Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Bắc Kinh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 8-1-2016] Năm 2015, cảnh sát tại Bắc Kinh bắt giữ 609 học viên Pháp Luân Công và đưa 47 người khác vào các trung tâm tẩy não vì không chịu từ bỏ đức tin của mình.

Hầu hết các học viên bị bắt đã được thả, nhưng một số vẫn còn bị giam giữ. Các nhà chức trách đã chính thức phê duyệt 28 vụ bắt giữ; trong số này, tám học viên bị kết án tù, số còn lại hoặc sẽ bị đưa ra xét xử hoặc đang chờ phán quyết.

Số vụ bắt giữ tăng lên đáng kể vào nửa cuối năm 2015, chiếm 417 trường hợp so với 192 trong nửa đầu năm.

Việc gia tăng số vụ bắt giữ này trùng hợp với thời điểm các học viên đệ đơn kiện Giang Trạch Dân bắt đầu từ tháng 5 nhằm kêu gọi tòa án tối cao của Trung Quốc truy tố cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), kẻ phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Từ tháng 6 đến tháng 12, có 256 vụ bắt giữ do các nhà chức trách địa phương ‘trả đũa’ các học viên vì đã khởi kiện Giang. Có tới 56% trong tổng số các vụ bắt giữ học viên rơi vào giai đoạn đó.

f2d3d753ba3f2554d85f80956c2914eb.jpg

Hình 1: Bắt giữ các học viên Pháp Luân Công tại Bắc Kinh vào năm 2015

Tổng cộng có 55 học viên đã bị xét xử trong năm 2015, bao gồm cả những người bị bắt trong những năm trước đó. Trong số đó, 32 người bị kết án tù với thời hạn từ sáu tháng đến tám năm. Ngoài ra, bảy học viên đã bị xét xử trước năm 2015 đã thụ án tù trong năm 2015.

18646b553ea08e5d00b3ccbb5be264d3.jpg

Hình 2: Biểu đồ thống kê số học viên theo hạn tù

Dưới đây là 39 học viên bị kết án vào năm 2015 và thời hạn tù:

  1. Bà Vương Lỗi (王磊): 8 năm
  2. Ông Vương Kiến Phúc (王建福): 7,5 năm
  3. Bà Vương Tú Anh (王秀英): 7,5 năm
  4. Bà Dương Thu Anh (杨秋英): 7 năm
  5. Bà Vương Tú Phượng (王秀凤): 7 năm
  6. Bà Phùng Ngọc Mai (冯玉梅): 5,5 năm
  7. Ông Trương Ngọc Hoa (张玉华): 4 năm
  8. Bà Mạnh Kế Anh (孟继英): 4 năm
  9. Bà Đỗ Văn Cách (杜文革): 4 năm
  10. Ông Vương Phượng Long (王凤龙): 4 năm
  11. Bà Trương Kế Quốc (张继国): 4 năm
  12. Bà Cao Tú Vinh (高 秀荣): 4 năm
  13. Ông Trương Hoành Vĩ (张宏伟): 4 năm
  14. Bà Đỗ Quế Cầm (杜桂琴): 4 năm
  15. Bà Từ Đại Phương (徐 大方): 3,5 năm
  16. Bà Trương Thư Tuệ (张书慧): 3,5 năm
  17. Ông Lữ Thượng Xuân (吕尚春): 3,5 năm
  18. Ông Quan Ứng Sơn (关 应 山): 3,5 năm
  19. Ông Trương Mẫn Đào (张敏涛): 3,5 năm
  20. Bà Lưu Quế Vinh (刘桂荣): 3,5 năm
  21. Bà Mạnh Chiêm Vinh (孟占荣): 3 năm
  22. Bà Vương Tiểu Bình (王小萍): 3 năm
  23. Ông Lý Hồng Sơn (李 洪山): 3 năm
  24. Ông Diêm Khoa Trung (闫 科 忠): 3 năm
  25. Ông Hồ Khánh Quý (胡庆贵): 3 năm
  26. Bà Lý Song Lệ (李双丽): 3 năm
  27. Bà Lỹ Diễm (李艳): 3 năm
  28. Bà Triệu Tĩnh Hoa (赵静华): 3 năm
  29. Bà Quách Bảo Hoa (郭宝 花): 3 năm
  30. Bà Hứa Côn (许 鲲): 3 năm
  31. Ông Vương Bình An (王平安): 3 năm
  32. Bà An Tú Chi (安秀芝): 3 năm
  33. Bà Tào Nguyệt Nga (曹月娥): 3 năm
  34. Ông Giang Hiển Đông (江显东): 2 năm
  35. Ông Mã Chiêm Toàn (马 占全): 2 năm
  36. Bà Cổ Phượng Chi (贾凤芝): 2 năm
  37. Bà Hứa Tú Phân (许秀芬): 2 năm
  38. Ông Mã Kiện (马 健): 6 tháng
  39. Bà Trương Tú Phân (张秀芬): không rõ thời hạn

Những nạn nhân bị tra tấn trước đó bị kết án tám năm

Bà Vương Lỗi, 50 tuổi, đã bị kết án tám năm tù vào ngày 24 tháng 11, mặc dù năm 2001, bà đã bị chẩn đoán là rối loạn tâm thần sau khi bị cai trại ở trại lao động sốc điện bằng dùi cui điện. Sau đó, bà phục hồi nhờ luyện tập các bài công pháp và học các cuốn sách của Pháp Luân Công.

Năm 2010, bà bị suy sụp tinh thần sau khi bị cảnh sát bắt và tiêm các chất không rõ tên với liều cao. Bà đã trở lại bình thường sau một thời gian được thả, và chỉ bị tái phát sau khi bị bắt vào năm 2015, sau đó lại bị cai trại đánh đập.

Bị bắt vì phân phát lịchÔng Vương Kiến Phúc đã bị kết án 7,5 năm tù giam vào ngày 21 tháng 11. Tính cả tám năm tù từ năm 2002 đến 2009, ông bị tù giam tổng cộng 15,5 năm tù. Lần bị bắt gần đây nhất là sau khi ông phân phát các tờ lịch có thông tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

Thủ phạm thay đổi hoàn toàn

Khi các học viên tiếp tục giải thích về cuộc đàn áp, đã có thêm nhiều đặc vụ bị chính quyền ép buộc phải bắt giữ và ngược đãi các học viên đã quyết định dừng tham gia. Nhiều sỹ quan cảnh sát, khi đến “nói chuyện” với các học viên, đã nói rằng họ được lệnh phải làm vậy và sẽ không phiền nhiễu các học viên nữa.

Ví dụ, ba cảnh sát đến nhà một học viên vào tháng 10 để xác minh rằng có phải ông đã nộp đơn kiện Giang Trạch Dân hay không. Học viên này nói với họ rằng đó là quyền của một công dân. Một cảnh sát nói: “Chúng tôi chỉ làm theo lệnh. Anh cứ tập luyện [Pháp Luân Công] tại nhà nếu anh thấy tốt.”

Hai học viên bị bắt vào tháng 8 vì treo áp phích kêu gọi truy tố Giang Trạch Dân. Một học viên nói với một cảnh sát: “Tôi phải tu luyện Pháp Luân Công. Nếu không tu luyện thì có lẽ tôi đã chết rồi.” Rồi viên cảnh sát chỉ nói: “Vậy thì hãy về nhà đi.”

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.


https://www.minghui.org/mh/articles/2016/1/8//321961.html

https://en.minghui.org/html/articles/2016/1/23/154919.html

Đăng ngày 03-02-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share