[MINH HUỆ 5-4-2018]

Ở Arizona, cả Thượng viện và Hạ viện của bang đều đã thông qua Tuyên bố HCM2004 lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công và nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm ở Trung Quốc khi không có sự đồng thuận họ, mà chủ yếu là những người theo tập Pháp Luân Công. Luật này đã được thông qua hôm 3 tháng 4 năm 2018.

Tuyên bố này kêu gọi những động thái chính sau:

  1. Quốc hội Hoa Kỳ lập tức tiến hành một cuộc điều tra toàn diện và minh bạch về thực trạng mua bán và cấy ghép nội tạng ở nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
  2. Quốc hội Hoa Kỳ cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ đối với những bác sỹ tham gia vào việc mua bán hay phẫu thuật cấy ghép phi đạo đức bằng nội tạng thu hoạch từ các tù nhân ở Trung Quốc.
  3. Hạ viện Hoa Kỳ ban hành luật cấm công dân Hoa Kỳ thực hiện ghép tạng ở nước ngoài nếu nguồn tạng không minh bạch hoặc không truy xét được theo quy định đạo đức quốc tế.
  4. Cộng đồng y khoa Arizona cảnh báo bệnh nhân không nên sang Trung Quốc để nhận tạng và nỗ lực nâng cao nhận thức của các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế, sinh viên, bệnh nhân và công chúng về thực trạng ghép tạng vô đạo đức ở nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
  5. Quốc vụ Khanh bang Arizona trình bản Tuyên bố này lên Chủ tịch Thượng viện Hoa Kỳ, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, Giám đốc Điều hành của Hội đồng Y khoa Arizona và Hiệu trưởng trường Đại học Y thuộc Đại học Arizona.

Quá trình thông qua bản Tuyên bố này bắt đầu từ ngày 25 tháng 4 năm 2017. Các học viên Pháp Luân Công tại địa phương đã tổ chức một sự kiện phơi bày lệnh cấm phi pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với pháp môn của mình năm 1999. Các học viên đã gặp các nhà lập pháp của bang Arizona để nâng cao nhận thức về cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công, và bàn luận về các cuộc điều tra nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng chủ yếu nhắm vào Pháp Luân Công, bên cạnh người Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ và người Cơ Đốc giáo tại gia.

Tony Rivero (Hạ nghị sỹ cấp bang – Đảng Dân chủ) là một trong những nhà lập pháp mà các học viên gặp mặt. Ông Rivero nói: “Tôi thấy rất rõ là cần phải hành động…”

Ông Rivero có vai trò quan trọng trong việc giúp các học viên Pháp Luân Công tại địa phương hiểu quy trình lập pháp của Arizona và tuân thủ quy trình này.

Tháng 1 năm 2018, một sự kiện đã được tổ chức với khoảng nửa số Hạ nghị sỹ, Thượng nghị sỹ bang Arizona; nguyên hạ nghị sỹ Hoa Kỳ Matt Salmon là diễn giả chính tại sự kiện.

Một sinh viên Trung Quốc của Đại học Bang Arizona, một học viên Pháp Luân Công, đã tham dự sự kiện này và chia sẻ câu chuyện của mình về mối đe dọa và nỗi sợ thường trực khi sống ở Trung Quốc. Cô kể lại hồi còn học trung học, mẹ cô bị cầm tù nhiều lần (chỉ vì tập Pháp Luân Công) nên cô sợ bị những học sinh khác và giáo viên xa lánh.

Một đại diện của Hiệp hội Bác sỹ Chống Cưỡng bức Thu hoạch Nội tạng (DAFOH) cũng đến dự và đưa ra những bằng chứng áp đảo về ngành thương mại ghép tạng bất hợp pháp của Trung Quốc, bao gồm một bản tổng hợp các bằng chứng dài hơn 1,000 trang cho thấy chứng cứ không thể phủ định là nguồn tạng chủ yếu từ Trung Quốc, Trung Quốc đã và đang giết chết rất nhiều học viên Pháp Luân Công để phục vụ hoạt động ghép tạng.

“Vấn đề này ảnh hưởng đến Arizona bởi vì chúng ta chưa có quy trình nào để bảo vệ các công dân Arizona không đến Trung Quốc ghép tạng với nguồn tạng phi đạo đức, và dính líu vào tội ác chống lại nhân loại”, một nhà lập pháp phát biểu. “Hơn nữa, không có cách nào để biết được là có bao nhiêu bác sỹ Trung Quốc mà chúng ta đã đào tạo ở các trung tâm cấy ghép uy tín của Arizona đã về nước họ để thực hiện loại tội ác này, nhiều khả năng là trái với lương tâm và ý muốn của chính họ.”

