. Mỗi người chúng ta có số lượng nghiệp và đức khác nhau và do đó những khó khăn và phúc lành mà chúng ta nhận được khác nhau. Tôi không thể nhìn vào người khác và cố gắng làm cho họ bình đẳng với mình.

Ở đây tôi chỉ chia sẻ từ kinh nghiệm của riêng tôi. Nếu công việc thực tế của bạn là kiểm soát những người khác, đó là một điều hoàn toàn khác. Nó không phải là trường hợp của tôi. Trong mọi trường hợp, tâm của chúng ta không nên thực sự khó chịu với người khác. Làm tốt nhất trong bất kỳ hoàn cảnh nào là những gì chúng ta phải làm.

Sư phụ đã giảng:

“…tất nhiên tâm tính rất cao, tâm thái rất chính, đề cao tâm tính bản thân, đề cao tầng của mình, không làm chuyện xấu [chỉ] làm điều tốt; chỉ có biểu hiện như thế.” (Trích Chuyển Pháp Luân–Bài giảng thứ tám)

Nhưng tôi không nên quá hoan hỷ và nên hướng nội bất cứ khi nào có điều gì khiến tôi bị động tâm.

Tâm ích kỷ

Chúng ta biết rằng tất cả những chấp trước đến từ nhân tâm đầy ích kỷ.

Tôi luôn cảm thấy khó chịu khi ai đó đòi hỏi điều gì đó phức tạp và đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn ở tôi. Tôi phàn nàn và phản ứng nặng nề. Bất cứ khi nào có tình huống phức tạp mà tôi gặp phải, tôi sẽ khó chịu và không thân thiện tại thời điểm đó. Đây cũng là một biểu hiện của tâm tật đố. Khi ai đó hỏi điều gì đó ngoài phạm vi trách nhiệm của tôi, điều gì đó không mang lại cho tôi bất kỳ lợi ích nào, tôi cảm thấy khó chịu hoặc phàn nàn. Đây chính là tâm vị kỷ.

Điều tương tự cũng xảy ra với tôi khi phối hợp các hoạt động với các bạn đồng tu. Tôi được giao một nhiệm vụ nhất định, và một người nào đó không xuất hiện, vì vậy tôi phải làm thay cho anh ta. Tôi trở nên khó chịu với người đó mà không cần biết lý do tại sao anh ta không làm. Đúng là tâm địa hẹp hòi!

Tôi nhớ một lần khi cảnh sát đang cố lấy đi các biểu ngữ của chúng tôi ở Khu phố Tàu, một tình huống vẫn diễn ra trong một thời gian dài dưới sự dàn dựng các tên côn đồ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Vì tôi luôn ở đó, tôi đã phải đối phó với cảnh sát và chính quyền. Tôi động tâm trong suốt thời gian này, xen lẫn giữa sợ hãi và giận dữ. Trong khi tôi đang nói chuyện với cảnh sát, cố gắng giải thích với họ, một học viên đi đến chỗ tôi và nói, “Nhìn mặt anh đi, anh đang bị động tâm!” Tôi phải kiềm chế để không mất bình tĩnh trước mặt mọi người. Tôi đã rất khó chịu với lời nói của người học viên này vào một thời điểm quan trọng như vậy.

Sư phụ đã giảng:

“Chư vị biết chăng? Chừng nào chư vị là một người tu luyện, bất kể là ở hoàn cảnh hoặc bất kể tình huống nào, thì tất cả những việc rắc rối và không vui gặp phải, thậm chí cả công tác vì Đại Pháp nữa, dẫu chư vị nhận thức rằng đó là việc tốt đến mấy, việc thần thánh đến mấy, tôi thảy đều lợi dụng để trừ bỏ tâm chấp trước của chư vị, bộc lộ ma tính của chư vị, và trừ bỏ nó đi. Bởi vì sự đề cao của chư vị mới là chủ yếu bậc nhất.” (Trích Tinh tấn yếu chỉ – Nhận thức tiếp nữa)

Tôi đã mất nhiều năm để ngộ ra và buông bỏ điều này. Tôi nghĩ rằng cô ấy đã sai, nhưng sự cố đó đã được an bài để tôi loại bỏ tâm, hung tợn và tà ác đó. Nó cũng bắt nguồn từ tâm tật đố.

Tôi có nhiều ví dụ để chia sẻ về việc không nhận ra được những chấp trước của mình. Nhưng tôi đã tóm tắt nhiều khía cạnh của tâm tật đố, một trong những trở ngại lớn nhất trong tu luyện của tôi.

Tôi hy vọng những chia sẻ này có thể giúp những người khác chân thành hướng nội và chính lại bản thân.

Sư phụ đã giảng:

“Hôm nay tôi giảng [điều này] với những người luyện công, chư vị chớ có chấp mê bất ngộ như thế…” (Trích Chuyển Pháp Luân – Bài giảng thứ Bảy)

Tôi đã thấy nhiều học viên rớt lại vì tâm tật đố. Họ đã không thể nhận ra chấp trước của họ và nghĩ rằng tất cả những người khác đều sai. Họ thường biện minh cho bản thân bằng cách nói rằng họ không đơn độc, và nhiều học viên đang “làm việc đơn độc” bởi vì họ không đồng ý khi những người khác chỉ ra sai sót của họ.

Chỉ trích chắc chắn không phải là một thứ gì đó giống như một làn gió mát lành, nhưng tại sao bạn, trên con đường thành Thần, lại muốn mọi thứ đều dễ dàng suôn sẻ? Tu luyện vốn là khó thành tựu, nhưng khi vấn đề nảy sinh bạn lại không muốn đối mặt với chúng bằng chính niệm chính hành mà chạy khỏi nhóm địa phương của mình. Sư phụ rất buồn khi thấy điều này, và tà ác đã đạt được mục đích của nó.

Trên đây là một số chia sẻ kinh nghiệm của tôi liên quan đến việc loại bỏ tâm tật đố. Hiện giờ, tôi đã có một số đề cao; tâm tôi thư thái và tôi hạnh phúc hơn. Trạng thái buồn ngủ của tôi khi học Pháp đã được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, nhiều nguyên lý của Pháp đã triển hiện cho tôi khi học Pháp trong hai năm qua hơn so với trong 13 năm tu luyện trước đây. Nghiêm túc hướng nội là con đường duy nhất để tiến lên!


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/7/4/170998.html

Dịch ngày 23-07-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share