Viêm phổi Vũ Hán - Minh Huệ Nethttps://vn.minghui.org/newsPháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công)Thu, 25 Jan 2024 09:38:30 +0000en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3Lại một làm sóng đại dịch nữa và sự che đậy của Trung Quốchttps://vn.minghui.org/news/258972-lai-mot-lam-song-dai-dich-nua-va-su-che-day-cua-trung-quoc.htmlThu, 25 Jan 2024 09:22:57 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=258972[MINH HUỆ 20-01-2024] Năm 2022, sau khi số ca tử vong do đại dịch giảm xuống, một làn sóng khác đã lại bắt đầu ở Trung Quốc vào cuối năm 2023. Không chỉ đánh lạc hướng công chúng bằng cách dán nhãn cho vi khuẩn Mycoplasma là nguyên nhân gây […]

The post Lại một làm sóng đại dịch nữa và sự che đậy của Trung Quốc first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Tiêu Qua

[MINH HUỆ 20-01-2024] Năm 2022, sau khi số ca tử vong do đại dịch giảm xuống, một làn sóng khác đã lại bắt đầu ở Trung Quốc vào cuối năm 2023. Không chỉ đánh lạc hướng công chúng bằng cách dán nhãn cho vi khuẩn Mycoplasma là nguyên nhân gây ra làn sóng viêm phổi mới, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) còn chỉ thị cho các chuyên gia y tế tránh coi COVID-19 là nguyên nhân gây tử vong. Điều này đã được xác nhận bằng một thông báo bằng văn bản tại khoa cấp cứu của một bệnh viện là không được đề cập đến COVID-19. “Thay vào đó, theo thông báo này, nếu bệnh nhân nào chết mà có bệnh nền thì phải coi căn bệnh đó là nguyên nhân chính gây tử vong”, Reuters đưa tin vào ngày 17 tháng 1 năm 2023, trong một bài báo có tiêu đề “Thấu kính: Các bác sỹ ở Trung Quốc cho biết họ được yêu cầu không ghi COVID trên giấy chứng tử” (Insight: In China, doctors say they are discouraged from citing COVID on death certificates).

Bài báo cũng cho hay: “Nếu các bác sỹ tin rằng nguyên nhân duy nhất của trường hợp tử vong nào là viêm phổi do Covid-19 gây ra, họ phải báo cáo lên cấp trên để được sắp xếp ‘hội ý chuyên môn’ hai cấp độ trước khi xác nhận một trường hợp tử vong là do Covid-19.” “Sáu bác sỹ tại các bệnh viện công trên khắp Trung Quốc phát biểu với Reuters rằng họ đã nhận được những chỉ dẫn tương tự bằng miệng yêu cầu không được quy những trường hợp tử vong đó là do Covid-19, hoặc đã biết bệnh viện của họ có chính sách này.”

Những trường hợp không được báo cáo

Với số ca tử vong do COVID-19 tiếp tục gia tăng, ĐCSTQ không thể hạn chế toàn bộ thông tin, nên đã bắt đầu báo cáo một số trường hợp cá lẻ. Ngày 12 tháng 12 năm 2023, CDC Trung Quốc báo cáo nước này có 135 trường hợp nhiễm COVID-19 nặng và 8 trường hợp tử vong vì căn bệnh này. Trong khi đó, chính quyền Trung Quốc đã tung ra nhiều loại vắc-xin ngừa Covid-19 mới và kêu gọi người dân đi tiêm chúng, mặc dù hiệu quả của vắc-xin vẫn chưa được xác nhận. Còn các loại vắc-xin trước đây của Trung Quốc vốn đã đầy tai tiếng vì những tác dụng phụ bất lợi.

Tình hình ở Trung Quốc cũng gây lo ngại cho các chuyên gia y tế bên ngoài Trung Quốc. “Các báo cáo về tình trạng gia tăng bệnh giống viêm phổi chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em ở miền Bắc Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của chúng tôi. Lần cuối chúng tôi nghe nói về một đợt bùng phát bệnh hô hấp bí ẩn dẫn đến tình trạng quá tải ở bệnh viện là thời điểm bắt đầu đại dịch COVID, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi tình trạng này dấy lên hồi chuông cảnh báo”, C Raina MacIntyre và các nhà dịch tễ học khác viết trong The Conversation ngày 26 tháng 11 năm 2023 , trong một bài báo có tiêu đề “Chúng ta nên lo lắng đến mức nào về đợt bùng phát bệnh viêm phổi ở Trung Quốc?” (How worried should we be about the pneumonia outbreak in China?)

Bài báo còn đề cập đến một bài đăng trên X (trước đây là Twitter) của ông Eric Feigl-Ding, nhà dịch tễ học kiêm Trưởng Lực lượng Đặc nhiệm COVID của Viện Hệ thống Phức hợp New England. “Tôi được biết qua nhiều người trong cuộc rằng các bác sỹ Trung Quốc được chính quyền yêu cầu không báo cáo bất kỳ con số nào, không xét nghiệm bệnh nhân, cũng như không báo cáo bất kỳ xét nghiệm nào. Điều này nghe có vẻ quen tai đến kỳ lạ”, Feigl-Ding viết trên X cùng một đoạn video cho thấy số ca bệnh tại Bệnh viện Nhi Bắc Kinh ngày càng tăng.

Trùng khớp với điều này, nhiều bài đăng trên mạng xã hội gần đây đã đưa tin về nhiều trường hợp người nổi tiếng qua đời, như các ngôi sao điện ảnh. Một số người chỉ mới ở độ tuổi 40, thậm chí 30 đã qua đời đột ngột.

ĐCSTQ không công bố số liệu thống kê thực tế về Covid-19. Nhưng các cơ quan chính phủ thường công bố cáo phó sau cái chết của các cán bộ chủ chốt, từ chuyên gia, giáo sư, cảnh sát, đến sỹ quan quân đội. Con số người nổi tiếng qua đời vào năm 2023 là đáng báo động. Từ nửa cuối năm 2023, có ít nhất 26 quan chức từ cấp tư lệnh quân đoàn trở lên đã chết vì bệnh, tất cả đều là đảng viên ĐCSTQ, trong đó có:

  • Vu Chấn Vũ, đô đốc, nguyên tư lệnh Không quân
  • Văn Kích, nguyên cục trưởng Cục Pháo binh của Bộ Tổng tham mưu
  • Vương Đồng Trác, nguyên phó chính ủy kiêm thư ký Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Quân khu Quảng Châu
  • Thẩm Tân Nghĩa, nguyên phó tư lệnh Hải quân
  • Lăng Vĩnh Thuận, viện sĩ Viện Công trình, giáo sư Đại học Khoa học Kỹ thuật Quốc phòng
  • và những người khác.

Chỉ riêng năm 2023 đã có ít nhất 66 quan chức cấp tỉnh, cấp bộ qua đời, trong đó, 58 người (hay 87,9%) là đảng viên ĐCSTQ. Thực ra, những người không phải là đảng viên ĐCSTQ cũng tuân thủ sát sao đường lối của Đảng. Trong tháng 10 và tháng 11, ít nhất 12 học giả của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Viện Hàn lâm Kỹ thuật Trung Quốc đã qua đời. Một số cảnh sát trẻ, trong đó hầu hết là đảng viên ĐCSTQ, cũng chết vì bệnh tật.

Có vẻ như đại dịch ở Trung Quốc thực sự vẫn chưa kết thúc. Đúng hơn, mức độ nghiêm trọng và số ca tử vong không được các quan chức ĐCSTQ báo cáo đầy đủ.

Nguyên nhân của thảm họa

Tại sao trông thì như dịch bệnh đã thoái lùi, mà giờ lại khiến lòng người lo sợ?

Chúng ta hãy đứng từ góc độ “Thiên nhân cảm ứng” để phân tích sơ bộ xem bệnh dịch “thiên tai” này đối ứng thế nào với “nhân sự” (sự việc nơi người thường). Thuyết “Thiên nhân cảm ứng” là do nhà đại Nho thời Hán, Đổng Trọng Thư, đưa ra. Hán Vũ Đế từng hỏi Đổng Trọng Thư: “Tai dị chi biến, hà duyên nhi khởi”, nghĩa là: Những biến cố trong thiên tai dị tượng là bắt nguồn từ đâu). Đổng Trọng Thư đáp lại bằng thuyết “Thiên nhân cảm ứng”: “Hình phạt bất trung, tắc sinh tà khí; tà khí tích vu hạ, oán ác súc vu thượng, thượng hạ bất hòa, tắc âm dương mâu lệ nhi yêu nghiệt sinh hĩ. Thử tai dị sở duyên nhi khởi dã.” Ý nói: Hình phạt không thích đáng thì sẽ sinh tà khí; tà khí tích lại, oán khí ác khí bốc lên; trên dưới bất hòa thì âm dương đảo lộn mà sinh ra yêu nghiệt. Từ đó mà khởi duyên cho thiên tai dị tượng vậy.

Đổng Trọng Thư cho rằng “hình phạt không thích đáng” là nguyên nhân căn bản dẫn tới “thiên tai dị tượng”.

Như vậy, khi Trung Cộng hô hào khẩu hiệu “Cai trị đất nước bằng pháp luật”, “Tự do dân chủ”, thì cuộc sống của dân chúng lâm vào hoàn cảnh nào?

Gần đây, theo tạp chí Chính sách Đối ngoại (Foreign Policy) của Hoa Kỳ đăng tin ĐCSTQ theo dõi những người bất đồng chính kiến thông qua Bộ Công an và các công ty công nghệ cao bằng cách theo dõi và chia sẻ dữ liệu theo thời gian thực. Những người bất đồng chính kiến này là các học viên Pháp Luân Công, các nhà báo và những người phản đối sự ngược đãi của chính quyền.

Năm 2017, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) phát hiện rằng cảnh sát không cần có lệnh của tòa án để tiến hành giám sát. Ngoài ra, sở cảnh sát cũng không cần phải báo cáo các hoạt động giám sát cho bất kỳ cơ quan chính phủ nào khác hay công khai thông tin này.

Chính điều này đã xảy ra với các học viên Pháp Luân Công từ khi bị ĐCSTQ bức hại từ tháng 7 năm 1999 vì tu luyện theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Theo các báo cáo của trang web Minh Huệ (Minghui.org), các quan chức đã sử dụng công nghệ đám mây và dữ liệu lớn để giám sát, theo dõi, và hạn chế quyền tự do của các học viên.

Cụ thể, các thiết bị theo dõi và định vị toàn cầu điện tử đã được lắp đặt trên ô tô, xe đạp, điện thoại di động, thậm chí trong túi của các học viên Pháp Luân Công. Ngoài ra còn có những biện pháp khác như lắp đặt camera giám sát gần nhà các học viên, thu thập dữ liệu cá nhân (khuôn mặt, dấu vân tay, dáng đi, và giọng nói), từ chối cấp hộ chiếu và cấm rời khỏi Trung Quốc. Các học viên bị sách nhiễu, theo dõi, bỏ tù, bắt giữ, tra tấn, thậm chí bị giết hại tùy ý để lấy nội tạng.

Báo cáo tóm lược “Một phần tư thế kỷ bức hại, hơn 5.000 học viên Pháp Luân Công được xác nhận đã tử vong” (A Quarter Century of Persecution, Over 5,000 Confirmed Deaths of Falun Gong Practitioners) đã xác nhận có ít nhất 5.010 học viên Pháp Luân Công bị thiệt mạng do cuộc bức hại của ĐCSTQ.

Báo cáo cho hay: “Khi Pháp Luân Công bị ĐCSTQ gán mác ‘kẻ thù hàng đầu của nhà nước’, các quan chức chính quyền các cấp trên cả nước đã được huy động để triển khai cuộc bức hại theo ba chính sách của cựu chủ tịch ĐCSTQ Giang Trạch Dân, đó là ‘Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể…. Do chính sách tiêu diệt cực đoan, các trường hợp học viên Pháp Luân Công tử vong được báo cáo trên khắp Trung Quốc, gồm 22 tỉnh, 4 thành phố và 5 khu tự trị.”

Mười tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc tỉnh) có số học viên Pháp Luân Công tử vong nhiều nhất là: Tỉnh Hắc Long Giang (646), tỉnh Liêu Ninh (629), tỉnh Hà Bắc (560), tỉnh Cát Lâm (530), tỉnh Sơn Đông (464), tỉnh Tứ Xuyên (320), tỉnh Hồ Bắc (233), tỉnh Hà Nam (190), tỉnh Hồ Nam (174) và thành phố Bắc Kinh (147).

Trong khi giá trị cốt lõi của Pháp Luân Công là Chân-Thiện-Nhẫn, thì ĐCSTQ lại cổ xúy những thứ hoàn toàn trái ngược, đó là giả-ác-đấu (dối trá, tàn bạo, đấu tranh). Bởi vậy, các học viên Pháp Luân Công thuộc mọi giai tầng xã hội, từ quan chức chính phủ, học giả, công nhân đến nông dân, khi chọn kiên định với đức tin của mình, đều trở thành mục tiêu bức hại của ĐCSTQ. Mặc dù Giang đã chết vào tháng 11 năm 2022 nhưng cuộc bức hại vẫn tiếp tục. Năm 2023, Minh Huệ ra mắt báo cáo 209 trường hợp học viên bị bức hại đến chết, báo cáo 1.190 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì tu luyện , cũng như 3.629 vụ bắt giữ và 2.885 vụ quấy nhiễu.

Lời kết

Một bài viết của Minh Huệ năm 2021 có tiêu đề “Số ca nhiễm virus corona gia tăng ở những nơi bức hại Pháp Luân Công nghiêm trọng nhất” đã phát hiện ra mối tương quan cao giữa mức độ nghiêm trọng của cuộc bức hại và số ca tử vong do đại dịch. Theo bài viết này:

“Nghiên cứu tương tự cũng chỉ ra rằng ba tỉnh vùng Đông Bắc (Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Cát Lâm), cùng các tỉnh Hà Bắc, Sơn Đông và Tứ Xuyên, cũng có số vụ bức hại cao nhất. Theo thông tin mà Minh Huệ nhận được, chỉ riêng ở tỉnh Cát Lâm, đã có ít nhất 499 học viên Pháp Luân Công tử vong do cuộc bức hại đức tin của họ trong hai thập kỷ qua. Trong đại dịch virus corona, tình trạng ở những tỉnh này là xấu hơn cả so với những nơi khác ở Trung Quốc. Đây có thể là một chỉ dấu cho thấy bất cứ nơi nào mà cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công vô tội diễn ra tràn lan đều có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc như đại dịch hoặc những điều bất hạnh khác.”

Quay lại câu trả lời của Đổng Trọng Thư trong câu chuyện trên đây, những thảm kịch ở Trung Quốc có thể liên quan đến sự tàn bạo của ĐCSTQ. Bởi vậy, ai tham gia vào cuộc đàn áp phi pháp này hoặc mù quáng đi theo ĐCSTQ đều có thể gặp nguy hiểm.

Tháng 3 năm 2020 khi đại dịch lần đầu tiên bắt đầu, Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, đã viết:

“Nhưng mà ôn dịch “virus Trung Cộng” hiện nay (viêm phổi Vũ Hán) như thế này là có mục đích, là có mục tiêu nhắm vào. Nó đến để đào thải phần tử của tà đảng, và những ai cùng đứng với tà đảng Trung Cộng.” (Lý tính)

Cũng trong bài viết này, Đại sư Lý cũng viết:

“Hãy tránh xa tà đảng Trung Cộng, không đứng cùng phe với tà đảng, vì đằng sau nó là ma quỷ màu đỏ, hành vi bề mặt là lưu manh, hơn nữa là không việc ác nào không làm. Thần sắp bắt đầu trừ sạch nó, hễ đứng cùng đội với nó thì đều bị đào thải.”

“Người kia phải là thật lòng chân tâm hướng Thần sám hối, bản thân mình chỗ nào không tốt, mong mỏi được cho cơ hội sửa lỗi, [thì] đó mới là biện pháp, đó mới là linh đan diệu dược chứ.”

