Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 9-12-2018] Tiếp theo phần 6

Sư phụ Lý Hồng Chí, Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp (cũng được gọi là Pháp Luân Công) giảng:

“Trong toàn bộ quá trình truyền Pháp, truyền công tôi có bổn ý là có trách nhiệm với xã hội, có trách nhiệm với học viên; hiệu quả thu được thật tốt, ảnh hưởng đến toàn xã hội cũng rất tốt.” (Chuyển Pháp Luân)

Mỗi học viên Pháp Luân Đại Pháp đều được thọ ích cả thân lẫn tâm từ môn tu luyện cổ xưa này. Những người tu luyện pháp môn này đều có một thân thể khỏe mạnh và lối suy nghĩ tích cực. Nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn được dạy trong pháp môn này khiến người tu luyện trở thành những người tốt hơn trong xã hội.

Những chia sẻ dưới đây nói về những người có cuộc sống thay đổi tốt hơn sau khi họ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Chúng tôi hy vọng rằng những câu chuyện sau đây sẽ giúp ích cho các bạn đọc và giúp mọi người hiểu tốt hơn về môn tu luyện này.

Đi tìm pháp môn chân chính mà ông ngoại nhắc đến

Cô Khang Hiếu Cần ở thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh sinh ra trong một gia đình tôn giáo. Khi cô còn nhỏ, ông ngoại cô thường kể rằng trong thời mạt thế thì một vị Phật sẽ hạ giới và cứu độ nhân loại. Ngài sẽ dạy một chân lý mà có ba chữ và bảo mọi người làm việc tốt.

Khi cô Khang gặp được Phật giáo ở độ tuổi 20, cô không hề cảm thấy đó là “một miền đất tịnh độ” mà cô đang kiếm tìm. Sau đó cô đã học qua vài trường phái khí công nhưng vẫn không tìm được điều cô mong mỏi. Cô đã mất phương hướng trong nhiều năm cho đến tháng 3 năm 1996, khi một người bạn giới thiệu cho cô một môn khí công, môn pháp mà có những yêu cầu nghiêm khắc để làm một người tốt. Ban đầu cô không tin môn này lắm vì hồi đó khí công giả rất thịnh hành, rồi họ đến và đi sau khi đã lừa được tiền của mọi người.

Bạn cô một mực bảo cô thử tu môn này, vì thế cô Khang đã đồng ý. Khi cô mới xem được một nửa bài giảng ở băng video, thì cô nhận ra nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn chính là có ba chữ mà ông ngoại cô đã nhắc đến. Cô đã tìm thấy môn tu luyện Phật gia chân chính!

Kết quả là, cô Khang, ba người chị gái, anh trai và mẹ của cô đã trở thành học viên Pháp Luân Đại Pháp. Tất cả họ đều được thọ ích về mặt sức khỏe từ môn tu luyện này. Mẹ của cô đã từng phải uống hàng vốc thuốc một ngày. Bà đã thường xuyên đau ốm đến nỗi mà tất cả các bác sỹ địa phương đều biết bà rất rõ. Bệnh đục thủy tinh thể, bệnh đường ruột, chứng loạn thần kinh chức năng, đau đầu, bệnh viêm gan B, và bệnh tim giờ đây đều biến mất!

Từ một người ương ngạnh và khó gần trở thành một người biết quan tâm đến người khác và dễ tính

Bà Trương Mậu Lam, 67 tuổi đến từ Bắc Kinh. Trước khi bà trở thành học viên Đại Pháp, bà rất ương ngạnh và khó gần. Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, bà trở thành một người chu đáo và dễ tính. Bà đã trò chuyện với người hàng xóm mà bà đã không nói chuyện trong hàng chục năm và xin họ bỏ qua cho bà.

Bà Trương từng rất sợ mùa Đông vì bà bị viêm phế quản, viêm khớp và cứng vai và khi trời trở lạnh thì các triệu chứng của bà càng tồi tệ hơn. Mùa Đông sau khi bà trở thành học viên Đại Pháp thì vô cùng lạnh. Khi mùa Xuân đến, một hôm bà đột nhiên nhận ra rằng bà không còn bị các triệu chứng như thường lệ vào mùa đông đó nữa. Thực tế thì mùa Đông đó bà tràn đầy năng lượng, thậm chí còn khỏe hơn cả thanh niên.

