[MINH HUỆ 20-7-2018] Vào thứ Ba, ngày 10 tháng 7 vừa qua, các học viên Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) từ khắp Israel đã tập trung phía trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Tel Aviv để kháng nghị về cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhắm vào Pháp Luân Đại Pháp.
Các học viên kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại
Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện dựa trên các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Pháp môn này bao gồm năm bài công pháp thiền định đơn giản.
Vào ngày 19 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của ĐCSTQ, ra lệnh cấm Pháp Luân Đại Pháp và khởi xướng một chiến dịch đàn áp tàn khốc. Kể từ đó, các học viên ở Trung Quốc đã bị giam giữ, cầm tù và tra tấn một cách có hệ thống chỉ vì đức tin của họ. Đồng thời, họ còn bị giết hại để lấy nội tạng cung cấp cho ngành công nghiệp cấy ghép tạng mang lại lợi nhuận béo bở cho Trung Quốc.
Hàng năm, các học viên trên toàn thế giới ghi dấu ngày 20 tháng 7 bằng các cuộc mít tinh ôn hòa và mời công chúng tham gia và thể hiện lập trường của họ. Các học viên tại Israel giương các tấm biểu ngữ lên án cuộc bức hại và cầm di ảnh của các học viên đã qua đời vì bị bức hại.
Nhiều khách qua đường dừng chân để đọc các tấm biểu ngữ. Một số người tới là để ủng hộ cho cuộc kháng nghị, thậm chí một cư dân đã đi vài giờ bằng phương tiện giao thông công cộng để tham gia sự kiện này.
Di ảnh của các nạn nhân đã mất đi mạng sống trong cuộc bức hại ở Trung Quốc
Có một số diễn giả tại lễ mít tinh. Ông Vadim Berstetsky, chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Israel, phát biểu rằng: “Đến nay là đã 20 năm chúng ta được nghe câu chuyện một chính quyền tàn bạo không thể đè bẹp nổi một nhóm người không có bất cứ hành vi bạo lực nào.”
“Bí quyết khiến họ có thể đứng vững trong gần 20 năm qua khi đối mặt với cuộc bức hại tàn bạo như vậy chính là vì họ không để sự sợ hãi, tranh đấu và bạo lực xâm chiếm tâm hồn, mà họ có thể luôn giữ Chân-Thiện-Nhẫn trong tâm.”
Ông Haim Cohen, Giáo sĩ người Do Thái phát biểu: “Chúng tôi muốn mang đến sức khỏe. Chúng tôi muốn mang đến cái Thiện. Chúng tôi muốn mang đến Sự thật. Vậy phạm tội ở chỗ nào? Các bạn sợ sự thật đến vậy sao?”
Giáo sỹ người Do Thái Haim Cohen
Giáo sỹ Do Thái David Schpitz giải thích tại sao người Do Thái tại Israel cần quan tâm đến những gì đang xảy ra ở Trung Quốc. “Người dân Do Thái trong cuộc di cư khỏi Ai Cập đã mang thông điệp tự do cho toàn thế giới. Ai Cập cổ đại là biểu tượng của chế độ nô lệ – chế độ mà chính con người đã biến những người khác thành nô lệ. Giờ đây, thật không may, chúng ta lại thấy chế độ này ở Trung Quốc.”
Chế độ này lo sợ công dân của chính nó. Đó là một chế độ hạn chế quyền tự do của chính công dân nước mình. Vì thế, nó biến những công dân của mình thành nô lệ. Và những người Do Thái đã mang thông điệp tự do cách đây 2.500 năm không thể đứng yên như vậy được. Không thể chấp nhận nó. Chúng ta không thể bó tay khi thấy có người đang biến những người khác thành nô lệ.
Các học viên luyện các bài công pháp của Pháp Luân trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Tel Aviv
Trình diễn các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp tại Quảng trường Nhà hát “Habima”
Hôm thứ Bảy, ba ngày trước khi diễn ra lễ mít tinh trước Đại sứ quán Trung Quốc, các học viên đã tập trung tại quảng trường trước Nhà hát Habima ở Tel Aviv để trình diễn các bài công pháp của Pháp Luân Công và phổ biến thông tin về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc cho người qua đường – những người yêu thích tìm hiểu văn hóa, thanh niên, và khách du lịch.
Trình diễn các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp trước Nhà hát Habima
Sự kiện này diễn ra vào lúc hoàng hôn, khi một số cư dân thành phố đưa con cái ra quảng trường trung tâm trước nhà hát, trước khi mặt trời lặn. Tiết mục trình diễn các bài công pháp của các học viên tạo ra bầu không khí hòa ái, dễ chịu. Khi khán giả ra khỏi nhà hát, họ tới chỗ các học viên và tìm hiểu về Pháp Luân Công, ở đó họ có thể học các bài công pháp, và tìm hiểu về cuộc bức hại ở Trung Quốc. Nhiều người lấy tờ rơi và nhận những bông sen giấy.
Các học viên phát tặng hoa sen và cuốn tài liệu nhỏ giới thiệu về môn tu luyện và cuộc bức hại
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/7/20/171186.html
Dịch ngày 23-07-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.