Mặc cho cuộc bức hại đang diễn ra, các học viên Pháp Luân Công vẫn nỗ lực không mệt mỏi suốt 24 năm qua để truyền chân tướng, để mọi người biết được môn tu luyện này đã mang lại lợi ích cho con người như thế nào, ĐCSTQ đã hại người dân ra sao trong các chiến dịch chính trị của nó, đồng thời khuyên mọi người hãy trọng đức, tránh xa ĐCSTQ để được an toàn trong cuộc đại đào thải sắp tới. Chúng tôi chân thành hy vọng nhiều người sẽ có lựa chọn đúng đắn và được an toàn.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/20/471148.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/21/214392.html

Đăng ngày 25-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Lại một làm sóng đại dịch nữa và sự che đậy của Trung Quốc first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Cập nhật tình hình COVID của Trung Quốc (ngày 31 tháng 1 năm 2023): Một bệnh viện cấp 80 giấy chứng tử trong một tuần, trong khi thông thường chỉ 1-2 tờ mỗi thánghttps://vn.minghui.org/news/242857-cap-nhat-tinh-hinh-covid-cua-trung-quoc-mot-benh-vien-cap-80-giay-chung-tu-trong-mot-tuan-trong-khi-thong-thuong-chi-1-2-to-moi-thang.htmlSat, 04 Feb 2023 14:44:47 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=242857[MINH HUỆ 01-02-2023] Vào ngày 30 tháng 1, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã tuyên bố rằng COVID-19 vẫn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu. Kết luận này dựa trên các cuộc thảo luận tại cuộc họp lần thứ 14 của Ủy ban Khẩn cấp về Quy định Y tế Quốc […]

The post Cập nhật tình hình COVID của Trung Quốc (ngày 31 tháng 1 năm 2023): Một bệnh viện cấp 80 giấy chứng tử trong một tuần, trong khi thông thường chỉ 1-2 tờ mỗi tháng first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
[MINH HUỆ 01-02-2023] Vào ngày 30 tháng 1, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã tuyên bố rằng COVID-19 vẫn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu. Kết luận này dựa trên các cuộc thảo luận tại cuộc họp lần thứ 14 của Ủy ban Khẩn cấp về Quy định Y tế Quốc tế (IHR) hôm 27 tháng 1 vừa qua. Cụ thể hơn, cuộc họp đã kết luận “Những đánh giá rủi ro nhanh gần đây tiếp tục mô tả nguy cơ toàn cầu của COVID-19 đối với sức khỏe con người và khả năng lây truyền của nó vẫn cao.”

Ông Ghebreyesus cho biết thêm: “Không thể phủ nhận rằng loại virus này sẽ vẫn là mầm bệnh thường thấy ở người và động vật trong thời gian tới.“ Ông còn cho biết tính đến giữa tháng 1, hơn một nửa trong số gần 40.000 ca tử vong do COVID-19 được báo cáo mỗi tuần xảy ra ở Trung Quốc và số người chết thực tế ở Trung Quốc “chắc chắn cao hơn nhiều”.

Hết giấy để in giấy chứng tử

Khi số ca mắc COVID tăng nhanh vào cuối năm 2022, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đột ngột chấm dứt chính sách zero-COVID vào ngày 7 tháng 12, khiến đại dịch trở nên tồi tệ hơn. Số ca nhiễm bệnh, số bệnh nhân nặng và tử vong bùng nổ, tạo áp lực cực lớn lên các bệnh viện và lò hỏa táng.

Một bác sỹ bệnh viện công tại miền Nam Trung Quốc nói với tờ South China Morning Post rằng họ đã hết loại giấy đặc biệt để in giấy chứng tử do số người chết quá cao trong thời gian gần đây. Ông nói: “Từ trước tới giờ, tôi chưa bao giờ thấy tình trạng thiếu nguồn cung cấp y tế đến vậy. Chúng tôi đã cấp gần 80 giấy chứng tử chỉ trong một tuần, trong khi trước đây chúng tôi thường cấp một hoặc hai tờ mỗi tháng.”

Các video lan truyền trên internet cho thấy các bệnh viện ở Sơn Đông, Liêu Ninh, Trùng Khánh, Giang Tô, Hắc Long Giang, Cát Lâm và các tỉnh khác đều chật kín bệnh nhân trong dịp Tết cổ truyền (22/1) vừa qua. Một người đàn ông ở miền Nam Trung Quốc đã mô tả cảnh tượng kinh hoàng mà anh nhìn thấy khi tham dự đám tang của một người thân tại lò hỏa táng vào sáng ngày 8 tháng 1. Anh cho biết trong khoảng thời gian anh có mặt tại đó, từ 1 – 5 giờ sáng, anh đã trông thấy gần 100 thi thể được đưa vào hỏa táng. Anh thậm chí còn va vào một xác chết khi đang đi dạo quanh đó. “Những gì ở đó sốc đến nỗi bạn thực sự không muốn nhìn nữa. Nhưng bạn không có lựa chọn nào khác bởi xung quanh bạn có rất nhiều người xếp hàng chờ được hỏa táng,” anh ấy giải thích. “Rất nhiều người bên rất nhiều xác chết. Quả là bất lực và vô vọng.”

“Tiếng nhạc đám tang văng vẳng bên đường mọi lúc, từ sáng sớm đến chập tối”

Theo VOA, tình trạng thiếu thuốc men ở các vùng sâu vùng xa và việc các quan chức địa phương lơ là nhiệm vụ cũng góp phần khiến số người già ở nông thôn tử vong tăng cao. Trước đây, Tết cổ truyền thường là thời điểm quan trọng và vui vẻ nhất trong năm, nhưng năm nay, “Tiếng nhạc đám tang văng vẳng bên đường suốt từ sáng đến chập tối”.

Anh Lưu Sỹ Huy, một luật sư sinh ra và lớn lên ở thôn Tây Sơn, khu tự trị Khách Lạt Thấm Kỳ, thành phố Xích Phong, Nội Mông, đã gọi điện để chúc Tết gia đình vào ngày 23 tháng 1 (ngày mùng hai Tết) và được biết tình trạng bi thảm, rằng có hơn 20 người (chủ yếu là người già) ở hai ngôi làng lân cận (thôn Vu Gia Danh Tử ở phía Tây và thôn Tiểu Ô Châu Mai Thấm ở phía Nam) đã qua đời. Anh cho biết, “Lúc đó tôi nghe thấy vậy mà kinh hãi. Trước đây mùa đông thường chỉ mất một hoặc hai người, thường không quá ba đến năm người. Vậy mà đợt dịch bệnh lần này, chỉ hơn một tháng đã khiến hơn 20 người ra đi.”

Nhà hoạt động nhân quyền Giới Lập Kiến, người gốc Sơn Đông, cũng nói với VOA rằng quê ông, ở thôn Cao Trại Tử, thị trấn Triệu Trại Tử, huyện Cao Đường, thành phố Liêu Thành có khoảng 1.000 cư dân, và ít nhất 20 người già đã qua đời vì COVID. Trong số đó có một người là người thân của ông, ngoài 60 tuổi, đã mất trong vòng một tháng sau khi cả nhà ông bị nhiễm bệnh. “Ông ấy bị viêm phổi, ho khan, sốt cao mãi không hạ, tới nửa đêm thì ông ấy đi.”

Những nơi bị lãng quên trong đại dịch

Châu tự trị Dân tộc Di Lương Sơn là một khu vực hẻo lánh ở tỉnh Tứ Xuyên, nơi nhóm người dân tộc Di chiếm khoảng một nửa trong số 4,7 triệu cư dân của tỉnh. Theo VOA đưa tin vào ngày 30 tháng 1, làn sóng COVID mới đã quét sạch nơi đây trong thầm lặng. Nhiều cư dân cao tuổi trong vùng không biết chính xác COVID là gì và nghĩ rằng đó chỉ là cảm lạnh. Một bác sỹ ở Bệnh viện Nhân dân Hỷ Đức cho biết trong 3 ngày liên tiếp (10-13 tháng 1), mỗi ngày có trên 150 bệnh nhân đến chụp CT hỗ trợ chẩn đoán và điều trị COVID. Tất cả các khoa đều chật kín bệnh nhân. Thậm chí một viện dưỡng lão địa phương đã chuyển tới 30-40 người cao tuổi có kết quả xét nghiệm dương tính. 90% nhân viên y tế đã bị nhiễm bệnh.

Chu Bân, một người theo đạo Cơ Đốc thay mặt cư dân Lương Sơn kêu gọi quyên góp thuốc men đã nhấn mạnh khu vực này là “một nơi bị lãng quên và bỏ mặc trong thảm họa COVID”. Một số người dân địa phương đêm trằn trọc ngủ không yên, mới nhận ra rằng mạng người quý hơn vàng.

Thôn Văn Đồng, huyện Giả, thành phố Du Lâm, tỉnh Thiểm Tây, cách Lương Sơn khoảng 2.000 km, cũng phải đối mặt với tình trạng tương tự. Cụ ông Đỗ Kim Liên, người vừa sống sốt sau dịch bệnh, cho biết từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 12, hầu hết người dân ở Đội 2 của thôn đã bị nhiễm bệnh, tháng trước trong thôn có 6 người già qua đời. Ông nói: “Có ai quan tâm đâu, bí thư thôn tuy biết tình hình bệnh dịch nghiêm trọng nhưng cũng đành chịu. Lúc tôi bị tôi chẳng thiết ăn gì, cứ buồn nôn mà không nôn ra được, đầu đau tới hơn chục ngày ròng.”

Số trường hợp hủy đăng ký hộ khẩu mỗi ngày tăng cao

Một nhân viên đăng ký hộ khẩu từ một đồn cảnh sát ở thành phố Mẫu Đơn Giang, tỉnh Hắc Long Giang cho biết trong khoảng từ ngày 20 – 31 tháng 12, trung bình mỗi ngày anh đã xử lý hơn 100 trường hợp hủy đăng ký hộ khẩu do có người chết. Khu vực đô thị Mẫu Đơn Giang có khoảng 900.000 cư dân với hơn 30 đồn cảnh sát. Theo đó, số người chết hàng ngày có thể lên tới hơn 3.000 người, tương đương với 30.000 người chết (khoảng 3% dân số) trong 10 ngày. Tất nhiên, không phải mọi trường hợp tử vong đều do COVID gây ra, nhưng số người chết thông thường (trước COVID) chưa bao giờ cao đến vậy.

Anh Trần Hòa Dương, một cư dân ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, đã chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do (RFA) những gì anh biết được từ một người bạn làm việc trong cục dân chính. Theo người bạn này, khoảng 5.000 người trong quận Hoàng Phan đã chết kể từ khi chính sách zero-COVID kết thúc vào đầu tháng 12, tương đương với số người tử vong của quận trong một năm. “Khu Hoàng Pha có khoảng 900.000 cư dân và số người chết ở mức đáng báo động vì cao gấp vài lần bình thường. Gần đây có rất nhiều ngôi mộ mọc lên xung quanh các khu vực ngoại thành. Rất nhiều trong số họ qua đời vì COVID”, anh Trần nói.

Nhiều thành viên và tín đồ của ĐCSTQ qua đời vì COVID

Nhiều thành viên và tín đồ của ĐCSTQ gần đây đã qua đời vì virus corona, còn được gọi là virus Trung Cộng.

  • Ông Ngạc Hồng Binh, trưởng Đồn cảnh sát Bạch Sa Châu Nhai thuộc phân khu quận Vũ Xương ở Vũ Hán, đã gục ngã trước lối vào nhà riêng vào ngày 22 tháng 1, tức mồng Một Tết, và qua đời vào ngày hôm sau ở tuổi 55 do nhồi máu cơ tim, một triệu chứng liên quan đến COVID;
  • Ông Trần Lập Ngôn, đảng viên ĐCSTQ và cựu giám đốc Học viện Mỹ thuật tỉnh Hồ Bắc, qua đời vào sáng ngày 25 tháng 1 tại quận Vũ Xương, Vũ Hán;
  • Hai nghệ sỹ của Học viện Mỹ thuật Hồ Bắc, Đổng Lập chuyên về tranh sơn dầu và Niếp Kiền Nhân, chuyên về hội họa Trung Quốc, cũng mới qua đời;
  • Trần Tử Du, cựu trưởng Khoa Vật lý tại Đại học Hàng không và Du hành Vũ trụ Bắc Kinh, qua đời ở tuổi 63 vào ngày mùng Một Tết (22 tháng 1);
  • Cổ Khánh Quân, phó giáo sư trường Nhân văn và Truyền thông thuộc Đại học Ninh Ba ở tỉnh Chiết Giang, qua đời ở tuổi 48 vào ngày 23 tháng 1;
  • Dương Tồn Xương, cựu trưởng Khoa Văn học tại Đại học Sư phạm Sơn Đông và cũng là tác giả của một số cuốn sách về chủ nghĩa Mác, qua đời ở tuổi 60 tại thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông vào ngày 26 tháng 1; và
  • Vương Vu, đảng viên ĐCSTQ, thành viên của Viện Khoa học Trung Quốc, qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 26 tháng 1.

Một cuộc họp giao ban nội bộ ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, cho biết số thi thể được hỏa táng trong thành phố từ ngày 1 tháng 12 năm 2022 đến ngày 2 tháng 1 năm 2023 cao hơn bình thường khoảng 6 – 7 lần. Chẳng hạn như, 493 thi thể đã được hỏa táng vào ngày 4 tháng 1, gấp 6 lần so với cùng ngày năm trước.

Gần đây, Đại học Lâm nghiệp Nam Kinh đã công bố nhiều cáo phó, ít nhất là 23 tờ trong khoảng thời gian từ ngày 4 tháng 12 năm 2022 đến ngày 13 tháng 1 năm 2023. Con số này gần bằng với tổng số 26 trường hợp tử vong được đại học này công bố từ tháng 1 – 11 năm 2022.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/31/456306.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/2/1/207154.html

Đăng ngày 04-02-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Cập nhật tình hình COVID của Trung Quốc (ngày 31 tháng 1 năm 2023): Một bệnh viện cấp 80 giấy chứng tử trong một tuần, trong khi thông thường chỉ 1-2 tờ mỗi tháng first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Cập nhật tình hình COVID của Trung Quốc (ngày 26 tháng 1 năm 2023): Số người chết tiếp tục gia tăng trên khắp Trung Quốchttps://vn.minghui.org/news/242720-cap-nhat-tinh-hinh-covid-cua-trung-quoc-so-nguoi-chet-tiep-tuc-gia-tang-tren-khap-trung-quoc.htmlSun, 29 Jan 2023 10:26:50 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=242720[MINH HUỆ 26-01-2022] Từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đột ngột từ bỏ chính sách Zero-COVID vào ngày 7 tháng 12 năm 2022, COVID đã bùng nổ khắp Trung Quốc và nhiều người đã qua đời. Cả bệnh viện và lò hỏa táng đều quá tải. Có nơi lò phải chạy liên tục […]

The post Cập nhật tình hình COVID của Trung Quốc (ngày 26 tháng 1 năm 2023): Số người chết tiếp tục gia tăng trên khắp Trung Quốc first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
[MINH HUỆ 26-01-2022] Từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đột ngột từ bỏ chính sách Zero-COVID vào ngày 7 tháng 12 năm 2022, COVID đã bùng nổ khắp Trung Quốc và nhiều người đã qua đời. Cả bệnh viện và lò hỏa táng đều quá tải. Có nơi lò phải chạy liên tục 24/24 giờ, có nơi lò bị sự cố do chạy quá công suất. Để đáp ứng nhu cầu hỏa táng cao, một số lò hỏa táng đã đốt nhiều thi thể cùng lúc.

Ở nhiều nơi, thời gian chờ hỏa táng kéo dài tới hơn 10 ngày, thậm chí hơn một tháng. Nhiều địa phương đang phải gấp rút xây dựng các lò hỏa táng mới. Quan tài trở nên khan hiếm, không đáp ứng được nhu cầu.