Bà Trương đã kể với người mẹ ở độ tuổi 80 của mình về những trải nghiệm thần kỳ với Pháp Luân Đại Pháp. Sau khi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, mẹ của bà đã tin rằng đó là một pháp môn chân chính. Bà đã bị ngã ở nhà vài lần nhưng vẫn không bị thương. Bà qua đời năm 2007 bình yên không bệnh tật gì.

Bà Trương còn có người em út bị đột quỵ vào năm 2006. Bệnh viện đã thông báo về tình trạng nguy hiểm của ông ấy. Hôm sau bà vội đến bệnh viện. Ông ấy bị bất tỉnh và được nối với hàng trăm ống xông. Bà Trương bật các bài giảng Pháp Luân Đại Pháp cho ông nghe và sau một lúc ông ấy đã tỉnh dậy. Ông đã đòi ăn một chút gì đó.

Khi cậu em của bà được xuất viện, ông ấy vẫn bị bán liệt. Một hôm, bà Trương đã cho ông nghe một bài giảng Pháp. Đêm đó, ông đã thức dậy để đi vệ sinh. Bà Trương đỡ ông vào nhà vệ sinh và đợi ở ngoài. Ngay khi cửa phòng tắm mở ra, em trai bà đã tự đi ra ngoài. Ông ấy đi đến phòng của mẹ mình, gọi bà dậy và bật đèn sáng lên. Quả là kỳ diệu, ông ấy đã hoàn toàn phục hồi chức năng trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.

Một cuộc đời đầy gian truân trở nên tươi đẹp

Bà Tằng Thục Linh đến từ thành phố Hà Bắc, tỉnh Hắc Long Giang. Một lần bà đến một ngôi đền để cầu nguyện thì một nhà sư đã gợi ý bà bỏ tiền công đức cho ngôi đền, nói rằng bà càng công đức nhiều và càng thành tâm thì bà càng nhận được nhiều phúc báo. Ông ấy cũng bảo bà mang vài pho tượng Phật và những bài vị gia tiên về nhà để thờ cúng. Ông dạy bà tất cả những nghi thức mà bà cần làm.

Bà Tằng tin tưởng vị sư và làm mọi điều như ông ấy dặn, và đó là khi mà những khổ nạn của bà bắt đầu. Ngay khi bà thắp hương cho các bức tượng và các bài vị, bà nhìn thấy những linh thể cáo, chồn và rắn trên các bức tượng và bài vị đó. Những thứ phụ thể người chẳng ra người quỷ chẳng ra quỷ này đến nhà bà và vài con thì gắn lên bà. Chúng khiến bà tin vào những điều gần cực kỳ phi lý và khiến bà đi ra ngoài chữa bệnh.

Bà vô cùng hoảng sợ và muốn vứt những bức tượng và bài vị đó đi. Nhưng ngay khi ý nghĩ đó hiện lên trong đầu thì những linh thể tà ác đó đã hành hạ bà, khiến bà đau khủng khiếp cho đến khi bà phải quỳ xuống và cầu xin tha thứ và hứa sẽ không vứt chúng đi. Kể từ đó bà dường như có vấn đề thần kinh nặng và các kiểu bệnh tật. Bà sống mà như chết.

Tháng 5 năm 1996, bà Tằng nhìn thấy các học viên Pháp Luân Đại Pháp luyện công ở ngoài trời. Chẳng hiểu sao bà cảm thấy có cảm tình và không ngừng quan sát. Một học viên đến chỗ bà và nói với bà về Đại Pháp. Bà Tằng rất sợ học pháp môn này vì các linh thể đang ở nhà. Bà nghĩ rằng nếu bà tu luyện thì bà sẽ phải chịu đựng sự hành hạ đau đớn. Người học viên đó nói với bà rằng Sư phụ Lý sẽ thanh lý trường không gian ở nhà những người mà thực sự muốn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, thanh lý thân thể họ, và bảo hộ họ. Cô ấy đưa cho bà Tằng một cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của pháp môn tu luyện này.

