[MINH HUỆ 24-03-2014] Các thành viên của Hội đồng quốc gia Slovakia, bao gồm Phó chủ tịch Erika Jurinová, ông Joseph Mikloško, ông Peter Osuský, và ông Stephen Kuffa, tuyên bố sẽ thúc đẩy một nghị quyết Quốc hội Slovak để bày tỏ sự đoàn kết với các học viên Pháp Luân Công bị bức hại ở Trung Quốc, sau khi gặp gỡ với luật sư nhân quyền quốc tế ông David Matas vào ngày 20 tháng 03 năm 2014 về những phát hiện của ông về vấn đề mổ cướp nội tạng trong các nhà tù của Trung Quốc.

Tại cuộc họp ở Bratislava, thủ đô của Slovakia, đại diện của Hiệp hội Đài Loan về Chăm sóc Cấy ghép nội tạng Quốc tế (TAICOT) cũng chia sẻ những hiểu biết của họ về các bệnh nhân Đài Loan, những người đã trải qua cấy ghép ở Trung Quốc và các vấn đề pháp lí liên quan đến cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc.

Các nghị sỹ gặp gỡ ông David Matas về vấn đề mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc tại Bratislava, thủ đô của Slovakia vào ngày 20 tháng 03 năm 2014.

Một diễn đàn khác đã diễn ra sau đó cùng ngày tại lâu đài Palffy, Bratislava, trong lúc ông David Matas, Lisa Huang, Ming-Hui Chou, Chian-Feng Huang và Radoslav Herda thảo luận về nạn mổ cướp nội tạng như một tội ác chống lại nhân loại.

Diễn đàn tại lâu đài Palffy, Bratislava, Slovakia vào ngày 20 tháng 03 năm 2014

Tiến sỹ Chou chia sẻ kinh nghiệm của các bệnh nhân đã trải qua cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc. Việc nhận ra rằng nội tạng có được có thể là do giết hại các tù nhân lương tâm là một cú sốc và gánh nặng tinh thần cho nhiều bệnh nhân như vậy.

Báo chí Slovakia và các phương tiện truyền thông khác đã phỏng vấn ông Matas và chạy các bài viết về vấn đề mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc.

Nguồn gốc của nội tạng cấy ghép ở Trung Quốc

Trung Quốc có số lượng về cấy ghép cao thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên, không giống như các quốc gia khác, phần lớn nội tạng đến từ các tù nhân lương tâm. Tim, thận, giác mạc, và/hoặc gan được lấy từ các nạn nhân trong khi họ vẫn còn sống.

Tội ác chống lại nhân loại này lần đầu tiên được tiết lộ vào năm 2006 bởi hai người Trung Quốc, Peter và Annie. Annie là vợ của một bác sỹ đã tham gia vào việc thu hoạch giác mạc từ các học viên Pháp Luân Công.

Sau khi tin tức được đưa ra, ông David Kilgour, cựu quốc vụ khanh và công tố viên người Canada và ông David Matas đã thực hiện một cuộc điều tra độc lập và công bố những phát hiện của họ, xác nhận sự tồn tại của nạn mổ cướp nội tạng trong cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu: Mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc”, cuốn sách đem lại cho ông Matas đề cử giải Nobel hòa bình năm 2010.

Hưởng ứng từ khắp thế giới

Nhiều chính phủ đã đứng ra phản đối nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc.

Gần đây nhất, chính phủ Canada đã nêu lên vấn đề mổ cướp nội tạng do nhà nước hậu thuẫn ở Trung Quốc vào ngày 12 tháng 03 năm 2014, trong phiên họp thường kì lần thứ 25 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Ủy ban Nhân quyền của Thượng viện Ý đã nhất trí thông qua một nghị quyết vào ngày 05 tháng 03 năm 2014, kêu gọi chính phủ Ý phát động một cuộc điều tra kỹ lưỡng về mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc thông qua ngoại giao và các kênh khác. Nghị quyết cũng kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngay lập tức trả tự do cho các tù nhân lương tâm, bao gồm cả các học viên Pháp Luân Công.

Hạ viện Illinois đã thông qua một nghị quyết vào ngày 26 tháng 02 năm 2014, kêu gọi: “Chính phủ Hoa Kỳ và Tổng thống Mỹ điều tra nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc và thực hiện tất cả các bước hợp lý để chấm dứt hành động ghê tởm mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống để cấy ghép”.

Liên minh châu Âu Quốc hội thông qua một nghị quyết “bày tỏ quan ngại sâu sắc” trên “những báo cáo đáng tin cậy về nạn mổ cướp nội tạng có hệ thống do nhà nước hậu thuẫn từ các tù nhân lương tâm không tự nguyện” vào ngày 12 tháng 12 năm 2013. Bản nghị quyết được đề xuất bởi 56 thành viên từ bốn đảng phái chính trị trong Quốc hội EU.

Nghị quyết kêu gọi EU và các nước thành viên phải công khai lên án sự lạm dụng cấy ghép nội tạng ở nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC), và nâng cao nhận thức về vấn đề này với các công dân đi du lịch đến Trung Quốc. Nó cũng kêu gọi EU tiến hành điều tra đầy đủ và minh bạch về thực tế cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc.

Quốc hội chỉ ra rằng kế hoạch từ từ chấm dứt việc thu hoạch nội tạng từ các tù nhân “trước năm 2015” của Trung Quốc là không thể chấp nhận được, và kêu gọi Trung Quốc “ngay lập tức chấm dứt thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm và các thành viên của các nhóm tôn giáo và dân tộc thiểu số”.

Irwin Cotler, một thành viên tự do của Quốc hội (MP) và cựu Bộ trưởng tư pháp của Canada, vào ngày 28 tháng 02 năm 2014, đã kêu gọi loại Trung Quốc ra khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ vì sự tham gia của chính quyền Trung Quốc vào các hành vi vi phạm nhân quyền phổ biến và có hệ thống, bao gồm việc mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống.

Ngoài ra còn có một nghị quyết đang chờ được Quốc hội Mỹ thông qua, lên án nạn mổ cướp nội tạng quy mô lớn từ các tù nhân lương tâm không tự nguyện, trong đó nạn nhân chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/3/24/146053.html

Đăng ngày 30-03-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share