Matt Salmon, hiện là Phó Hiệu trưởng của trường Đại học Bang Arizona, từng sống ở Đài Loan 2 năm hồi cuối thập kỷ 70 và đã làm việc rất nhiều về những vấn đề Trung Quốc và Đài Loan. Ông nói về tầm quan trọng của Arizona và Hoa Kỳ phối hợp hành động để bảo vệ nhân quyền. Ông cũng nói về những lời đe dọa lộ liễu mà các nhà ngoại giao Trung Quốc và đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc thường đưa ra.

Arizona hiện là bang thứ 13 thông qua luật của bang nhằm lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công và tội ác thu hoạch tạng. Cùng với việc Nghị quyết H.Res 343 của Hạ viện được thông qua, việc này cho thấy cam kết của chính quyền Hoa Kỳ và các tiểu bang khi trở thành những ngọn hải đăng hy vọng trong việc bảo vệ nhân quyền trên khắp thế giới.

Bối cảnh

Ngày 22 tháng 2 vừa qua, sau khi đi qua Ủy ban Các vấn đề Địa phương và Quốc tế, Hạ viện bang Arizona đã nhất trí thông qua bản Tuyên bố hạ viện HCM2004 này. Hạ nghị sỹ Tony Rivero đã đề xuất bản nghị quyết này hồi tháng Giêng và là người khởi xướng duy nhất của dự luật này.

Vì sao lại là Tuyên bố chứ không phải là Nghị quyết? Ở Arizona, bản tuyên bố có vai trò kêu gọi người nhận hành động trước vấn đề mà Cơ quan Lập pháp của Arizona không có thẩm quyền pháp lý để tự hành động. Nghị quyết là bản tuyên bố về quan điểm, ý chí, ý định, hay quyết định pháp lý về những vấn đề thuộc phạm vi pháp lý của cơ quan lập pháp.

Bản Tuyên bố kêu gọi hành động. Đây là một bản Tuyên bố cần cả Hạ viện và Thượng viện đều phải thông qua.

Toàn văn của bản Tuyên bố của Hạ viện bang Arizona HCM2004

Gửi Quốc hội Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và các lãnh đạo của cộng đồng y khoa bang Arizona:

Chúng tôi trân trọng tuyên bố:

Xét thấy, từ tháng 7 năm 1999, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đàn áp Pháp Luân Công – một môn tập luyện tinh thần với những giá trị cốt lõi là Chân, Thiện, Nhẫn để đạt được sự khỏe mạnh về thể chất và tinh thần thông qua các bài tập và thiền định như Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, tổ chức Ân xá Quốc tế, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Ngôi nhà Tự do và nhiều tổ chức chính phủ và bên thứ ba khác ghi nhận; và

Xét thấy, cuộc đàn áp những người theo tập Pháp Luân Công bao gồm việc sử dụng lan tràn các hình thức tra tấn, lao động cưỡng bức, các trại giam và nhà tù bất hợp pháp, và những tù nhân lương tâm bị giam giữ bất hợp pháp này bị cưỡng chế kiểm tra y tế, bao gồm việc thử máu và nước tiểu, chụp X-quang, siêu âm và chụp CT; và

Xét thấy, số ca ghép tạng được báo cáo chính thức ở Trung Quốc trên toàn quốc từ năm 1999 đến 2004 đã tăng gấp ba lần, song song với việc phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công; và

Xét thấy, hệ thống ghép tạng ở Trung Quốc không tuân thủ yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới về khả năng tiếp cận minh bạch và có thể truy được nguồn gốc đối với hoạt động mua bán tạng, và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã ngăn chặn bất cứ việc thanh tra và xác minh độc lập hay của một bên thứ ba nào đối với hệ thống ghép tạng của họ; và

Xét thấy, chủ tịch hiện tại của Ban Cấy Nội tạng người và Cấy ghép của Trung Quốc, bác sỹ Hoàng Khiết Phu, đã tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ chấm dứt việc lấy tạng từ tù nhân bị tử hình vào ngày 1 tháng 1 năm 2015, nhưng không có cơ quan chính thức nào của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố như vậy và cũng chưa có nhà nghiên cứu độc lập nào xác minh tuyên bố này. Vào tháng 5 năm 2016, bác sỹ Khiết Phu đã công bố qua các phương tiện truyền thông của nhà nước rằng Trung Quốc sẽ tăng số trung tâm ghép tạng từ 169 lên 300 trong vòng 5 năm tới; và

Xét thấy, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chưa chính thức hủy bỏ các điều khoản năm 1984 cho phép việc thu hoạch tạng từ tù nhân bị tử hình, do đó việc sử dụng tạng từ tử tù vẫn hợp pháp; và

Xét thấy, có sự chênh lệch lớn giữa số ca ghép tạng được báo cáo chính thức của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và số liệu ước tính của các nhà nghiên cứu độc lập; và