Số người chết ở Bắc Kinh rất cao

Cô Bảo Giản, con gái của ông Bảo Đồng (từng là cựu phụ tá của lãnh đạo ĐCSTQ Triệu Tử Dương), viết trên Twitter vào ngày 18 tháng 1 rằng: “Trong làn sóng bệnh dịch này, rất nhiều quan chức cấp cao ở Bắc Kinh đã qua đời, tên của họ được ghi thành hàng dài trên bức tường ở Nghĩa trang Cách mạng Bát Bảo Sơn, và phải mất một đến hai năm mới đưa hết hài cốt của họ vào nghĩa trang này. Chiếc xe kéo thi thể của Bắc Kinh là xe xã hội do Ban Dân vận huy động. Họ đã tháo 4 ghế sau của chiếc Buick GL8, đặt một tấm ván gỗ rồi để quan tài lên đó. Nhìn bên ngoài không thể biết đó là xe tang.”

Trước đó, cô Bảo cũng chỉ trích chính quyền Bắc Kinh trong một Tweet vào ngày 13 tháng, rằng bất chấp cái chết của hàng trăm nghìn người dân Bắc Kinh, chính quyền thành phố vẫn “trơ trẽn” khua chiêng gõ trống ăn mừng “thành công trong việc đánh bại COVID”. Cô viết: “Trong vòng chưa đầy một tháng, 17 người thân và bạn bè của tôi đã qua đời – điều này chưa từng xảy ra trong cuộc đời tôi. Đó chẳng phải sự việc ngàn năm mới gặp sao? Các vị [các quan chức] giải thích thế nào về sự bùng nổ các ca dương tính ở Bắc Kinh khi 90% dân chúng địa phương bị nhiễm bệnh? Ban đầu, 90% không có triệu chứng; đến nay 90% có triệu chứng và 10% trong số họ bị triệu chứng nghiêm trọng?!”

Một cư dân mạng tiếp lời cô: “Tôi sống ở Bắc Kinh đây. Cô nói hàng trăm nghìn người chết là có phần thận trọng. Theo ước tính của tôi, con số này phải lên đến hàng triệu.”

Ông Trình, người từng sở hữu một doanh nghiệp ở Bắc Kinh trong 10 năm, hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Hai vợ chồng ông đều là người gốc Bắc Kinh. Hôm 22 tháng 1, ông Trịnh nói với phóng viên The Epoch Times rằng ông đã nhận được tin tức từ nhiều người về tình hình dịch bệnh ở Bắc Kinh và điều đó khiến ông vô cùng kinh hãi. Chẳng hạn như vợ ông đã mất đi 3 người thân ở Bắc Kinh. Một người bạn của ông sống ở quận Phòng Sơn, Bắc Kinh đã mất đi 5 người thân lớn tuổi. Không ai trong số họ, kể cả một người là phó giám đốc Sở Cảnh sát, đã được hỏa táng. Ngay cả khi người bạn của ông có bạn làm trong ngành tang lễ, nhưng gia đình vẫn phải đợi ba tháng mới đến lượt. Ông Trình cho rằng còn có nhiều quan chức cấp cao hơn trong danh sách đợi.

Gia tăng số trường hợp hủy đăng ký hộ khẩu

Ông Vương Ninh, chuyên gia y tế ở tỉnh Giang Tô, trong một cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự do vào ngày 25 tháng 1 cho biết theo dữ liệu nội bộ của hệ thống y tế và cơ quan dân sự, kể từ đầu tháng 12 năm 2022, số người bị xóa hộ khẩu tăng 3-5 lần so với cùng kỳ năm ngoái, ở một số địa phương còn tăng cao hơn.

Ông giải thích: “Ví dụ, ở thành phố này thường có 100 người chết mỗi tháng, nhưng hiện nay phải từ 300 – 500 người. Tôi có mấy người bạn làm nhân viên hủy hộ khẩu. Họ bảo với tôi rằng khối lượng công việc của họ cao gấp ba lần bình thường. Tôi cũng từng nói chuyện với một số người làm việc ở các thành phố khác và số người chết ở những nơi đó còn cao gấp 4-5 lần bình thường.” Ông Vương cho biết điều kiện y tế ở các thành phố nhỏ của Trung Quốc thường rất kém, vậy nên số ca tử vong có thể còn cao hơn.

Các tài liệu nội bộ mà The Epoch Times có được cho thấy thành phố Nam Kinh của tỉnh Giang Tô có số ca tử vong cao bất thường trong thời kỳ cao điểm của đại dịch, cao hơn khoảng 6 -7 lần so với bình thường. Chính quyền Nam Kinh đã thành lập một đội đặc nhiệm để xử lý việc hỏa táng và hủy bỏ hộ khẩu, và dữ liệu liên quan được giữ bí mật tuyệt đối.

Ông Vương, một cư dân ở Nam Kinh, nói với The Epoch Times vào ngày 23 tháng 1 rằng một số người bạn của ông không thể nhập viện vì bệnh viện đã kín chỗ. Ngày nào cũng có người chết trong bệnh viện nhưng vẫn không có giường. “Bí thư Đảng ủy cộng đồng địa phương của tôi nói với tôi vào cuối tháng 12 rằng rất nhiều người đã chết, trung bình cộng đồng của tôi có khoảng 7 – 9 người chết mỗi ngày,” ông Vương nói.

Một video trên mạng xã hội vào ngày 6 tháng 1 cho thấy tình trạng giao thông gần một lò hỏa táng ở ngoại ô Nam Kinh. Khói dày đặc bốc lên từ ống khói của khu hỏa táng, trong khi rất nhiều ô tô cá nhân xếp hàng dài trên con đường bên ngoài bãi đậu xe, đoàn xe dài đến nỗi người ta không thể nhìn thấy điểm cuối của nó. Ven đường có một phụ nữ mặc đồ tang khóc lóc nói: “Tết nhất đến nơi rồi, vậy mà xe nào cũng dùng để chở người chết, xe nào cũng dùng để chở người chết! Ngay cả xe tải của Lalamove (một công ty vận chuyển ở Trung Quốc) cũng được dùng để vận chuyển thi thể.”

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/26/456121.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/27/207087.html

Đăng ngày 29-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Cập nhật tình hình COVID của Trung Quốc (ngày 26 tháng 1 năm 2023): Số người chết tiếp tục gia tăng trên khắp Trung Quốc first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Ôn dịch có mắt, chỉ nhằm vào Đảng Cộng sản Trung Quốchttps://vn.minghui.org/news/242659-on-dich-co-mat-chi-nham-vao-dang-cong-san-trung-quoc.htmlFri, 27 Jan 2023 10:26:42 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=242659[MINH HUỆ 23-01-2023] Khi các ca nhiễm mới gia tăng vào cuối năm ngoái, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tự biết không còn khả năng kiểm soát và không thể che đậy tình hình thực tế, đã đột ngột chấm dứt chính Zero-COVID kéo dài ba năm vào ngày […]

The post Ôn dịch có mắt, chỉ nhằm vào Đảng Cộng sản Trung Quốc first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Thiện Quả

[MINH HUỆ 23-01-2023] Khi các ca nhiễm mới gia tăng vào cuối năm ngoái, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tự biết không còn khả năng kiểm soát và không thể che đậy tình hình thực tế, đã đột ngột chấm dứt chính Zero-COVID kéo dài ba năm vào ngày 7 tháng 12 năm 2022 mà không có bất kỳ kế hoạch dự phòng nào. Kể từ đó, Trung Quốc đã phải hứng chịu làn sóng lây nhiễm và tử vong, gây ra tình trạng quá tải ở các bệnh viện và lò hỏa táng.

Ngày 15 tháng 1 vừa qua, Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, đã công bố với thế giới sự thật rằng trong ba năm bùng phát ở Trung Quốc, đại dịch đã cướp đi sinh mạng của 400 triệu người ở Trung Quốc. Ông cũng chỉ ra rằng dịch SARS năm 2003 đã giết chết 200 triệu người Trung Quốc.

Sau tuyên bố gây chấn động của Đại sư Lý về số người chết, ĐCSTQ và các cơ quan ngôn luận của nó đã im lặng một cách bất thường. Có khả năng nhiều đảng viên và các quan chức chính phủ đã bắt đầu nhận ra điều gì đang xảy ra – đại dịch COVID đang nhắm vào các đảng viên và những người hùa theo ĐCSTQ.

Đợt báo ứng thứ nhất, dịch SARS năm 2003

ĐCSTQ khét tiếng với việc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Trong số các tội ác của nó, cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công là lâu dài và tàn bạo nhất, bắt đầu từ khi cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân phát động một chiến dịch trên toàn quốc chống lại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999. Giang đã thề sẽ tiêu diệt Pháp Luân Công chỉ trong ba tháng. Tuy nhiên, bất chấp sự đàn áp có hệ thống thông qua các thủ đoạn tàn bạo và tuyên truyền phỉ báng, ngay từ đầu, một số quan chức đã không quan tâm đến cuộc bức hại, chỉ một số người cảm thông với cuộc bức hại mà các học viên đã phải chịu đựng.

Trong hoàn cảnh như thế, chế độ Giang Trạch Dân đã dàn dựng vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn vào chiều hôm giao thừa, tức ngày 23 tháng 1 năm 2001. Trong vòng hai giờ sau khi vụ việc xảy ra, Tân Hoa Xã đã nhanh chóng phát sóng bản tin tiếng Anh ra toàn thế giới, rằng có năm “học viên Pháp Luân Công” đã tự thiêu tại Quảng trường Thiên An Môn. Điều này là chưa từng có tiền lệ bởi sự kiểm duyệt chặt chẽ đối với các phương tiện truyền thông do ĐCSTQ kiểm soát. Mặc dù lời bịa đặt này sớm bị vạch trần và Đài Truyền hình của ĐCSTQ cũng đã chỉnh sửa đoạn video mà họ công bố, nhưng ĐCSTQ đã thành công trong việc khiến dư luận chống lại Pháp Luân Công bằng cách phát sóng tuyên truyền phỉ báng pháp môn này trên các phương tiện truyền thông nhà nước như TV, báo chí và đài phát thanh. ĐCSTQ thậm chí còn đưa một số nội dung tuyên truyền vào sách giáo khoa nhằm đầu độc tâm trí trẻ thơ. Theo đó, nhiều người dân Trung Quốc đã căm ghét các học viên Pháp Luân Công vô tội, những người chỉ muốn sống theo nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn.

Khi cuộc đàn áp mới bắt đầu, Giang đã ra lệnh “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể [các học viên Pháp Luân Công].” Năm 2002, ông ta lại ra lệnh giết hại các học viên để lấy nội tạng của họ. Vào thời điểm đó, người ta ước tính rằng số học viên Pháp Luân Công lên tới hai, ba triệu người. Rất nhiều học viên đã đến Bắc Kinh để nói sự thật và thỉnh nguyện ôn hòa cho Pháp Luân Công. Trước những “cuộc thẩm vấn bạo lực” của chính quyền, các học viên sau khi bị bắt thường từ chối tiết lộ danh tính cũng như địa chỉ để tránh làm liên lụy đến người thân, đơn vị công tác và hàng xóm. Họ đối đãi với những hiểu lầm, bạo lực và thù hận một cách bình hòa, thậm chí họ còn không quên giúp những cảnh sát đã bức hại họ hiểu ra sự thật, tìm lại thiện niệm. Tuy nhiên, Giang, kẻ ác độc tột cùng, đã ra lệnh đánh số các học viên, đưa họ đến những nơi bí mật để giam giữ họ, biến họ thành nguồn cung tạng chất lượng cao và có thể bị giết bất cứ lúc nào. Sau khi bị phanh phui vào năm 2006, tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công đã được các nhà điều tra độc lập gọi là “tội ác chưa từng có trên hành tinh này”.

Ngay sau đó, báo ứng trên diện rộng đã xảy ra. Vào tháng 1 năm 2003, virus SARS siêu lây lan đã được phát hiện tại Bệnh viện Tưởng niệm Tôn Trung Sơn ở tỉnh Quảng Đông – một cơ sở tham gia thu hoạch nội tạng – và lây nhiễm cho 30 y tá và bác sỹ, những người này đã nhanh chóng truyền bệnh sang nhiều khu vực khác. Mặc dù nó là cùng một loại vi-rút với COVID, nhưng ĐCSTQ lại gọi SARS là ‘bệnh phi điển’ (viêm phổi không điển hình) nhằm khiến người ta lầm tưởng đó chỉ là một căn bệnh mới thông thường chứ không phải là một bệnh dịch giết người trên diện rộng. Trên thực tế, ĐCSTQ cũng đã xây dựng các bệnh viện dã chiến để cách ly bệnh nhân SARS vào thời điểm đó, giống như họ đã làm với COVID.

Đợt báo ứng thứ hai, đại dịch COVID-19

Sau khi dịch SARS chấm dứt, tổng bí thư ĐCSTQ Hồ Cẩm Đào (2002 – 2012) tiếp tục công cuộc “duy trì ổn định” thông qua Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC). Theo đó, cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn tiếp tục diễn ra, và nạn thu hoạch nội tạng sống cũng vậy. Nhiều người Trung Quốc đã chọn cách thờ ơ, lạnh lùng trước cuộc bức hại Pháp Luân Công, theo Giang Trạch Dân ‘lẳng lặng làm giàu’, nạn tham nhũng tràn lan, đạo đức xã hội băng hoại nghiêm trọng.

Chu Vĩnh Khang (Bộ trưởng Bộ Công an 2002 – 2007 và Bí thư Đảng ủy PLAC Trung ương 2007 – 2012) và Bạc Hy Lai (Tỉnh trưởng Liêu Ninh, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Bí thư Thành ủy Trùng Khánh) là hai thủ phạm chính của cuộc bức hại và tham gia vào nạn thu hoạch nội tạng. Sau đó, cả Chu và Bạc đều bị hạ bệ vào năm 2013 vì tội lạm quyền và tham nhũng.

Từ cuối năm 2019 đến đầu năm 2020, một làn sóng vi-rút corona mới bùng phát dẫn đến việc phong tỏa Vũ Hán vào ngày 23 tháng 1 năm 2020 (hai ngày trước Tết cổ truyền). Loại vi-rút này thuộc cùng họ với vi-rút SARS năm 2003, nhưng ĐCSTQ – lúc này đã có tầm ảnh hưởng lớn hơn trên trường thế giới – đã thuyết phục được WHO đặt tên cho vi-rút là COVID-19 (bệnh do vi-rút corona vào năm 2019). Tuy nhiên, thuật ngữ “COVID-19” đã tiết lộ phần nào sự thật – đại dịch bùng phát vào năm 2019 chứ không phải vào ngày 23 tháng 1 năm 2020, khi ĐCSTQ phong tỏa Vũ Hán.

Tục ngữ có câu “Vô xảo bất thành thư” (không trùng hợp không thành văn), ngoảnh đầu nhìn lại mới thấy không có gì là ngẫu nhiên. Đối với những người có tư tưởng rộng mở, khi nhìn lại các mốc thời gian trên, họ có thể phát hiện ra rằng: 1) Đợt bùng phát SARS năm 2003 có thể là hậu quả của tuyên truyền thù hận về vụ tự thiêu giả tại Quảng trường Thiên An Môn năm 2001 và việc Giang Trạch Dân ra lệnh giết hại các học viên để lấy nội tạng của họ vào năm 2002; 2) Vì ĐCSTQ đã không rút ra bài học từ dịch SARS năm 2003, hoặc không thay đổi bản chất tà ác của nó, đại dịch COVID rất có thể đã đến để trừng phạt ĐCSTQ bởi bản tính giả, ác, đấu của nó.