Đêm hôm đó bà Tằng đọc xong cuốn sách và bà đã khóc rất nhiều lần. Bà dường như ngộ ra rằng Pháp Luân Đại Pháp là một pháp môn chân chính mà bà đã tìm kiếm bấy lâu và rằng Sư phụ Lý là Sư phụ thực sự của bà. Bà quyết tâm trở thành một học viên kiên định.

Điều kỳ lạ đã xảy ra. Những linh thể ở nhà bà đã biến mất, và kể cả những phụ thể trên người bà cũng vậy. Bệnh tật của bà đã khỏi và bà nhận ra rằng mình chưa bao giờ cảm thấy khỏe hơn. Kể từ đó, bà không còn thờ cúng những phụ thể tà ác đó nữa.

Khi bà Tằng và chồng mới cưới, họ rất nghèo và mẹ chồng bà đã trả tiền thuê một tầng hầm cho họ ở. Nơi đó rất ẩm ướt, tối tăm và mọi thứ mốc meo. Cuối cùng đôi vợ chồng đã có căn hộ riêng và bà mang thai. Họ không có bất cứ khoản tiền tiết kiệm nào để nuôi đứa trẻ. Mặc dù mang thai, bà Tằng phải mang vác hàng hóa nặng đi tới đi lui để kiếm thêm thu nhập. Khi mùa Đông đến, bà phải gánh đầy rau và mua 22 kg khoai tây. Thậm chí những người lạ còn lo lắng cho sự an toàn của bà. Vài ngày trước khi sinh, bà phải vác một bình ga lên gác để đảm bảo rằng có ga cho mùa Đông.

Chồng bà nghiện rượu và tiêu toàn bộ số tiền kiếm được hàng tháng vào rượu. Sau khi bà Tằng trở thành học viên, bà không còn cằn nhằn ông nữa và nhận trách nhiệm hỗ trợ gia đình, làm tất cả việc nhà, chăm sóc con cái và nhà chồng.

Khi vợ chồng anh chồng chuyển đến một thành phố khác, họ không có đủ tiền để sinh sống ở nơi mới. Bà Tằng đã đề nghị bán căn hộ của mình và đưa tiền cho họ để họ có thể ở đó. Bà thuê một căn hộ cho bà và con ở. Bà làm thế vì những điều dạy trong Pháp Luân Đại Pháp yêu cầu bà là một người vô tư vô ngã và đặt người khác lên trước.

Năm 2006 bà Tằng mượn tiền để thuê một nơi bán vé máy bay. Một hôm có vài cử nhân rất cần tiền hỏi liệu bà có thể trả lương theo ngày cho họ nếu họ làm việc cho bà. Bà đã thuê một nơi ở cho họ trong khoảng thời gian họ làm cho bà. Mỗi ngày bà đều chia khoản tiền kiếm được bằng nhau và đưa cho họ phần tiền của họ. Bà động viên họ tìm công việc tốt hơn.

* * *

Pháp Luân Công được Sư phụ Lý Hồng Chí truyền ra công chúng vào năm 1992. Thực hành nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn và luyện năm bài công Pháp dễ học giúp nâng cao thể chất và giá trị tinh thần của mọi người. Trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đàn áp pháp môn này vào năm 1999, có khoảng 100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công.

Sau hơn 19 năm bức hại tàn khốc, không những không bị xóa xổ bởi Đảng, Pháp Luân Công còn nở rộ ở hơn 100 nước trên thế giới. Những bài giảng của Pháp Luân Công đã được dịch ra 39 thứ tiếng. Tại hầu hết các quốc gia phát triển, chúng ta đều có thể bắt gặp những nhóm người tu luyện Pháp Luân Công.

Xem tiếp Phần 8


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/12/1/377849.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/12/9/173558.html

Đăng ngày 06-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share