Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc.
[MINH HUỆ 20-6-2016] Dưới ảnh hưởng của hệ thống giáo dục tư tưởng của ĐCSTQ, bao gồm học thuyết vô thần luận, khiến người ta coi trọng sự tự tư, dục vọng, và tham lam, thì ngay cả người tu luyện cũng có thể vô tình rơi vào những cái bẫy dục vọng này.
Trộm cướp vì tiền mà mưu hại tính mệnh, quan chức đảng cộng sản vì tiền mà tham nhũng vô độ, anh chị em ruột vì tiền mà đấm đá, bằng hữu vì tiền mà lừa gạt lẫn nhau, người thân vì tiền mà dụ dỗ bán hàng đa cấp. Cuối cùng, trong vô tri mà tự chà đạp linh hồn của mình, trong khi không ngừng tạo nghiệp mà hủy đi bản thân.
Những đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, ngược lại, đã coi nhẹ những danh lợi được mất ở thế gian. Chúng ta chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và không ngừng đề cao tâm tính. Khi ấy Sư phụ sẽ ban cho chúng ta trí huệ và giúp chúng ta hiểu rằng chúng ta ở đây là để hoàn thành thệ nguyện trợ Sư chính Pháp, cứu độ chúng sinh.
Tuy nhiên, một số học viên đã đi lệch khỏi con đường chính trong tu luyện, và cố gắng đi đường tắt bằng cách dùng tiền như một phương tiện để bù đắp lại cho những thiếu sót của mình. Cụ thể, họ đã quyên tiền cho các điểm sản xuất tư liệu giảng chân tướng. Một số người thậm chí còn bí mật quyên tiền của người nhà cho các điểm sản xuất tư liệu để bù đắp cho những lỗi lầm hay kiến lập uy đức cho người nhà.
Điều này đã và đang xảy ra tại các điểm sản xuất tư liệu ở địa phương chúng tôi. Cụ thể trong những năm gần đây, nhiều người đã quyên góp số tiền từ hàng trăm đến hàng nghìn, hay thậm chí hàng chục nghìn tệ cho những điểm sản xuất tư liệu này.
Các học viên tại các điểm tư liệu ở đây liên tục giải thích rằng họ đã có đủ quỹ và họ không cần tiền quyên góp nữa, nhưng một số học viên vẫn viện đủ mọi lý do và nài nỉ xin được quyên tiền.
Một số người trực tiếp đến quyên tiền vẫn không chịu bỏ cuộc trong khi điểm sản xuất không muốn nhận tiền của họ. Một học viên nói anh quyên tiền cho điểm sản xuất tư liệu là để gây dựng uy đức cho người nhà. Một số học viên khác thậm chí sẵn sàng quỳ xuống để nài nỉ van xin tiền quyên góp của họ được chấp nhận.
Những học viên tại các điểm sản xuất tư liệu không ngừng nói với các học viên đang cố gắng quyên tiền rằng họ không thể gặp mặt trực tiếp, và nhiều lần yêu cầu các học viên đó hãy dừng việc quyên tiền lại. Nhưng việc này vẫn không giải quyết được vấn đề căn bản và đã tạo thành áp lực rất lớn.
Những học viên nài nỉ xin quyên góp tiền gồm những người đã về hưu, những người làm công ăn lương, và những người lao động chân tay. Một số người quyên góp rất nhiều tiền nhưng không trực tiếp đi phát tài liệu để giảng chân tướng cho mọi người, vì vậy về căn bản, số tiền này rốt cuộc chỉ là những biểu hiện sáo rỗng.
Hai trong số những học viên này là viên chức đã về hưu của địa phương đã bị bệnh một thời gian dài. Họ thậm chí đã từng đi bệnh viện để trị bệnh. Họ rất hào phóng trong việc quyên góp tiền để sản xuất tư liệu, nhưng về căn bản họ không làm gì để chứng thực Pháp.
Họ thường nói với các đồng tu rằng họ đã tận tâm tận sức tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, vậy mà sao sức khỏe của họ vẫn không cải biến. Dù các học viên khác đã cố gắng giúp họ nhiều năm nay nhưng họ vẫn không giải quyết được vấn đề về sức khỏe của mình. Đó là vì họ chỉ đọc cuốn Chuyển Pháp Luân mà không đọc các kinh văn khác của Sư phụ.
Kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã lợi dụng các công cụ truyền thông để tuyên truyền một cách phô thiên cái địa các thông tin bịa đặt vu khống Đại Pháp và Sư phụ. Học viên ở Trung Quốc không có kênh truyền thông, vì vậy chúng ta chỉ có thể tự sản xuất tư liệu giảng chân tướng và tự đi phân phát chúng. Những điểm sản xuất tư liệu của chúng ta, cũng chính là kênh thông tin của chúng ta, là mối đe dọa lớn đối với ĐCSTQ. Do đó, chúng ta cần phối hợp cho tốt để duy trì những điểm sản xuất tư liệu này.
Chỗ chúng tôi có một học viên làm kỹ thuật rất tốt, anh đã sản xuất rất nhiều tư liệu để cung cấp cho các học viên. Một số học viên thấy vậy tự hỏi: “Anh ấy làm gì còn thời gian để làm việc kiếm sống nhỉ?” Vì vậy họ đã muốn chi trả sinh hoạt phí cho anh.
Không lâu sau, rất nhiều học viên đề nghị quyên góp một số tiền lớn cho điểm sản xuất tư liệu này. Ban đầu, học viên này đối đãi vấn đề tiền bạc rất thận trọng, nhưng dần dần, số tiền quyên góp đã làm tăng trưởng dục vọng của anh.
Anh không còn quan tâm đến việc số tiền quyên góp kia là từ đâu đến và vì sao người ta quyên góp nữa. Anh nghĩ dù sao mình cũng không có thu nhập, nên công việc của Đại Pháp cũng coi như một công việc để kiếm sống. Vì cảm kích những đồng tu quyên góp tiền, anh đã liều lĩnh làm tài liệu và giải quyết tất cả các vấn đề kỹ thuật. Thế nhưng, anh lại lơ là việc học Pháp và luyện công.
Năm 2009, anh bị xử ba năm tù. Sau khi trở về, anh nói với các đồng tu rằng anh bị bức hại là vì anh đã xử lý không đúng vấn đề tiền bạc, và anh rất hối hận. Mặc dù anh không từ bỏ tu luyện, nhưng anh đã trở nên sợ hãi và không dám bước ra làm việc thứ ba. Đây quả là một bài học giáo huấn nghiêm túc!
Kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1999, nhiều học viên ở Trung Quốc đã bị bức hại. Nhiều người trong số họ sợ hãi đến mức không dám thiết lập các điểm sản xuất tư liệu mà chỉ dựa vào việc cung cấp tư liệu từ các học viên khác.
Một số học viên đã tìm những công việc ít bận rộn hơn để vừa có thể duy trì sinh hoạt phí và đồng thời có nhiều thời gian hơn để làm ba việc. Nhưng họ vẫn cần tiền hỗ trợ từ những học viên khác để vận hành các điểm sản xuất tư liệu. Những học viên này cần có trách nhiệm hạn chế việc nhận tiền quyên góp từ những đồng tu khác.
Sư phụ dạy chúng ta:
“…không tồn tiền, không tồn vật.” (Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân)
Vì vậy tôi khuyến nghị các học viên làm hạng mục kỹ thuật ở Trung Quốc Đại lục nên tự trang trải cho cuộc sống của mình, học Pháp nhiều hơn, và làm tốt các công việc của Đại Pháp. Thời gian của chúng ta không còn nhiều, do đó chúng ta không nên lưu lại những tiếc nuối trên con đường tu luyện của bản thân! Tôi cũng đề nghị các học viên đang quyên góp tiền nên chiểu theo nhu cầu của các điểm sản xuất tư liệu, không nên gây phiền toái cho đồng tu, và cũng không nên để lại vết nhơ nào trên con đường tu luyện của mình chỉ vì tâm tự tư.
Cuối cùng, tôi xin được trích một đoạn kinh văn của Sư phụ trong bài “Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ Quốc 2015”:
“Nhân tâm trong mỗi lần khảo nghiệm, chính niệm không đủ trong mỗi lần ma nạn, mỗi từng chấp trước của người tu luyện, đều sẽ bị chúng nắm cứng, chúng đều sẽ coi đó là sơ hở để túm lấy mà lôi chư vị xuống, lôi xuống khỏi đội ngũ các đệ tử tu luyện Đại Pháp. Thế nên chúng ta trên con đường tu luyện này, một đường đi qua là trải qua rất nhiều ma nạn, là trải qua rất nhiều nguy hiểm.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/6/20/330171.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/6/158133.html
Đăng ngày 14-8-2016; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.