Ôn dịch có mắt

Xuyên suốt các nền văn hóa, người ta tin rằng ôn dịch có mắt và chúng nhắm vào một số nhóm người nhất định chứ không tấn công con người một cách ngẫu nhiên. Trong cuộc đàn áp tôn giáo đối với những người theo đạo Cơ đốc thời La Mã cổ đại, nhiều đợt bệnh dịch đã bùng phát, chỉ riêng bệnh dịch hạch Antonine (165 – 180) đã giết chết 10% dân số thời bấy giờ. Tuy nhiên, một số Cơ đốc nhân sau khi chăm sóc các bệnh nhân, xử lý các thi thể nhiễm bệnh, thậm chí ôm xác người thân bởi quá đau buồn muốn qua đời cùng họ, vẫn bình an vô sự.

Tình huống tương tự cũng xảy ra vào cuối thời nhà Minh. Mặc dù ôn dịch lên đến đỉnh điểm vào năm 1643, một năm trước khi vương triều kết thúc, và giết chết 20% – 25% dân số quanh kinh thành, nhưng căn bệnh này dường như chỉ tấn công quân đội nhà Minh mà không tấn công quân Thanh và những người lính của tướng Ngô Tam Quế đầu hàng.

Gần đây, khi dịch bệnh bùng phát, ĐCSTQ đã cố tình mở cửa biên giới vào tháng 12 năm 2022 để người Trung Quốc nhiễm bệnh mang dịch bệnh ra khắp thế giới. Nhưng ý đồ đó đã thất bại. Chẳng hạn, Sân bay Milan Malpensa ở Ý bắt đầu kiểm tra xét nghiệm hành khách đến từ Trung Quốc từ ngày 26 tháng 12. Kết quả cho thấy gần một nửa số hành khách Trung Quốc bị dương tính, nhưng họ không gây ra tình trạng lây nhiễm gia tăng ở Ý. Hầu hết các quốc gia không cấm khách du lịch từ Trung Quốc, nhưng họ không bị ảnh hưởng bởi làn sóng mới nhất ở Trung Quốc. Trong khi hầu hết mọi người ở Trung Quốc đều bị nhiễm bệnh sau khi chính sách Zero-Covid bị bãi bỏ, nhưng không có quốc gia nào khác gặp phải tình huống tương tự.

Ôn dịch có mắt, và trong lịch sử Trung Quốc, ôn dịch thường đến trước khi thay đổi triều đại, ví dụ như vào những năm cuối của nhà Đông Hán, cuối triều đại nhà Nguyên, cuối triều đại nhà Minh và cuối triều đại nhà Thanh đều bùng phát đại ôn dịch. Trong đại dịch lần này, Thần ôn dịch chỉ nhằm vào ĐCSTQ. Từ khi lên nắm quyền vào năm 1949, ĐCSTQ đã giết vô số người dân và gây ra vô số thảm kịch. Không chỉ vậy, nó còn tích cực thúc đẩy chương trình nghị sự cộng sản trên toàn cầu bằng cách tận dụng sức mạnh kinh tế của nó. Khi ĐCSTQ đang dần bị lịch sử đào thải, điều quan trọng đối với những người theo chế độ này là nhanh chóng cắt đứt quan hệ với nó, và làm tam thoái là cách đơn giản nhất, chỉ trong vài phút có thể thay đổi số phận, tránh bị chôn vùi cùng ĐCSTQ.

Bài báo này được viết vào ngày 23 tháng 1 năm 2023, kỷ niệm 22 năm Vụ tự thiêu giả trên Quảng trường Thiên An Môn và kỷ niệm 3 năm phong tỏa Vũ Hán do COVID-19.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/23/456016.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/24/206977.html

Đăng ngày 27-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Ôn dịch có mắt, chỉ nhằm vào Đảng Cộng sản Trung Quốc first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Cập nhật tình hình COVID của Trung Quốc (ngày 17 tháng 1 năm 2023): Số người chết cao và những hàng dài chờ hỏa táng trên khắp Trung Quốchttps://vn.minghui.org/news/242650-cap-nhat-tinh-hinh-covid-cua-trung-quoc-so-nguoi-chet-cao-va-nhung-hang-dai-cho-hoa-tang-tren-khap-trung-quoc.htmlFri, 27 Jan 2023 10:22:18 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=242650[MINH HUỆ 17-01-2023] Khi Tết cổ truyền (ngày 22 tháng 1) đang đến gần, có một câu nói đau xót đang lan truyền trên mạng ở Trung Quốc: “Hãy cứu cha mẹ chúng ta khỏi tử thần Covid”. Số người chết cao Huyện Quản Dương, tỉnh Quảng Tây Quản Dương là một huyện hẻo lánh […]

The post Cập nhật tình hình COVID của Trung Quốc (ngày 17 tháng 1 năm 2023): Số người chết cao và những hàng dài chờ hỏa táng trên khắp Trung Quốc first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
[MINH HUỆ 17-01-2023] Khi Tết cổ truyền (ngày 22 tháng 1) đang đến gần, có một câu nói đau xót đang lan truyền trên mạng ở Trung Quốc: “Hãy cứu cha mẹ chúng ta khỏi tử thần Covid”.

Số người chết cao

Huyện Quản Dương, tỉnh Quảng Tây

Quản Dương là một huyện hẻo lánh thuộc thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây. Đường phố trước Tết nơi đây vốn rất đông đúc tấp nập nhưng năm nay người qua lại rất thưa thớt. Một chủ quán bún cho biết người cha trạc 70 tuổi của anh sau khi khỏi Covid được vài ngày thì bị đổ nhiều mồ hôi, ông cụ đi tắm nước ấm cho sạch liền trở nên nguy kịch phải nhập viện cấp cứu. Bệnh viện kiểm tra phát hiện toàn bộ phổi của ông trắng xóa và cho biết họ không có khả năng chữa trị. Các bác sỹ đề nghị chuyển ông đến một bệnh viện ở thủ phủ Quế Lâm. Gia đình anh từ chối làm như vậy vì sợ rằng ông cụ có thể qua đời trên đường đến đó.

Được biết, ở phòng điều trị tích cực của bệnh viện địa phương này mỗi ngày có bốn hoặc năm bệnh nhân lớn tuổi qua đời. Tại Trường Trung học Quản Dương, một học sinh bất ngờ gục ngã trong giờ học thể dục và tử vong. Người ta nói rằng em học sinh đó đã chết vì COVID. Một gia đình ở Quản Dương đã trốn ở trong nhà để tránh dịch. Một hôm trời rất nóng và họ phải mở cửa sổ cho thoáng. Sau đó, cả nhà họ đều bị nhiễm bệnh.

Thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang

Tất cả các bệnh viện ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang đều chật kín bệnh nhân COVID. Mọi khoa trong bệnh viện, bất kể là khoa truyền nhiễm hay khoa cấp cứu, đều được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân COVID. Tất cả những bệnh nhân không mắc COVID đều bị từ chối, cho dù họ có tìm mọi cách để nhập viện. Một người ở Cáp Nhĩ Tân kể rằng một người thân đã qua đời vào mùa thu năm 2020. Khi làm các thủ tục ở nhà tang lễ Tây Hoa Uyển ở Cáp Nhĩ Tân, các nhân viên ở nhà tang lễ này cho biết người chết rất nhiều, và điều đó khiến họ cảm thấy rất kỳ lạ.

Tỉnh Vân Nam

Trong khoảng thời gian từ ngày 21 – 31 tháng 12 năm 2022, sáu giáo sư ở Đại học Vân Nam đã qua đời. Tất cả họ đều là đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), trong đó có:

  • Trần Chinh Bình, giáo sư Viện Chủ nghĩa Mác, qua đời ngày 30 tháng 12, thọ 68 tuổi;
  • Vương Khắc Lệ, nguyên Bí thư chi bộ Đảng Khoa Vật lý Địa cầu, qua đời ngày 27 tháng 12;
  • Viên Triêu Tuấn, nguyên phó Ban Giám sát Thanh tra Kỷ luật của Đại học Vân Nam, qua đời ngày 31 tháng 12;
  • Đào Nguyên Khí, trợ giảng chính của Trường Kỹ thuật Hóa học và Công trình, qua đời ngày 21 tháng 12; và
  • Dương Minh Phương, giảng viên môn Toán học và Thống kê, qua đời ngày 28 tháng 12.

Bắc Kinh

Bảy giáo sư tại Đại học Dầu khí Trung Quốc ở Bắc Kinh liên tiếp qua đời trong dịp năm mới 2023, bao gồm:

  • Hoa Trạch Bành, nguyên Bí thư Đảng ủy, mắc bạo bệnh nhưng điều trị không được, qua đời ngày 22 tháng 12;
  • Lưu Hy Thánh, cựu giáo sư Khoa Kỹ thuật Dầu khí, qua đời ngày 26 tháng 12;
  • Phùng Tăng Chiêu, giáo sư Khoa Khoa học Trái đất, qua đời ngày 5 tháng 1;
  • Lục Khánh Bang, cựu giáo sư Khoa Khoa học Cơ bản, qua đời ngày 7 tháng 1; và
  • Phan Huệ Phương, cựu giáo sư Khoa Kỹ thuật Hóa dầu, qua đời ngày 8 tháng 1.

Tỉnh Thiểm Tây

Cô Lâm, một cư dân ở thị trấn Xích Sa, thành phố Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây, nói với The Epoch Times vào ngày 16 tháng 1 rằng tình hình bệnh dịch ở thôn cô rất nghiêm trọng, nhiều người trong thôn đã bị nhiễm bệnh. “Hơn 10 người đã chết trong thôn của chúng tôi và họ đều là người già,” cô nói. “Tất cả họ đều được chôn cất [không hỏa táng].”

Cô cho hay nhiều người đã rời làng từ nhiều năm trước để làm nhân viên chính phủ trên thành phố, gần đây, sau khi một số người qua đời, do thời gian chờ hỏa táng quá lâu nên thi thể của họ đã được đưa về quê chôn cất.

Chờ đợi rất lâu để được hỏa táng

Xếp hàng dài để được hỏa táng là tình trạng phổ biến trên khắp Trung Quốc và các lò hỏa táng thậm chí còn giới hạn số lượng thành viên gia đình được phép tham dự tang lễ.

Tỉnh Sơn Đông

Khi một người dân ở thành phố Xương Ấp, tỉnh Sơn Đông qua đời vào cuối năm 2022, anh là người thứ 120 trong hàng đợi được hỏa táng.

Nhà hỏa táng thành phố An Khâu ở tỉnh Sơn Đông thiêu hơn 100 thi thể mỗi ngày và hàng dài ô ô xếp hàng kéo dài ra tận đường quốc lộ. Người dân địa phương cho biết họ chưa bao giờ thấy điều gì như thế này trong quá khứ.

Thượng HảiÔng Hồ Lực Nhậm là một cựu doanh nhân người Thượng Hải hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Hôm 14 tháng 1 vừa qua ông tweet rằng khi trò chuyện với một người bạn ở Thượng Hải vào ngày hôm trước, ông được biết mẹ và cha của người bạn đó qua đời cùng ngày, 29 tháng 12 năm 2022, nhưng thi thể của người này được hỏa táng sau thi thể của người kia 16 ngày.

Ông Hồ cho hay các lò hỏa táng ở Thượng Hải đã kéo dài giờ làm việc, từ 8 tiếng một ngày lên 24 tiếng một ngày. Thời gian lưu giữ thi thể [trước khi hỏa táng] cũng được kéo dài từ 4 ngày lên 16 ngày. Mặc dù số ca tử vong bình thường mỗi ngày ở Thượng Hải là khoảng 350, nhưng gần đây con số này đã lên tới hơn 4.000.

“Hiện tại, chính quyền Bến tàu Bảo Sơn Thượng Hải đã trưng dụng chuỗi kho lạnh hải sản để lưu trữ 8.000 xác chết từ khu vực đô thị của Thượng Hải,” ông Hồ viết trên Twitter vào ngày 14 tháng 1. “Chính quyền Thượng Hải đang đẩy mạnh việc xây dựng thêm các lò hỏa táng với hy vọng có thể xử lý 2.000 thi thể mỗi ngày. Tính đến tối hôm qua (13/1), có những người nhà của người quá cố đã phải đợi đến 3 tháng mới nhận được tro cốt của người thân.”

Tỉnh Hồ Bắc

Một độc giả của Minh Huệ sống ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc cho biết “Vào ngày đầu năm mới 2023, khoảng 20 người đã chết trong cộng đồng của chúng tôi, trong đó có cả người thân và hàng xóm của tôi. Tuy phần lớn họ đều đã bảy tám mươi tuổi, bình thường thân thể khá khỏe mạnh nhưng bị đầu độc nặng nề bởi ĐCSTQ tà ác và không chịu tiếp nhận sự thật. Một số Đảng viên không chịu nghe chân tướng đã chết trong vườn của khu chúng tôi. Trong số đó có một người có con rể là cảnh sát và một người có con rể là người của Cục An ninh Quốc gia. Nhưng khi khai tử thì đồn cảnh sát địa phương nói Vũ Hán không có dịch bệnh, phải viết thành chết do tuổi già. Đó chẳng phải là nói dối trắng trợn sao?!”

Hà Nam, Trùng Khánh và Quý Châu

Một công nhân hỏa táng ở một quận của tỉnh Hà Nam cho biết cơ sở này phải thiêu khoảng 160 thi thể mỗi ngày, trong khi thông thường trước đây chỉ ở mức 30-40 thi thể. Một công nhân khác cho biết khối lượng công việc của anh cao gấp ba lần trước đây vì COVID.

Tờ Washington Post đã phân tích các hình ảnh vệ tinh và nhận thấy rằng số người chết cao hơn nhiều so với những gì ĐCSTQ đã thừa nhận. “Hình ảnh phù hợp với các cuộc phỏng vấn mà The Washington Post thực hiện với những người dân Trung Quốc đang để tang và nhân viên nhà tang lễ. Các bài đăng trên mạng xã hội được The Washington Post xác minh cho thấy thời gian chờ hỏa táng rất lâu và nhân viên tại các cơ sở bổ sung đều quá tải,” tờ báo viết trong một bài báo ngày 9 tháng 1 có tiêu đề “Hình ảnh vệ tinh cho thấy đám đông tại các lò hỏa táng của Trung Quốc khi COVID gia tăng.”

Một nhân viên tiếp tân tại Nhà tang lễ Giang Nam ở Trùng Khánh, Tây Nam Trung Quốc đã làm việc ở đó 6 năm và chưa bao giờ bận rộn như bây giờ. Các tủ đông đã đầy và tất cả tám lò đốt đang hoạt động 24/7. “Điện thoại về cơ bản không ngừng đổ chuông,” cô cho biết thêm.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại Nhà tang lễ Cảnh Vân Sơn ở Quý Dương, thủ phủ của tỉnh Quý Châu. “Một nhân viên lễ tân cho biết họ đã phải xử lý tới 250 thi thể mỗi ngày trong hai tuần cuối tháng 12 – nhiều hơn gấp đôi so với mức cao nhất hàng ngày của cơ sở trước khi các hạn chế về COVID được dỡ bỏ. Các buồng lưu trữ đã đầy và các lò đốt hoạt động 24 giờ một ngày,” bài báo trên tờ Washington Post viết, đồng thời cho biết thêm rằng các ca tử vong do COVID thường được ghi nhận thành các bệnh khác như “cảm nặng”.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả.Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/17/455136.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/18/206233.html

Đăng ngày 27-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Cập nhật tình hình COVID của Trung Quốc (ngày 17 tháng 1 năm 2023): Số người chết cao và những hàng dài chờ hỏa táng trên khắp Trung Quốc first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Cập nhật tình hình COVID của Trung Quốc (ngày 22 tháng 1 năm 2023): Làn sóng chết chóc trong thầm lặnghttps://vn.minghui.org/news/242485-cap-nhat-tinh-hinh-covid-cua-trung-quoc-lan-song-chet-choc-trong-tham-lang.htmlTue, 24 Jan 2023 13:05:21 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=242485[MINH HUỆ 22-01-2023] Ngày 19 tháng 1, ‘de Volkskrant’, tờ nhật báo lớn thứ ba của Hà Lan, đăng bài viết dưới tiêu đề “Người Trung Quốc ở nông thôn gần như đơn độc trong cuộc chiến chống lại COVID: Nếu bạn không chuyển biến tốt, bạn sẽ chết và mọi chuyện sẽ kết thúc.’”, […]

The post Cập nhật tình hình COVID của Trung Quốc (ngày 22 tháng 1 năm 2023): Làn sóng chết chóc trong thầm lặng first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
[MINH HUỆ 22-01-2023] Ngày 19 tháng 1, ‘de Volkskrant’, tờ nhật báo lớn thứ ba của Hà Lan, đăng bài viết dưới tiêu đề “Người Trung Quốc ở nông thôn gần như đơn độc trong cuộc chiến chống lại COVID: Nếu bạn không chuyển biến tốt, bạn sẽ chết và mọi chuyện sẽ kết thúc.’”, tác giả là một phóng viên thường trú của tờ báo tại Trung Quốc. Bài báo viết, “Phòng khám của bác sỹ nông thôn lớn tuổi họ Lý có rất nhiều bệnh nhân mắc COVID, nhưng ông ấy không thể cung cấp cho họ được gì ngoài mấy viên thuốc giảm đau. Và khắp vùng nông thôn Trung Quốc cũng vậy: bác sỹ quá ít và hầu như không có thuốc men gì.”

