Zi Jun (Tử Quân)

[Chính Kiến] Thật bất hạnh khi bị tàn tật hoặc bệnh nan y. Khi thấy những người khác khỏe mạnh và đầy sinh lực, những người này chỉ có thể cam chịu đau khổ do bệnh tật gây ra. Mọi người thường kêu trời vì những bất công mà họ dường như phải chịu đựng. Họ hỏi: “Tại sao tôi lại phải chịu bất hạnh như thế này?”

Về những “bất công” này, những người tu luyện tin rằng đó là kết quả của những điều ác mà họ làm trong những đời trước. Nói cách khác, mọi người sống qua nhiều đời và nghiệp lực của họ [một chất tạo ra do làm điều xấu] liên quan đến những khổ nạn và bệnh tật trong đời này. Ở phương Tây, nhiều bác sĩ và học giả đã có thể tìm thấy những đời trước của bệnh nhân và nhờ đó xác định được nguyên nhân thật sự của những đau khổ và bệnh tật của họ trong đời này.

Trong quyển sách của mình với tiêu đề Những Ngôi nhà: Chuyện kể của Edgar Cayce về sự luân hồi, Bác sĩ Gina Cerminara liệt kê những ví dụ về việc điều trị những bệnh nhân bằng cách đọc những đời trước của họ do Edgar Cayce (1877 – 1945), một ông đồng nổi tiếng người Mỹ thực hiện. Edgar Cayce có khả năng “đọc” về bệnh nhân ở cách xa hàng ngàn dặm sau khi ông bước vào trạng thái ngủ tự cảm.

Trong số những trường hợp mà Edgar Cayce “đọc”, có một số người được lần ngược trở về thời Đế quốc La Mã cổ đại. Một số bệnh nhân trong số những trường hợp này đã tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc đàn áp những người theo đạo Cơ đốc.

Một trong số đó là một phụ nữ 45 tuổi. Bà bị tàn phế vì bệnh bại liệt ở tuổi 36 và phải dùng xe lăn để đi lại. Sau khi thử nhiều cách điều trị không thành công, bà gặp Cayce và đề nghị ông đọc về những đời trước của mình. Bà được biết rằng nguyên nhân của việc bị tàn phế của mình trong đời này là do những việc bà đã làm ở thời La Mã cổ đại. Vào giữa những năm 37 và 68 sau công nguyên, bà là một thành viên của triều đình khi hoàng đế Nero đàn áp Cơ đốc giáo. Bà không chỉ không thông cảm với những người theo đạo Cơ đốc bị cắt xẻo trong đại hý trường mà còn nhạo báng họ. Cái giá bà phải trả cho việc nhạo báng lạnh lùng của mình là bị tàn phế trong đời này.

Một bệnh nhân khác là một cô gái. Cô là một quý tộc trong đời trước vào thời kỳ cai trị của Nero và cô đã thích thú khi xem những người theo đạo Cơ đốc bị tra tấn trong đại hý trường. Cô thậm chí còn cười lớn khi nhìn thấy một cơ thể cô bé bị xé tan bởi sư tử. Người quý tộc vui với những đau khổ của những người tử vì đạo này đang phải trả giá cho những tội ác của mình bằng căn bệnh lao.

Một trường hợp khác là một nhà sản xuất phim bị bại liệt từ năm 17 tuổi. Ông phải đi khập khiễng. Trong khi đọc những đời trước của ông, Cayce thấy rằng người này cũng đã tham gia vào việc đàn áp Cơ đốc giáo. Ông ta là một người lính vào thời kỳ đó và được lệnh phải đàn áp những người Cơ đốc giáo khi những người này không đánh trả. Tội của ông không phải là do việc tuân lệnh với tư cách là một người lính, mà là do chế nhạo những người kiên định vào tín ngưỡng của mình. Việc ông ta bị tàn phế trong đời này là để cảnh tỉnh ông.

Bệnh nhân cuối cùng là một cậu bé. Lưng của cậu bị thương trong một tai nạn ô tô ở tuổi 16 và cậu bị mất hết cảm giác từ dưới đốt sống thứ 5 trở xuống. Cậu ta không thể tự di chuyển và phải dùng xe lăn. Bảy năm rưỡi sau, khi cậu 23 tuổi, mẹ của cậu đề nghị Cayce đọc [về những đời trước] cho cậu, và 2 đời trước của cậu đã được đọc. Một đời cho thấy cậu là một người lính của đế quốc La Mã cổ đại trong thời kỳ đầu của việc đàn áp Cơ đốc giáo. Cậu ta đã rất kiêu ngạo và vui sướng với những đau khổ của những người Cơ đốc giáo. Cậu ta cũng đã trực tiếp tham gia vào cuộc đàn áp. Và do đó cậu ta đã phải chịu đựng đau khổ trong đời này.

Việc đọc đời trước của những người này chỉ ra nguyên nhân thực sự của những nỗi đau khổ của họ — họ đã từng cười nhạo và bức hại những người kiên định vào tín ngưỡng của mình. Đồng thời, việc đọc cho thấy rằng đằng sau những yếu tố gây bệnh trên bề mặt, một thế lực vô hình tồn tại ở một tầng sâu hơn và không được biết đến đang điều khiển vận mệnh của con người. Nó cũng ủng hộ một câu tục ngữ cổ của người Trung quốc, “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Đó không chỉ là một câu nói. Măc dù những bệnh nhân trong 2 trường hợp đầu đã không trực tiếp tham gia bức hại, họ đã không ủng hộ chính nghĩa. Nên họ phải trả giá bằng sự đau khổ của mình cho những ngu dốt và lạnh lùng của mình trong những đời trước. Còn đối với những người đã trực tiếp tham gia vào việc đàn áp, như trong thí dụ của bệnh nhân thứ tư, họ đã phải chịu đựng đau khổ từ khi còn rất trẻ. Nghiệp báo không bao giờ chệch dù chỉ là một sợi tóc.

Bản tiếng Hán: https://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/11/15/19232.html;

Bản tiếng Anh: https://www.pureinsight.org/pi/articles/2002/11/25/1240.html.

Dịch ngày 4-6-2004, đăng ngày 8-6-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share