Xét thấy, ước tính dựa trên các bằng chứng cập nhật cho thấy mỗi năm có 30.000 đến 100.000 ca cấy ghép không rõ nguồn tạng ở Trung Quốc; và

Xét thấy, bằng chứng cập nhật cho thấy một số lượng lớn học viên Pháp Luân Công có thể đã bị giết chết để lấy tạng từ năm 1999; và

Xét thấy, những người được ghép tạng là các công dân Trung Quốc và cá nhân từ nước ngoài, trong đó có Hoa Kỳ; và

Xét thấy, năm 2015, báo cáo thường niên của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ lại liệt Trung Quốc vào danh sách các “nước cần quan tâm đặc biệt” do những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và thực trạng thu hoạch nội tạng bất hợp pháp, tuyên bố rằng “các học viên Pháp Luân Công bị cầm tù là đối tượng chính”; và

Xét thấy, năm 2015 và 2016, Ủy ban Điều hành Quốc hội về các vấn đề Trung Quốc đã lên án nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng vô đạo đức đang hoành hành ở Trung Quốc; và

Xét thấy, vào tháng 3 năm 2015, Hội đồng Châu Âu đã thông qua Công ước Chống Buôn lậu Nội tạng Người tuyên bố rằng “nạn buôn lậu nội tạng người là xúc phạm nhân phẩm và quyền sinh sống, đồng thời trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng”; và

Xét thấy, vào tháng 5 năm 2016, Cơ quan Lập pháp bang Minnesota đã thông qua Nghị quyết S.F.No.2090, “bày tỏ quan ngại về những báo cáo liên tiếp và đáng tin cậy về việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng một cách có hệ thống, do nhà nước bảo trợ từ tù nhân lương tâm trái với ý muốn của họ, chủ yếu là từ các học viên Pháp Luân Công bị bỏ tù vì tín ngưỡng của mình, và thành viên của các nhóm tôn giáo và dân tộc thiểu số khác ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”; và

Xét thấy, vào tháng 6 năm 2016, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Nghị quyết Hạ viện Hoa Kỳ 343 bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc thu mua nội tạng từ tù nhân lương tâm trái với ý muốn của họ, trong đó có một “số lượng lớn người theo tập Pháp Luân Công và những thành viên của các nhóm tôn giáo và dân tộc thiểu số khác”; và

Xét thấy, vào tháng 9 năm 2016, Nghị viện Châu Âu đã thông qua Tuyên bố 0048, nói rằng “cộng đồng quốc tế mạnh mẽ lên án việc thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc và nên có những hành động để chấm dứt điều đó”; và

Xét thấy, Hiệp hội các Bác sỹ Chống Cưỡng bức Thu hoạch Nội tạng, một tổ chức thiện nguyện bảo vệ đạo đức y khoa, vốn đã theo dõi và báo cáo khách quan về tình hình ghép tạng ở Trung Quốc trong thập kỷ qua, đã được đề cử Giải Nobel Hòa bình 2016; và

Xét thấy, việc giết hại các tù nhân, bao gồm tù nhân tôn giáo hay chính trị, để bán nội tạng của họ phục vụ cho hoạt động cấy ghép không còn chỉ là tội vi phạm nhân quyền cơ bản không thể dung thứ.

Do đó, Hạ viện cùng với Thượng viện Bang Arizona đề nghị:

  1. Quốc hội Hoa Kỳ lập tức tiến hành một cuộc điều tra toàn diện và minh bạch về thực trạng mua bán và cấy ghép nội tạng ở nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
  2. Quốc hội Hoa Kỳ cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ đối với những bác sỹ tham gia vào việc mua bán hay phẫu thuật cấy ghép phi đạo đức bằng nội tạng thu hoạch từ các tù nhân ở Trung Quốc.
  3. Hạ viện Hoa Kỳ ban hành luật cấm công dân Hoa Kỳ thực hiện ghép tạng ở nước ngoài nếu nguồn tạng không minh bạch hoặc không truy xét được theo quy định đạo đức quốc tế.
  4. Cộng đồng y khoa Arizona cảnh báo bệnh nhân không nên sang Trung Quốc để nhận tạng và nỗ lực nâng cao nhận thức của các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế, sinh viên, bệnh nhân và công chúng về thực trạng ghép tạng vô đạo đức ở nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
  5. Quốc vụ Khanh bang Arizona trình bản Tuyên bố này lên Chủ tịch Thượng viện Hoa Kỳ, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, Giám đốc Điều hành của Hội đồng Y khoa Arizona và Hiệu trưởng trường Đại học Y thuộc Đại học Arizona.

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/4/5/169276.html

Đăng ngày: 14-4-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share