Làn sóng chết chóc trong thầm lặng

Bài báo của de Volkskrant viết tiếp, “Ví như, tại thị trấn Thạch Đầu Chủy của huyện Anh Sơn, tỉnh Hồ Bắc, số ca tử vong cao gấp vài lần so với bình thường. Đó là làn sóng chết chóc trong thầm lặng. Ở vùng nông thôn Trung Quốc, cái chết là điều cấm kỵ và phần lớn người chết không được hỏa táng mà đem chôn cất (bất hợp pháp nhưng được chấp nhận), điều đó càng làm giảm sự chú ý đến mức độ tử vong ở các vùng nông thôn.”

Bài báo còn trích dẫn cuộc phỏng vấn với một nông dân trồng lúa 75 tuổi tên là Hoàng Kế Quý ở huyện Anh Sơn, tỉnh Hồ Bắc. “Nếu người già trong làng bị ốm, họ không thể làm được gì. Họ không thể đến bệnh viện. Nếu họ chuyển biến tốt thì mọi việc sẽ ổn, còn không, họ sẽ chết và mọi chuyện sẽ kết thúc.” Ở địa phương đó, mọi người gọi COVID là “cảm lạnh” hoặc “sốt”. Trong khi đó, các phòng khám trong thôn hoặc bệnh viện thị trấn có dịch vụ kém và thường xuyên hết thuốc, còn bệnh viện thành phố lại nằm ngoài tầm với của dân thường. Thị trấn gần nhất cách đó một giờ lái xe và hầu hết dân làng không có ô tô. Ngay cả khi họ xoay sở để đến được bệnh viện thành phố, nhưng nếu không có “mối quan hệ” thì cũng không thể nhập viện.

Theo Đài Á châu Tự do, nhà hoạt động nhân quyền Giới Lập Kiến sống tại Hoa Kỳ gần đây đã biết đến cái chết của một người đàn ông lớn tuổi tại quê hương của ông ở Sơn Đông, điều khiến người khác nghe thấy mà đau lòng. Ông Giới còn cho biết, tại thôn Cao Trại Tử, thị trấn Triệu Trại Tử quê hương ông, thuộc huyện Cao Đường, thành phố Liêu Thành, tỉnh Sơn Đông gần đây có khoảng 20 người già qua đời với rất nhiều đám tang, và việc tìm được một chiếc quan tài để chôn cất là điều vô cùng khó khăn.

Nhà báo Cố Bắc ở Thượng Hải viết trên mạng xã hội Weibo rằng cô đã phải đợi gần hai tuần, thi thể của mẹ cô mới được hỏa táng. Nhà tang lễ địa phương đã quá tải và không thể cho cô biết khi nào họ mới có thể tổ chức lễ truy điệu cho mẹ cô.

Một phóng viên của The Epoch Times gần đây đã gọi điện tới Nhà tang lễ Thành phố Định Châu và Nhà tang lễ Huyện Thâm Trạch, đều ở tỉnh Hà Bắc. Cả hai nhà tang lễ đều cho biết danh sách chờ hỏa táng rất dài và mọi người phải đặt chỗ trước ít nhất ba ngày. Do nhu cầu cao, họ không thể tổ chức nghi thức tang lễ.

Lò hỏa táng: Thiếu tủ đông, lò đốt và nhiên liệu

Từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chấm dứt chính sách ‘Zero-COVID’ vào ngày 7 tháng 12 năm 2022, các nhà tang lễ và lò hỏa táng trên khắp Trung Quốc đã rơi vào tình trạng thiếu túi đựng thi thể, tủ đông, xe chở thi thể và lò đốt.

Theo thông tin Reuters thu thập được, lò hỏa táng tại Giới Thủ, một thị trấn ở tỉnh An Huy, không thể đáp ứng nhu cầu cao nên phải mua gấp 30 tủ đông ba cửa tích hợp. Một lò hỏa táng ở thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông mới ra thông báo khẩn cần mua hai lò đốt. Một nhà tang lễ ở thành phố Tự Cống, tỉnh Tứ Xuyên, cho biết dầu diesel của họ “gần cạn kiệt” và cần mua 196.230 lít dầu diesel. Lượng nhiên liệu này đủ để thiêu khoảng 20.000 thi thể và cao hơn 40% so với mức tiêu thụ nhiên liệu bình thường hàng năm của cơ sở này.

Không được ghi COVID là nguyên nhân tử vong

Tình trạng quá tải ở các hỏa táng cho thấy sự gia tăng số ca tử vong. Hàng năm, chính quyền quận Nam Quan của thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, tiến hành khảo sát các nhóm dễ bị tổn thương (như người có thu nhập thấp, người khuyết tật, hoặc người cao tuổi) vào đầu và cuối mỗi năm để xác định số tiền cứu trợ sẽ phân bổ cho năm sau. Trong cuộc khảo sát vào tháng 12 năm 2022, một trong các tiểu khu đã hụt 98 người khuyết tật, mặc dù không rõ nguyên nhân nhưng ai cũng biết là vì COVID. Nam Quan có khoảng 620.000 cư dân trong tổng số 25 tiểu quận, nghĩa là có khoảng 25.000 người ở mỗi tiểu quận. Dữ liệu từ Liên đoàn Người khuyết tật Trung Quốc cho thấy có 85 triệu (khoảng 6,5% trong số 1,3 tỷ người ở Trung Quốc) là người khuyết tật vào năm 2010. Nếu sử dụng 6,5% để ước tính gần đúng dân số khuyết tật, thì mỗi quận có khoảng 1.625 ( 25.000*6,5%) cư dân khuyết tật. Điều này có nghĩa là tỷ lệ tử vong của người khuyết tật là 6% (98/1625).

Mặc dù số người chết cao, nhưng ĐCSTQ vẫn không chịu thừa nhận điều đó. Một bài báo có tiêu đề “ Người thân tức giận vì COVID không được ghi trong giấy chứng tử ở Trung Quốc: ‘Các vị đang cố che giấu điều gì?’” trên tờ “Financial Times” ngày 20 tháng 1 cho biết, “Một số người đã mất đi sáu người thân vì virus corona chỉ trong mấy tuần gần đây cho biết họ rất thất vọng khi thấy giấy chứng tử ghi ‘viêm phổi’ hoặc ‘bệnh tim’ hoặc các nguyên nhân tử vong khác thay vì Covid.”

Một trong số họ là cô Vương, cô cho biết bệnh viện nơi cha cô qua đời chật cứng bệnh nhân COVID. “Cho đến cuối cùng, cha tôi vẫn không thể có được máy thở,” cô nói thêm. “Tôi cảm thấy bất lực. Khi đó chúng tôi đã ở bệnh viện, nhưng tôi không thể điều trị cho cha mình.” Cô và mẹ cô rất buồn vì nguyên nhân cái chết thực sự không thể được ghi lại, nhưng họ không có lựa chọn nào khác.

Những người khác cũng có trải nghiệm tương tự. “Một số chuyên gia y tế nói với Financial Times rằng các quan chức địa phương đã không khuyến khích họ đưa virus corona vào các tài liệu chính thức bằng cách làm phức tạp quy trình xác định nguyên nhân cái chết hoặc chủ động yêu cầu các tổ chức y tế không đưa các từ này vào,” bài báo viết.

Chặn thông tin

Ngoài việc bịt miệng các ca tử vong do COVID thông qua các cơ sở y tế và lò hỏa táng cũng như các phương tiện truyền thông do chính phủ kiểm soát, ĐCSTQ còn chặn các phương tiện truyền thông nước ngoài không cho truy cập những thông tin đó.

Cư dân mạng Tào Lợi Quân viết trên mạng xã hội Toutiao vào ngày 18 tháng 1 rằng các quan chức ĐCSTQ ở tỉnh Cam Túc đã đưa ra thông báo khẩn cấp về việc quản chế và chặn tài khoản của ba phóng viên truyền thông nước ngoài. Những phóng viên này được cho là đã phỏng vấn các bệnh viện, phòng khám và cư dân địa phương “khi chưa được phép”. Thông báo cũng cảnh báo không cho người dân tiết lộ thông tin về COVID.

Airfinity, một công ty dữ liệu sức khỏe có trụ sở tại Vương quốc Anh, đã cập nhật mô hình lây lan của đại dịch vào ngày 20 tháng 1. Họ ước tính rằng kể từ tháng 12 năm 2022, tổng số ca nhiễm ở Trung Quốc đã lên tới hơn 110 triệu, với số người chết là hơn 700.000 trường hợp, tương đương mỗi ngày có hơn 4 triệu ca nhiễm và hơn 33.000 ca tử vong. Do sự di chuyển lớn của người dân trong dịp Tết, số người chết bởi Covid có thể lên tới 36.000 ca mỗi ngày.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/22/455860.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/23/206819.html

Đăng ngày 24-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Cập nhật tình hình COVID của Trung Quốc (ngày 22 tháng 1 năm 2023): Làn sóng chết chóc trong thầm lặng first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Cập nhật tình hình COVID của Trung Quốc (ngày 14 tháng 1 năm 2023): 900 triệu người Trung Quốc nhiễm bệnhhttps://vn.minghui.org/news/240930-cap-nhat-tinh-hinh-covid-cua-trung-quoc-900-trieu-nguoi-trung-quoc-nhiem-benh.htmlThu, 19 Jan 2023 08:46:44 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=240930[MINH HUỆ 14-01-2023] Gần đây, một số học giả nổi tiếng đã đánh giá tình hình COVID ở Trung Quốc, trong đó có một vị ước tính có khoảng 900 triệu người Trung Quốc đã nhiễm bệnh tính từ ngày 7 tháng 12 năm 2022, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chấm dứt chính […]

The post Cập nhật tình hình COVID của Trung Quốc (ngày 14 tháng 1 năm 2023): 900 triệu người Trung Quốc nhiễm bệnh first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
[MINH HUỆ 14-01-2023] Gần đây, một số học giả nổi tiếng đã đánh giá tình hình COVID ở Trung Quốc, trong đó có một vị ước tính có khoảng 900 triệu người Trung Quốc đã nhiễm bệnh tính từ ngày 7 tháng 12 năm 2022, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chấm dứt chính sách zero-COVID áp dụng ba năm qua. Nhiều người đã chết vì chủng virus này, kể cả các quan chức cấp cao của chính phủ, nhưng chính quyền cộng sản Trung Quốc vẫn tiếp tục che đậy thông tin thực về COVID. Một số chuyên gia y tế đang cảnh báo tình trạng tái nhiễm.

Kết quả nghiên cứu

Ngày 13 tháng 1, Phó Giáo sư Mã Kinh Tinh của Trường Phát triển Quốc gia thuộc Đại học Bắc Kinh ở Bắc Kinh, và các đồng nghiệp của bà vừa công bố một báo cáo về làn sóng COVID trên tờ Economic Observer Network. Báo cáo cho biết họ đã thực hiện phân tích có hệ thống về sự lây nhiễm và các triệu chứng theo khu vực địa lý. Ước tính, từ ngày 7 đến ngày 20 tháng 12 năm 2022, nhiều khu vực ở Trung Quốc đã đạt đỉnh COVID. Tính đến ngày 11 tháng 1 năm 2023, tỷ lệ nhiễm cộng dồn ở Trung Quốc ở mức 64% (tương đương với 900 triệu người). Ba tỉnh phía Tây ghi nhận tỷ lệ nhiễm cao nhất là Cam Túc (91%), Vân Nam (84%) và Thanh Hải (80%).

Theo Phó Giáo sư Mã, các ước tính này là ước tính theo mô hình dựa trên nguồn dữ liệu đầu vào là xu hướng tìm kiếm từ khóa COVID ở Trung Quốc.

Ngày 12 tháng 1, ông Tằng Quang, cựu trưởng ban dịch tễ của CDC Trung Quốc, cho biết làn sóng bùng phát COVID mới nhất hiện đang lan rộng theo từng đợt, đầu tiên tấn công Bắc Kinh rồi lan sang các thành phố lớn khác, bao gồm Quảng Châu (thuộc tỉnh Quảng Đông), Thành Đô (thuộc tỉnh Tứ Xuyên) và Trùng Khánh. Mặc dù đại dịch đã đạt đỉnh tại Bắc Kinh, nhưng chưa phải là đỉnh của các ca nghiêm trọng.

Một số nơi đã bắt đầu chạm đỉnh, nhưng các khu vực nông thôn vẫn chưa tới. Ông Tằng dự đoán đỉnh điểm nhiễm bệnh trên toàn quốc sẽ kéo dài hai đến ba tháng, còn thời gian đỉnh điểm của các ca nặng sẽ kéo dài lâu hơn.

Đầu tháng 1 năm 2023, chính quyền thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông tiến hành một cuộc khảo sát về tình hình dịch bệnh trong các nhân viên chính phủ. Khoảng 85% số nhân viên chính phủ đã bị nhiễm bệnh. Tương tự, một nhà máy chế biến thực phẩm đã phát hiện 29 trong số 35 nhân viên đã bị nhiễm vào giữa tháng 12 năm 2022. Nhà máy đã ngừng hoạt động kể từ đó.

Sự ra đi của các học giả, nhân viên chính phủ và nhân vật nổi tiếng

Ngày 10 tháng 1 năm 2023, bác sỹ Lý Tiểu Giang, Trưởng khoa Ung bướu tại Bệnh viện Số 1 trực thuộc Đại học Y học Cổ truyền Trung Quốc Thiên Tân, qua đời ở tuổi 42.

Ngày 12 tháng 1, ông Phùng Thiên Du, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Truyền thống Trung Quốc, cũng là giáo sư cấp cao về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn tại Đại học Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, đã qua đời vì COVID. Ông được biết đến là người “nghiên cứu” văn hóa Trung Quốc qua lăng kính của chủ nghĩa Mác, dựa vào đó để công kích Khổng Tử, và nhận được nhiều giải thưởng quốc gia.

Cũng trong ngày 12 tháng 1, giáo sư Đàm Dục Thuyên tại Bệnh viện Bạch Cầu Ân, bệnh viện đầu tiên của Đại học Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm, đã qua đời tại thành phố Trường Xuân.

Ngày 13 tháng 1, diễn viên hài nổi tiếng Trung Quốc Trần Bội Tư cho biết mẹ anh đã qua đời vì COVID.

Gần đây, có tin cho hay nhiều cảnh sát trong độ tuổi từ 37 đến 58 đã qua đời vì COVID. Bao gồm:

  • Bồ Hiểu Vinh (58 tuổi, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Lâm nghiệp tỉnh Cam Túc, qua đời ngày 30 tháng 12);
  • Lục Hiểu Minh (50 tuổi, Thượng sỹ bậc II thuộc Sở cảnh sát Thiên Ninh, tỉnh Giang Tô, qua đời ngày 21 tháng 12);
  • Diệp Kính Tài (41 tuổi, chính trị viên của Sở Cảnh sát Tây Hạ Đình, thành phố Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam, qua đời vào ngày 31 tháng 12) và
  • Kỷ Duy Vân, (37 tuổi, Trung sỹ bậc IV, thuộc Sở cảnh sát Sở Hùng, tỉnh Vân Nam, qua đời ngày 12 tháng 1).

“Bạn sẽ bị giết nếu nói ra sự thật”

Giáo sư đã nghỉ hưu Chu Hiếu Chính từng giảng dạy tại Đại học Nhân Dân Trung Quốc hiện đang sống ở Hoa Kỳ, gần đây đã được Đài Châu Á Tự do (RFA) phỏng vấn. Tháng 12 năm 2021, ông bị trường đại học sa thải vì bày tỏ quan điểm một cách thẳng thắn. Ông hỏi nhà trường sa thải ông bằng cách nào khi ông đã nghỉ hưu, nhưng ông không nhận được câu trả lời. Ông cho biết nhiều người ở Bắc Kinh gần đây đã chết vì COVID, nguyên nhân cái chết thường được liệt kê là do “bệnh nền”. Ông Chu nói: “Nếu bạn nói ra sự thật, họ [quan chức ĐCSTQ] sẽ giết bạn”.

Một quan chức phụ trách các lò hỏa táng ở thành phố Lang Phường, tỉnh Hà Bắc cho biết nhiều người dân Bắc Kinh đã liên hệ đến cơ quan ông làm việc để nhờ hỏa táng thi thể của người thân trong gia đình vừa qua đời vì COVID. Họ cho biết số người chết ở Bắc Kinh cao đến mức nhiều lò hỏa táng địa phương đã được đặt trước cho đến nửa cuối năm 2023. Họ cũng yêu cầu quan chức này không chia sẻ thông tin với những người khác.

Quan chức này cho biết thêm các lò hỏa táng ở Lang Phường cũng đang gặp khó khăn trong việc hỏa táng thi thể của địa phương do số ca nhiễm và tử vong gia tăng gần đây. Một số quận dưới sự quản lý của Lang Phường cũng đã nhận được yêu cầu tương tự từ Bắc Kinh. Một số người dân Bắc Kinh đề nghị trả 5.000-8.000 nhân dân tệ, cao hơn phí hỏa táng phổ biến ở các quận đó. Nhiều người dân nông thôn tại các ngôi làng ở vùng Lang Phường đã chôn cất thi thể của người nhà thay vì hỏa táng. Tuy nhiên, do số người chết quá nhiều, họ phải đợi đến năm ngày mới tổ chức được tang lễ.

Tái nhiễm

Ngày 13 tháng 1, một bác sỹ ở thành phố Thạch Giang Trang, tỉnh Hà Bắc nói với Đài RFA rằng nhiều bệnh nhân đã bị tái nhiễm khoảng một tháng sau khi khỏi bệnh lần đầu. Điều này đã xảy ra ở Bắc Kinh, Sơn Đông, Tứ Xuyên và các khu vực khác.

Ông Trương Bá Lễ, thành viên của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, chuyên trách công tác phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch và mạch máu não, gần đây đã cảnh báo công chúng về nguy cơ tái nhiễm COVID. So với các biến thể khác, chủng Omicron có xu hướng lây nhiễm và tái nhiễm đột ngột hơn. Những bệnh nhân tái nhiễm có nguy cơ biến chứng cao hơn. Biến chứng có thể bao gồm các bệnh về phổi, tim mạch, tiểu đường, đường tiêu hóa và thần kinh.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/14/454872.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/15/206173.html

Đăng ngày 19-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Cập nhật tình hình COVID của Trung Quốc (ngày 14 tháng 1 năm 2023): 900 triệu người Trung Quốc nhiễm bệnh first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Hơn 400 triệu người Đại Lục chết trong 3 năm đại dịchhttps://vn.minghui.org/news/240813-hon-400-trieu-nguoi-dai-luc-chet-trong-3-nam-dai-dich.htmlMon, 16 Jan 2023 07:30:23 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=240813Hôm qua nhà sáng lập Pháp Luân Công, đại sư Lý Hồng Chí, đã nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn luôn che giấu tình hình thực tế của đại dịch xuất phát từ Vũ Hán làm rung chuyển thế giới suốt 3 năm qua. Con số tử vong ở Hoa Lục trên thực tế là 400 triệu, và sẽ lên 500 triệu khi đại dịch kết thúc ở quốc gia đã từng đông dân nhất thế giới này.

The post Hơn 400 triệu người Đại Lục chết trong 3 năm đại dịch first appeared on Minh Huệ Net.

]]>

Nhóm làm tin Minh Huệ [tiếng Trung] tổng hợp

[MINH HUỆ 16-1-2023] Hôm qua nhà sáng lập Pháp Luân Công, đại sư Lý Hồng Chí, đã nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn luôn che giấu tình hình thực tế của đại dịch xuất phát từ Vũ Hán làm rung chuyển thế giới suốt 3 năm qua. Con số tử vong ở Hoa Lục trên thực tế là 400 triệu, và sẽ lên 500 triệu khi đại dịch kết thúc ở quốc gia đã từng đông dân nhất thế giới này.

Lý Đại sư —danh hiệu mà người Hoa tặng ông theo truyền thống Trung Quốc khi Pháp Luân Công được dân chúng chào đón nồng nhiệt từ những năm cuối thế kỷ trước— cho biết trước đây ĐCSTQ đã từng che giấu như vậy. Những năm dịch SARS (2003), thì thực tế 200 triệu người Trung Quốc đã qua đời vì bệnh này. ĐCSTQ đột ngột thay đổi chính sách thai sản nhiều năm sau đó ở Đại Lục —kêu gọi thanh niên sớm lập gia đình và khuyến khích mỗi gia đình sinh ít nhất 2 hoặc 3 con— là vì họ phát hiện dân số sụt giảm bất ngờ.

Tháng 8-2021, nhà nhân khẩu học nổi tiếng quốc tế Dịch Phú Hiền, ước tính dân số Trung Quốc năm 2020 là 1,28 tỷ người, không phải là 1,41 tỷ như số liệu ‘điều tra dân số’ mà ĐCSTQ công bố chính thức.

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOAhôm Thứ Tư 11-1-2023 cho biết một người Bắc Kinh sống ở Hoa Kỳ đã mất năm người họ hàng chỉ trong tám ngày.

Báo giới thời gian qua liên tiếp đưa tin hàng loạt quan chức của ĐCSTQ và người nổi tiếng ở Hoa Lục đã qua đời. Có thể kể đến Kỳ Sơn (phó chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân tỉnh Vân Nam nhưng được hưởng đãi ngộ ngang cấp tỉnh trưởng và cũng là phó bí thư Đảng ủy), Hồ Tự Minh (nguyên bí thư Đảng ủy và trưởng công tố viên của Viện kiểm sát Ninh Hạ), Khương Học Phúc (thiếu tướng của ĐCSTQ, cựu chỉ huy của căn cứ huấn luyện), Phong Bỉnh Lâm (cựu phó tổng giám đốc Tập đoàn Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc), v.v.

Nhà Trung Quốc học và chiến lược gia quân sự Hoa Kỳ Ben Lowsen đã đăng một bài báo trên tạp chí The Diplomat ngày 5-1 vừa qua, nói rằng người dân Trung Quốc hiện có thể phải đối mặt với “sự cố tử vong hàng loạt lớn nhất kể từ Đại nhảy vọt” (1958–1962).

Liên quan đến mạng người, dân chúng Hoa Lục chú trọng thông tin từ các thành viên gia đình, họ hàng và bạn bè, và những người quen biết xung quanh họ. Ấy là vì thông tin đó thường xác thực hơn là xem TV hoặc từ người mà họ không quen.

Theo một quan chức phụ trách lò hỏa táng ở Lang Phường, Hà Bắc, những người ở Bắc Kinh đã tiếp cận, và đề nghị làm thêm giờ để hỏa táng những người thân của họ đã chết vì dịch bệnh. Ông nói: Có quá nhiều người chết vì dịch bệnh ở Bắc Kinh, [nếu] chờ xếp hàng để được hỏa táng thì phải là nửa năm nữa, và bảo đừng nói ra ngoài. Quan chức này cho biết người dân bản địa hiện nay không ai có thể được hỏa táng, do chi phí quá cao, nhiều nông dân ở Lang Phường chết vì dịch bệnh là được chôn cất thay vì hỏa táng. Ngay cả chờ tang lễ cũng phải xếp hàng dài.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức cá nhân của tác giả. Mọi nội dung đăng trên website này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ có thể xuất bản khi tập hợp và biên soạn nội dung trên website theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/16/455103.html
Dịch và đăng ngày 16-1-2023; bản dịch có thể được chỉnh sửa cho sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Hơn 400 triệu người Đại Lục chết trong 3 năm đại dịch first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Cập nhật về tình hình COVID của Trung Quốc (ngày 12 tháng 1 năm 2023)https://vn.minghui.org/news/240805-cap-nhat-ve-tinh-hinh-covid-cua-trung-quoc-8.htmlSun, 15 Jan 2023 15:27:23 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=240805[MINH HUỆ 12-01-2023] Dịch bệnh COVID vẫn tiếp tục lan rộng ở Trung Quốc. Các bệnh viện và lò hỏa táng đều quá tải trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn tiếp tục bưng bít thông tin về số ca nhiễm và tử vong. Thượng Hải Đài Á Châu Tự Do (RFA) nhận được […]

The post Cập nhật về tình hình COVID của Trung Quốc (ngày 12 tháng 1 năm 2023) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
[MINH HUỆ 12-01-2023] Dịch bệnh COVID vẫn tiếp tục lan rộng ở Trung Quốc. Các bệnh viện và lò hỏa táng đều quá tải trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn tiếp tục bưng bít thông tin về số ca nhiễm và tử vong.

Thượng Hải

Đài Á Châu Tự Do (RFA) nhận được một video từ một cư dân mạng về Bệnh viện Trường Hải ở Thượng Hải cho thấy sảnh bệnh viện chật kín giường bệnh và toàn bệnh viện đông kín bệnh nhân. Sáng ngày 10 tháng 1 theo giờ địa phương, phóng viên của RFA đã gọi điện đến bệnh viện này để cập nhật tình hình thì đầu dây bên kia cho biết hiện vẫn chưa có gì tiến triển.

Một cư dân địa phương nắm rõ tình hình cho hay có quá nhiều người bị nhiễm Covid ở Thượng Hải kiến tình trạng trở nên nghiêm trọng, mọi người đổ xô đi khám chữa bệnh khiến các bệnh viện ở Thượng Hải đều đã quá tải. Cư dân Tiểu Lâm nói với RFA rằng anh và người nhà cảm thấy vô cùng khó chịu sau khi nhiễm COVID. Anh cho biết: “Các triệu chứng không hề nhẹ như truyền thông vẫn nói”. Ngày 11 tháng 1, Trương Vỹ, nhà nghiên cứu tại Thư viện Thượng Hải và là chuyên gia nghiên cứu Hải Phái (một chi phái của Kinh Kịch, lấy phong cách biểu diễn của Thượng Hải làm tiêu biểu), đã qua đời vì dịch bệnh.

Bắc Kinh

Theo VOA (Đài tiếng nói Hoa Kỳ) đưa tin ngày 11 tháng 1, một người gốc Bắc Kinh hiện đang sinh sống tại Mỹ cho biết anh đã mất 5 người thân trong 8 ngày qua, trong đó có cha, bố vợ và bà nội anh. Trong số năm người thân đã qua đời, chỉ có bà nội – người đã chăm sóc anh từ nhỏ – và bố vợ anh được chẩn đoán mắc COVID. Ba người còn lại đã ra đi đột ngột mà chưa kịp xét nghiệm vi rút.

“Với quá nhiều người thân qua đời như thế này, tôi thực sự không thể chấp nhận được,” anh nói với VOA. Nhưng cùng ngày, cuộc họp báo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc tuyên bố “Không có ca tử vong [COVID] mới nào”.

Tỉnh Giang Tô

Cô Ngô, một cư dân của thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô, nói với The Epoch Times vào ngày 11 tháng 1 rằng mẹ cô bị nhiễm COVID tại một viện dưỡng lão ở thành phố Tô Châu và viện dưỡng lão đã yêu cầu người nhà chuyển bà đến bệnh viện khác. Mẹ cô đã qua đời trước khi được chuyển đi nhưng giấy chứng tử của bà không viết “nhiễm Covid”.

Cô Ngô kể rằng tối ngày 1 tháng 1, viện dưỡng lão thông báo tình trạng của mẹ cô và nói rằng họ không có khả năng cấp cứu. Cô và một người thân khác trong gia đình liền mua hai bộ đồ bảo hộ toàn thân để đến viện dưỡng lão thăm mẹ cô. Thấy mẹ cô trong tình trạng hấp hối, thở thoi thóp và bất tỉnh, cô và người thân đã đồng ý đưa bà đến bệnh viện, “Nhưng sau khi rút ống thở oxy và dây truyền tĩnh mạch, mẹ tôi đã qua đời ngay lập tức. Trong giấy chứng tử, họ không cho chúng tôi khai nguyên nhân tử vong là do COVID mà chỉ được ghi là chết tự nhiên.”

Tỉnh Sơn Đông

Tình hình COVID tại thành phố Thanh Đảo của tỉnh Sơn Đông vẫn rất nghiêm trọng, hầu như nhà nào cũng bị nhiễm, ước tính 90% cư dân địa phương bị nhiễm bệnh và số người chết tăng nhanh. Một nguồn tin đáng tin cậy cho biết, Nhà hỏa táng Lai Tây (một thành phố cấp quận trực thuộc Thanh Đảo) đã hỏa táng 79 thi thể vào ngày 31 tháng 12 năm 2022. Một cư dân nói rằng một người thân của cô qua đời vào ngày hôm kia, khi đưa thi thể đến lò hỏa táng thì được cho biết cần đợi ít nhất 5 ngày mới được tiến hành hỏa táng.

Người ta nói rằng có quá nhiều người chết ở khu vực đô thị Thanh Đảo và thi thể thường được chuyển đến Lai Tây (cách đó 25 km) hoặc Bình Độ (cách đó 110 km) để hỏa táng. Vợ của một phó thị trưởng Lai Tây bị sốt cao do nhiễm Covid, nhưng vì đang mang thai em bé thứ hai nên cô không thể uống thuốc hạ sốt. Sau đó, cô và đứa con trong bụng đã qua đời.

Hiện tại, ngân hàng máu của các bệnh viện ở Thanh Đảo đang cạn kiệt, họ đã nhiều lần thông báo kêu gọi người dân hiến máu. Trên đường phố rất ít phương tiện đi lại, hầu hết các cơ quan chính phủ cũng như doanh nghiệp đã phải đóng cửa vì quá nhiều nhân viên của họ đã bị nhiễm bệnh.

Quan chức cấp cao và người nổi tiếng chết vì COVID

Nhiều quan chức cấp cao và người nổi tiếng gần đây đã qua đời vì COVID như:

  • Kỳ Sơn, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân tỉnh Vân Nam, phó bí thư Đảng ủy.
  • Hồ Tự Minh, nguyên bí thư Đảng ủy và trưởng công tố viên của Viện kiểm sát Ninh Hạ.
  • Thiếu tướng Khương Học Phúc, cựu Chỉ huy Căn cứ Huấn luyện.
  • Phong Bỉnh Lâm, cựu phó tổng giám đốc Tập đoàn Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc.
  • Phó Kiến Hoa, một quan chức đã nghỉ hưu của Sở Cảnh sát Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, qua đời vì COVID vào ngày 9 tháng 1.
  • Lai Tân Dân, phó Chủ nhiệm Khoa Cơ khí và Tự động hóa tại Đại học Giao thông Thượng Hải, qua đời vào ngày 7 tháng 1 ở tuổi 58. Người ta nói rằng Lai đã bị nhiễm COVID. Sau khi hồi phục sáu ngày, ông trở lại làm việc nhưng lại cảm thấy khó chịu và nhanh chóng qua đời.
  • Vương Đào, phó Bí thư Đảng ủy Khoa Hóa chất và Kỹ thuật Hóa học, Đại học Khoa học và Công nghệ Nội Mông, qua đời vì COVID ở tuổi 52.

Những cái chết không được báo cáo đầy đủ

Hôm 11 tháng 1, Tổ chức Y tế Thế giới công bố rằng chính quyền Trung Quốc vẫn báo cáo rất ít về số ca tử vong do COVID. Do đó, cơ quan này không thể có đủ thông tin để đánh giá tình hình dịch bệnh.

Công ty Phân tích Dữ liệu Y tế Airfinity của Anh ước tính rằng Trung Quốc hiện có 2,99 triệu ca nhiễm COVID mới mỗi ngày và số người chết hàng ngày là 18.900. Công ty cũng ước tính tổng số người nhiễm bệnh ở Trung Quốc kể từ ngày 1 tháng 12 là 44,3 triệu người trong đó có 269.400 ca tử vong. Airfinity dự đoán đại dịch ở Trung Quốc sẽ đạt đỉnh của đợt đầu tiên vào ngày 13 tháng 1 với số người nhiễm lên tới 3,7 triệu người. Trong 10 ngày sau đó, số ca tử vong mỗi ngày có thể lến tới 25.000, nâng tổng số ca tử vong lên 584.000 kể từ khi ĐCSTQ dỡ bỏ chính sách ‘Zero Covid’ vào ngày 7 tháng 12 năm 2022.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả.Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/12/454808.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/13/206153.html

Đăng ngày 15-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Cập nhật về tình hình COVID của Trung Quốc (ngày 12 tháng 1 năm 2023) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Cập nhật tình hình COVID của Trung Quốc (Ngày 10 tháng 1 năm 2023): Virus lan tới các thành phố nhỏ và vùng nông thônhttps://vn.minghui.org/news/240803-cap-nhat-tinh-hinh-covid-cua-trung-quoc-virus-lan-toi-cac-thanh-pho-nho-va-vung-nong-thon.htmlSun, 15 Jan 2023 15:27:04 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=240803[MINH HUỆ 10-01-2023] Sau khi tàn phá nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc, làn sóng bùng phát các ca lây nhiễm COVID đã lan tới các thành phố nhỏ hơn và vùng nông thôn. Một bác sỹ tại trung tâm y tế thị trấn Cao Bình của tỉnh Hồ Nam, nói với RFA vào […]

The post Cập nhật tình hình COVID của Trung Quốc (Ngày 10 tháng 1 năm 2023): Virus lan tới các thành phố nhỏ và vùng nông thôn first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
[MINH HUỆ 10-01-2023] Sau khi tàn phá nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc, làn sóng bùng phát các ca lây nhiễm COVID đã lan tới các thành phố nhỏ hơn và vùng nông thôn.

Một bác sỹ tại trung tâm y tế thị trấn Cao Bình của tỉnh Hồ Nam, nói với RFA vào ngày 4 tháng 1: “Ở đây đông nghịt người và số giường bệnh của chúng tôi không đủ, phải xếp hàng chờ. Vì bệnh nhân quá đông, nhân lực bệnh viện không đủ, chúng tôi đã phải làm việc liên tục suốt hai tuần qua mà không được nghỉ ngơi. Đôi khi một số người trong chúng tôi bị sốt, nếu không nghiêm trọng thì đều phải đi làm”.

Tại thị trấn Trăn Tử của tỉnh Hồ Bắc, vốn là địa phương có khoảng 10.000 dân, tình hình cũng không khả quan hơn. Một bác sỹ tại trung tâm y tế của thị trấn này nói với RFA vào tối ngày 4 tháng 1 rằng: “Chúng tôi có hơn 30 nhân viên y tế và đã hoạt động hết công suất, thậm chí là quá tải. Việc này bắt đầu từ sau khi chính sách COVID [của chính quyền] được dỡ bỏ”.

Tình hình dịch bệnh ở thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc cũng rất nghiêm trọng. Tất cả nhân viên của Đồn cảnh sát Quận Tây Lăng đều đã nhiễm bệnh nên không có một ai làm nhiệm vụ, ngay cả phòng bảo vệ cũng không có người trực.

Một bác sỹ ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông cho biết dựa trên quan sát của cá nhân ông, tỷ lệ lây nhiễm ở vùng nông thôn của tỉnh Quảng Đông đã vượt quá 50%. Vào ngày 9 tháng 1, một quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở tỉnh Hà Nam công bố trong một cuộc họp báo rằng tỷ lệ lây nhiễm trên toàn tỉnh, tại thời điểm ngày 6 tháng 1, là 89%. Trong đó, ở khu vực đô thị là 89,1% và vùng nông thôn là 88,9%.

Bài viết có tiêu đề “Một bệnh viện cấp huyện dưới tác động của COVID” trên trang web của tờ Chiết Giang Nhật đề cập rằng Bệnh viện Huyện Hải Diêm gần đây đã phải điều trị cho 1.400 bệnh nhân mỗi ngày, cao gấp 10 lần so với trước đây. Phòng khám cho bệnh nhân sốt cao làm việc liên tục 24 giờ mỗi ngày.

Số người chết tại các thành phố lớn tiếp tục gia tăng

Nhiều người ở Bắc Kinh, Thượng Hải và một số nơi khác đã qua đời vì COVID. Lư Giám Chương, nguyên Phó Viện trưởng kiêm Phó bí thư Đảng ủy của Viện Nghiên cứu Than, đã qua đời tại Bắc Kinh vào ngày mùng 5 tháng 1. Chỉ trong vòng hai tuần, từ ngày 20 tháng 12, Phòng hưu trí của Khoa Y tế Đại học Bắc Kinh đã công bố 21 cáo phó đối với những nhân viên đang tại chức và đã nghỉ hưu của khoa này. Người trẻ nhất là Lý Dĩnh, 56 tuổi, ở bộ phận nhân sự. Viện Y học của Đại học Giao thông Thượng Hải đã công bố 10 cáo phó trong vòng 6 ngày, từ ngày 29 tháng 12 năm 2022 tới ngày 3 tháng 1 năm 2023.

Lưu Minh Tổ, cựu Bí thư của Khu tự trị Nội Mông, đã qua đời tại Thành phố Uy Hải, tỉnh Sơn Đông vào ngày 28 tháng 12 . Ngày 3 tháng 1, trường Lịch sử và Văn hóa thuộc Đại học Sư phạm Thiểm Tây đã thông báo Trình Lôi, một cán bộ cấp phó của trường, đã qua đời ở tuổi 43.

Các lò hỏa táng quá tải

Nhiều cư dân mạng cho biết các lò hỏa táng ở thành phố Thành Đô của tỉnh Tứ Xuyên rất bận rộn, hoạt động không ngừng nghỉ cả ngày lẫn đêm. Có quá nhiều thi thể và nhiều cơ sở thậm chí đã phải dừng việc tiếp nhận thi thể mới. Sau khi một người phụ nữ ở Thành Đô chết vì COVID, gia đình bà đã phải chi 8.000 Nhân dân tệ tiền boa để được sắp xếp hỏa táng tại thành phố Bành Châu, cách Thành Đô khoảng 70 km. Một công chức ở một thị trấn của Trùng Khánh cho biết các lò hỏa táng địa phương đã chật cứng thi thể cho tới cuối tháng riêng năm 2023.

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA ngày 7 tháng 1 đưa tin hình ảnh vệ tinh do Công ty vệ tinh Planet Labs có trụ sở tại California thu được cho thấy từ cuối tháng 12, nhiều hàng dài các phương tiện giao thông xuất hiện trước các lò hỏa táng ở các thành phố của Trung Quốc. Chẳng hạn, tình hình giao thông ở gần nhà Hỏa táng huyện Phiên Vũ của tỉnh Quảng Đông và nhà hỏa táng Thẩm Dương của tỉnh Liêu Ninh là chưa từng [chen chúc] như vậy trong 10 năm qua.

Ông Z (không muốn công bố tên thật vì lý do an toàn), một cư dân Thiên Tân, nói với VOA rằng cha ông bắt đầu bị sốt vào ngày 17 tháng 12 và có độ bão hòa oxy trong máu giảm. Ông cụ được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Thiên Tân vào ngày 25 tháng 12 và qua đời vào ngày 29 tháng 12. Đêm hôm đó, ông trông thấy nhiều thi thể được đưa ra ngoài và tất cả những thi thể này trông như của người cao tuổi.

Ông Z cho biết, tại Nhà tang lễ Số 3 của Thiên Tân, bình thường mỗi ngày cơ sở này hỏa táng 40 thi thể nhưng tại thời điểm hiện nay là hơn 200 thi thể và mất khoảng 40 phút đến 1 giờ để hỏa táng một thi thể. Ông giải thích: “Người và phương tiện giao thông ở khắp mọi nơi. Một người bạn của tôi làm việc tại một lò hỏa táng cho biết có ít nhất 100.000 người đã chết trong thành phố này kể từ ngày 12 tháng 12 và dịch bệnh vẫn chưa đạt đỉnh”.

Phản ứng của cộng đồng quốc tế

Ông Vương Tất Thắng, giám đốc Trung tâm Chỉ huy Dịch bệnh Trung ương Đài Loan cho biết trong một cuộc họp báo vào ngày 9 tháng 1 rằng, từ ngày 1 tháng 1 tổng cộng có 8.259 hành khách Trung Quốc đại lục vào Đài Loan đã được sàng lọc bằng xét nghiệm axit nucleic. Trong số họ có 1.571 người (19%) dương tính với virus.

Ngày càng có nhiều quốc gia áp đặt các biện pháp hạn chế nhập cảnh với những người đến từ Trung Quốc để đối phó với cơn sóng thần COVID ở Trung Quốc. Hungarry yêu cầu du khách nhập cảnh từ Trung Quốc cung cấp kết quả xét nghiệm COVID âm tính từ ngày 8 tháng 1. Ma-rốc đã cấm nhập cảnh tất cả khách du lịch từ Trung Quốc. Trong khi đó Bỉ, Thụy Điển và Vương quốc Anh cũng ban hành những quy định mới đối với những du khách đến từ Trung Quốc. Chính phủ Đức khuyến nghị người dân tránh du lịch tới Trung Quốc. Liên minh châu Âu đã hối thúc các quốc gia thành viên bắt buộc xét nghiệm COVID đối với những người đến từ Trung Quốc trước khi khởi hành, đeo khẩu trang trên các chuyến bay và xét nghiệm nước thải của máy bay.

Vào ngày 4 tháng 1, WHO một lần nữa kêu gọi chính quyền cộng sản Trung Quốc cung cấp thông tin đáng tin cậy về số ca nhập viện và tử vong của nước này. Một số quan chức tin rằng số liệu trước đó về số ca nhập viện và tử vong đã bị chính quyền Trung Quốc hạ thấp. Tháng trước, Trung Quốc đã thay đổi tiêu chí về [cách tính số ca] tử vong do COIVD và thông tin mà Minh Huệ nhận được cho thấy quan chức mọi cấp bậc đều không khuyến khích báo cáo nguyên nhân tử vong là do COVID.

Tiến sỹ Michael Ryan, giám đốc của chương trình ứng phó các trường hợp khẩn cấp của WHO cho biết: “Chúng tôi cho rằng định nghĩa [về tử vong do COVID] như vậy là quá hạn hẹp”. Ông còn nói thêm rằng các con số mà chính quyến Trung Quốc cung cấp “đánh giá thấp tác động của đợt bùng phát, đặc biệt là về số ca tử vong”.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/10/454738.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/11/206119.html

Đăng ngày 15-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Cập nhật tình hình COVID của Trung Quốc (Ngày 10 tháng 1 năm 2023): Virus lan tới các thành phố nhỏ và vùng nông thôn first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Cập nhật về tình hình COVID của Trung Quốc (ngày 1 tháng 1 năm 2023)https://vn.minghui.org/news/240554-cap-nhat-ve-tinh-hinh-covid-cua-trung-quoc-6.htmlWed, 04 Jan 2023 09:41:47 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=240554[MINH HUỆ 01-01-2023] Khi người dân trên khắp thế giới đang tự do mừng đón năm mới sau ba năm chịu sự hoành hành của đại dịch, thì người dân Trung Quốc vẫn đang chìm sâu trong đỉnh điểm của làn sóng covid mới với số ca dương tính tăng mạnh. Sau khi Đảng Cộng […]

The post Cập nhật về tình hình COVID của Trung Quốc (ngày 1 tháng 1 năm 2023) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
[MINH HUỆ 01-01-2023] Khi người dân trên khắp thế giới đang tự do mừng đón năm mới sau ba năm chịu sự hoành hành của đại dịch, thì người dân Trung Quốc vẫn đang chìm sâu trong đỉnh điểm của làn sóng covid mới với số ca dương tính tăng mạnh. Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đột ngột chấm dứt chính sách Zero-Covid mà không có cảnh báo hoặc kế hoạch dự phòng nào, chính quyền này đã buông tay trước sinh tử của người dân, để cho họ đơn độc chống chọi với dịch bệnh. Từ những công dân bình thường đến các quan chức chính phủ phải vật lộn để tự bảo vệ mình khi hệ thống chăm sóc sức khỏe và các lò hỏa táng của Trung Quốc đang bị quá tải bởi số ca tử vong do COVID ngày càng tăng.

Ông lão 90 tuổi phải đi bộ hai giờ đồng hồ để mua thuốc

Theo Đài Á Châu Tự Do, một cụ ông 90 tuổi sống một mình ở vùng nông thôn phía Tây Nam Trung Quốc, sau khi nhiễm COVID, đã phải đi bộ hai giờ để mua thuốc. Mấy người dân làng lớn tuổi khác nói với phóng viên: “Hầu như tất cả mọi người trong làng đều bị nhiễm rồi.”

Hàm Đan, một thành phố lớn ở tỉnh Hà Bắc giáp với các tỉnh Sơn Tây, Sơn Đông và Hà Nam, có số ca mắc COVID tăng mạnh. Hầu hết các trường hợp qua đời là người cao tuổi, nhưng cũng có một số ít là người trẻ tuổi. Quan tài các nơi đều đã bán hết, muốn hỏa táng phải đợi vài ngày. Một số gia đình ở nông thôn đành phải bí mật hỏa táng người thân vào ban đêm. Tại các lò hỏa táng, xe chở thi thể bệnh nhân xếp thành hàng dài chờ đợi.

Một thành phố cấp quận mới đây đã tiến hành một cuộc khảo sát nội bộ tại các trường học địa phương. Kết quả cho thấy gần 83% giáo viên và 79% học sinh bị nhiễm bệnh. Phần lớn trong số họ đều có các triệu chứng rõ rệt: một số bị đau nhức xương cốt không thể chịu nổi, một số bị sốt cao kéo dài 5-6 ngày, và một số trở nên rất yếu và sút đến 5 kg chỉ trong vài ngày. Ban đầu, đa số mọi người nhẹ dạ tin theo lời nói dối của ‘chuyên gia’, rằng bệnh này nhẹ chỉ như bệnh cúm thông thường, nên đã chủ quan không có ý thức phòng bệnh. Khi xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng, họ mới biết là mình đã bị lừa. Một người nói: “Ai nhiễm mới biết khốn khổ nhường nào”.

Các quan chức ĐCSTQ và giáo sư đại học qua đời vì Covid

Một số quan chức ĐCSTQ về hưu đã chết vì Covid như:

  • Lữ Thụ Kim, quan chức của Cục Công an Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.
  • Nhan Thừa, cựu Phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc tại thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên.
  • Phòng Lập, cựu Chủ tịch Ban Tuyền truyền Tế Nam, tỉnh Sơn Đông.
  • Vương Hoài Cần, cựu Bí thư Quận ủy Tây Thanh, thành phố Thiên Tân qua đời vào ngày 25 tháng 12. Từng là chủ tịch của ‘Hiệp hội chống tà giáo Thiên Tân’, Vương đã tích cực tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Ngoài ra, thẩm phán Thạch Hồng Tinh của Tòa án Quận Thiên Tân, thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam đã qua đời vì Covid ở tuổi 37.

Một số giáo sư đại học cũng đã qua đời vì nhiễm Covid, cụ thể như:

  • Lê Đức Dương, đảng viên ưu tú của ĐCSTQ, nhà triết học Mác nổi tiếng đồng thời là giáo sư tại Đại học Công nghệ Vũ Hán, đã qua đời tại Bệnh viện Liên hiệp Vũ Hán vào ngày 28 tháng 12 năm 2022 ở tuổi 85. Theo thông tin được đăng trên trang Minghui.org, Lê là thành viên lâu năm của Hiệp hội Chống tà giáo Hồ Bắc và chuyên gia cố vấn của Phòng 610 Hồ Bắc, điều đó cho thấy ông ta có dính líu sâu vào cuộc bức hại Pháp Luân Công.
  • Trần Hán Dân, giáo sư mỹ thuật tại Đại học Thanh Hoa, qua đời vào ngày 29 tháng 12. Là một đảng viên trung thành của ĐCSTQ, Trần đã tham gia thiết kế đồng Nhân dân tệ của ĐCSTQ, biểu tượng Hồng Kông trở về với Trung Quốc, và quan tài pha lê của Mao Trạch Đông.
  • Khâu Quan Nguyên, giáo sư Khoa Kỹ thuật Điện – Điện tử tại Đại học Giao thông Tây An ở tỉnh Thiểm Tây, qua đời vào ngày 29 tháng 12.

Rủi ro toàn cầu

Trước tình hình dịch bệnh gia tăng ở Trung Quốc, hơn 10 quốc gia đã đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động của các ca nhiễm COVID, bao gồm Úc, Canada, Tây Ban Nha, Malaysia, Nhật Bản, Ý, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Đài Loan, Philippines và Ma-rốc.

Ngày 31 tháng 12, Ma-rốc đã công bố lệnh cấm khách du lịch đến từ Trung Quốc bắt đầu từ ngày 3 tháng 1 năm 2023. Bộ Ngoại giao nước này cũng tuyên bố những hạn chế này có thể sẽ được áp dụng đối với mọi du khách đến từ Trung Quốc bất kể quốc tịch của họ. Cùng ngày, Bộ Y tế Philippines cũng đã đưa ra một thông báo cực kỳ khẩn cấp, cho biết họ sẽ tăng cường giám sát tất cả các triệu chứng hô hấp của hành khách đến từ Trung Quốc.

Ông Etienne Decroly, nhà virus học từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp, trong cuộc phỏng vấn với hãng tin La Dépeche cho biết mặc dù chủng virus corona đang lây lan ở Trung Quốc vẫn là biến thể Omicron và người Châu Âu đã có đủ kháng thể. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu nó có trải qua đột biến trong đợt bùng phát lớn hay không. Theo quan điểm của ông, Trung Quốc hiện là một nhà máy đột biến virus khổng lồ, bởi vì trong làn sóng lây nhiễm dữ dội, chủng đột biến sẽ xuất hiện và lây lan sang các quốc gia khác.

Những câu hỏi chưa được trả lời

Do số lượng lớn các ca nhiễm nghiêm trọng, hệ thống y tế ở tỉnh Hà Bắc đã gần như sụp đổ. Một bác sỹ làm việc ở tuyến đầu cho biết loại virus này dường như không phải là biến thể Omicron, mà “đúng hơn, nó tương tự như những gì đã xảy ra với Vũ Hán trong đợt bùng phát đầu tiên vào năm 2020.”

Bác sỹ Trần, bác sỹ phẫu thuật tại một bệnh viện hàng đầu ở tỉnh Hà Bắc, cho biết số lượng bệnh nhân quá cao. Với nguồn lực nhân viên và dịch vụ chăm sóc y tế có hạn, bệnh viện của ông đang trên bờ vực sụp đổ. “Các phòng khám và khoa cấp cứu trong bệnh viện đều đông nghịt, không khác gì chợ nông sản”, ông nói. “Cả bác sỹ và y tá đều trong tình trạng gần như kiệt sức. Ngoài các bệnh nhân COVID mới nhập viện, còn có các bệnh nhân phải phẫu thuật. Nhiều bác sỹ tuy đã bị sốt trong một thời gian dài nhưng vẫn phải tiến hành phẫu thuật.”

Sau cuộc gặp với các quan chức Trung Quốc, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 30 tháng 12, trong đó viết: “WHO một lần nữa đề nghị Trung Quốc thường xuyên chia sẻ dữ liệu cụ thể và xác thực về tình hình dịch bệnh COVID – bao gồm dữ liệu về trình tự gen, dữ liệu về tác động của dịch bệnh bao gồm số ca nhập viện, số ca điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) và số ca tử vong.”

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/1/454380.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/2/205943.html

Đăng ngày 04-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Cập nhật về tình hình COVID của Trung Quốc (ngày 1 tháng 1 năm 2023) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tài liệu rò rỉ từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho thấy 248 triệu ca nhiễm bệnh trong 3 tuần đầu tháng 12; Nghiên cứu dự đoán 5.000 ca tử vong mỗi ngàyhttps://vn.minghui.org/news/240186-tai-lieu-ro-ri-tu-uy-ban-y-te-quoc-gia-trung-quoc-cho-thay-248-trieu-ca-nhiem-benh-trong-3-tuan-dau-thang-12-nghien-cuu-du-doan-5000-ca-tu-vong-moi-ngay.htmlSun, 01 Jan 2023 06:35:40 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=240186[MINH HUỆ 23-12-2022] Ngày 22 tháng 12, Centre New Agency (Thông tấn Trung ương) đưa tin từ Bắc Kinh rằng Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (UBYTQG) đã tổ chức một cuộc họp vào ngày hôm trước, biên bản cuộc họp bị rò rỉ cho thấy […]

The post Tài liệu rò rỉ từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho thấy 248 triệu ca nhiễm bệnh trong 3 tuần đầu tháng 12; Nghiên cứu dự đoán 5.000 ca tử vong mỗi ngày first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 23-12-2022] Ngày 22 tháng 12, Centre New Agency (Thông tấn Trung ương) đưa tin từ Bắc Kinh rằng Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (UBYTQG) đã tổ chức một cuộc họp vào ngày hôm trước, biên bản cuộc họp bị rò rỉ cho thấy một bức tranh ảm đạm về tình hình đại dịch sau khi chính quyền cộng sản bãi bỏ chính sách zero-COVID.

Theo biên bản cuộc họp, UBYTQG ước tính từ ngày 1 đến ngày 20 tháng 12 có khoảng 248 triệu ca nhiễm bệnh mới, chiếm 17,6% dân số Trung Quốc. Chỉ riêng trong ngày 20 tháng 12 đã có gần 37 triệu ca nhiễm mới, và con số này vẫn tiếp tục tăng hàng ngày. Bắc Kinh ghi nhận nhiều trường hợp dương tính nhất, tiếp theo là tỉnh Tứ Xuyên. Cả hai nơi đều có hơn 50% dân số bị nhiễm bệnh. Thiên Tân, Hồ Bắc, Hà Nam, Hồ Nam, An Huy, Cam Túc và Hà Bắc có tỷ lệ lây nhiễm từ 20% đến 50%.

Tại cuộc họp, lãnh đạo của UBYTQG Mã Hiểu Vỹ cho biết dự kiến sẽ có nhiều ca nhiễm hơn ở cả thành thị lẫn nông thôn khi chính sách zero-COVID đã được dỡ bỏ và nhu cầu đi chơi xuân tăng cao trong ít tuần nữa.

Đáng chú ý là những con số nêu trên chưa bao giờ được báo cáo chính thức.

Tiếp tục che đậy

Ngày 14 tháng 12, ông Mike Ryan, Giám đốc Điều hành Chương trình Y tế Khẩn cấp của WHO, cho biết số ca nhiễm COVID ở Trung Quốc đã bùng nổ từ lâu trước khi chính sách zero-COVID kết thúc. Trong một cuộc phỏng vấn của Đài Á châu Tự do (RFA) ngày 19 tháng 12, một quan chức thuộc hệ thống chính trị và pháp luật Bắc Kinh cho biết dịch bệnh đã vượt khỏi tầm kiểm soát từ lâu, thậm chí trước cả “cuộc cách mạng giấy trắng”, khi người dân phản đối lệnh phong tỏa hà khắc. “Trên thực tế, virus đã tràn vào cả bệnh viện… và họ không cho phép bất kỳ ai báo cáo những ca này lên chính quyền cấp trên”, quan chức này giải thích trong một bài báo của RFA có tiêu đề ‘Bắc Kinh che đậy đợt bùng phát COVID-19 gây ra làn sóng tử vong: lời khai của một quan chức’ (Beijing covered up COVID-19 outbreak that sparked current death wave: official).

Quan chức này có một người họ hàng có kết quả xét nghiệm dương tính và được “điều trị chứng nhiễm trùng đường tiết niệu”. Cuối cùng, người họ hàng này đã chết. Ngay cả khi có quan hệ, gia đình ông ta cũng phải chờ năm ngày mới tìm được chỗ hỏa táng. Tại các phòng cấp cứu của bệnh viện ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải và Trùng Khánh, nhiều bệnh nhân cao tuổi không có giường mà phải nằm trên sàn nhà chờ trợ giúp y tế. Tại các phòng khám và hiệu thuốc trên khắp Trung Quốc, hàng dài người xếp hàng chờ mua thuốc hạ sốt và cảm lạnh. Những người không thể mua được những loại thuốc này thì kêu cứu trên mạng internet.

Một số lượng lớn các quan chức cấp cao và các chuyên gia nổi tiếng cũng đã chết. Lưu Cát, đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và là cựu Phó Giám đốc Ủy ban Thể thao Quốc gia, qua đời vào ngày 19 tháng 12. Hồ Quân, giáo sư danh dự tại Đại học Nhân dân Trung Quốc và là “nhà kinh tế học theo chủ nghĩa Mác”, qua đời vào ngày 20 tháng 12. Cho đến hiện tại có gần 40 giáo sư đương chức và đã nghỉ hưu tại Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa qua đời.

Số ca nhiễm mới ở Bắc Kinh và tỉnh Hà Bắc kế bên đã vượt quá sức tưởng tượng của mọi người. Một số cư dân Bắc Kinh đã đăng trên trang mạng xã hội Weibo rằng kết quả chụp CT cho thấy lá phổi bị tổn thương của những người thân có kết quả xét nghiệm dương tính. Những hình ảnh như vậy, được gọi là “phổi trắng”, là do các đốm trắng đục và xơ hóa xuất hiện trong phổi gây ra. Điều này khiến mọi người nghi ngờ tuyên bố của ĐCSTQ rằng biến thể Omicron chỉ ảnh hưởng đường hô hấp trên và không ảnh hưởng đến phổi.

Một nhà nghiên cứu họ Lý từ Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) ở thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc đã có cuộc phỏng vấn với RFA vào ngày 22 tháng 12. Ông cho biết việc dỡ bỏ phong tỏa đột ngột trên toàn quốc mà không có kế hoạch ứng phó sẽ dẫn đến lây nhiễm chéo và gia tăng đột biến. Vì biến thể Delta vẫn tồn tại nên nó có thể nhiễm ở cùng một tế bào với biến thể Omicron, từ đó tạo ra các chủng vi-rút mới mang cả hai đặc điểm di truyền. Ông dự đoán tỷ lệ tử vong có thể cao hơn ở Hồng Kông, Singapore và các khu vực khác.

Tạp chí “Minh Báo” ở Hồng Kông báo cáo, ngày 17 tháng 12 có 2.700 thi thể đã được hỏa táng ở Bắc Kinh. Nhưng ĐCSTQ tiếp tục che giấu những con số đó và không báo cáo bất kỳ trường hợp tử vong nào cho đến ngày 19 tháng 12, khi chính quyền báo cáo hai trường hợp tử vong do COVID.

Lời khai của nhân chứng

Một số video trên mạng đã cho thấy số người chết rất cao. Một đoạn video, được cho là quay tại nhà xác của Bệnh viện Hữu nghị Trung-Nhật, quay cảnh 19 thi thể được bọc trong những tấm vải liệm màu vàng trên giá của tủ đông, chuẩn bị đưa vào lò hỏa táng.

Anh Trần, một cư dân quận Thông Châu, Bắc Kinh, nói với RFA hôm 22 tháng 12 rằng số ca nhiễm bệnh ở Bắc Kinh là rất cao. Gia đình bốn người của anh Trần đều bị nhiễm bệnh. Hầu hết bạn bè và đồng nghiệp của anh đều có kết quả dương tính. Trong 20 ngày qua, hàng dài người xếp hàng trước tất cả các lò hỏa táng ở Bắc Kinh. Do việc hỏa táng không đủ nhanh nên nhiều xe hỏa táng lưu động đã được sử dụng để chứa xác. Do đó, các gia đình mất người thân phải vận chuyển thi thể đến lò hỏa táng bằng xe riêng.

Trong một video, một phụ nữ trẻ ở Bắc Kinh cho biết cha cô đã bị nhiễm bệnh. Họ đến ba bệnh viện, nhưng không được điều trị vì cả ba nơi đều chật kín người. Cuối cùng, khi cô tìm được một nơi để điều trị, bác sỹ lại nói các triệu chứng của cha cô quá nặng nên không thể nhập viện. Bác sỹ giải thích: “Chị có thể tự đi xem xem. Ở đây hầu như không còn chỗ đứng nữa chứ đừng nói đến giường trống. Chị có thể xếp hàng chờ bên ngoài Bệnh viện Triều Dương. Bệnh viện đó lớn hơn – hễ có người chết là sẽ có giường trống.”

5.000 người chết mỗi ngày

Dựa trên nhiều chỉ số khác nhau, công ty dữ liệu y tế của Anh Airfinity ước tính “Trung Quốc có thể có hơn 5.000 người chết mỗi ngày vì COVID-19”, theo bài báo ngày 22 tháng 12 của Reuters có tiêu đề “Số ca tử vong do COVID ở Trung Quốc có thể lên đến trên 5.000 mỗi ngày, theo công ty nghiên cứu Airfinity của Vương quốc Anh” (China COVID deaths probably running above 5,000 per day – UK research firm Airfinity).

Công ty này đã mô hình hóa dữ liệu dựa trên thông tin từ số liệu thống kê khu vực của Trung Quốc. Ước tính số ca nhiễm hàng ngày hiện tại ở Trung Quốc là hơn 1 triệu. Nhưng ĐCSTQ vẫn tiếp tục che đậy dịch bệnh. Trong tuần qua chỉ có 1.800 trường hợp nhiễm mới cùng 7 ca tử vong được báo cáo.

“Airfinity cho biết phân tích của họ về rủi ro tử vong cho thấy có thể có từ 1,3 đến 2,1 triệu người chết trong đợt bùng phát COVID hiện tại của Trung Quốc. Các phân tích của các nhóm mô hình khác cũng dự đoán có tới 2,1 triệu người chết”, bản tin của Reuters viết.

Các bản tin cho thấy gần đây một lượng lớn các chuyên gia y tế từ các tỉnh Sơn Đông, Hồ Nam và Giang Tô đã được cứ đến Bắc Kinh để hỗ trợ khẩn cấp. Với số ca nhiễm mới đang gia tăng trên khắp Trung Quốc, nhiều cư dân mạng lo ngại các tỉnh đó cũng sẽ cần các chuyên gia y tế để phục vụ nhu cầu của chính họ.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/12/23/453456.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/12/25/205354.html

Đăng ngày 01-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Tài liệu rò rỉ từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho thấy 248 triệu ca nhiễm bệnh trong 3 tuần đầu tháng 12; Nghiên cứu dự đoán 5.000 ca tử vong mỗi ngày first appeared on Minh Huệ Net.

]]>