Bài viết của một học viên ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 7-6-2016] Là học viên Đại Pháp, chúng ta phải hướng nội khi gặp mâu thuẫn. Có hai lần tôi được nhìn thấy những cảnh tượng kỳ diệu khi hướng nội và tôi muốn chia sẻ trải nghiệm của mình.

Lòng khoan dung của tôi

Sư phụ giảng rằng:

“Thế nên tôi từng giảng rằng, các đệ tử Đại Pháp đã là một người tu luyện, nhìn vấn đề nên là phản đảo [so với] người thường. Có người cảm thấy gặp phải việc không vui bèn không vui, thế chư vị chẳng phải là con người rồi? Có gì khác đâu? Khi gặp việc không vui, chính là lúc chư vị tu luyện bản thân mình, lúc tu tâm.” (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011)

Một lần tôi đã đổ lỗi [cho người khác] về một số chuyện và thậm chí tôi còn nghĩ là mình đúng. Tôi đã không thể vượt qua [quan] ấy, vì vậy tôi nhẩm đi nhẩm lại bài “Thuỳ thị thuỳ phi” (Ai đúng, ai sai) trong Hồng Ngâm III. Tôi lấy một cây bút và một tờ giấy để đánh dấu mỗi lần đọc bài thơ. Sau 50 lần, tôi vẫn cảm thấy mình đúng. Tôi đã nghĩ: “Đây đâu phải là điều mà Sư phụ đã dạy mình?”

Sư phụ đã giảng:

“Tu luyện nhân

Tự trảo quá

Các chủng nhân tâm khứ đích đa

Đại quan tiểu quan biệt tưởng lạc

Đối đích thị tha

Thác đích thị ngã

Tranh thậm ma.”

(Thuỳ thị thuỳ phi, Hồng Ngâm III)

Tạm dịch:

Ai đúng ai sai

“Người tu luyện

Tự tìm lỗi

Các loại nhân tâm phải bỏ nhiều

Quan ải lớn nhỏ chớ rớt lại

Cái đúng là họ

Cái sai là mình

Còn tranh gì nữa”

“Tại sao mình lại quá bướng bỉnh như vậy? Trong khi nhẩm Pháp của Sư phụ, mà mình vẫn ôm giữ những pháp lý nơi người thường. Điều này là không được.”

Tôi tiếp tục nhẩm bài thơ. Khi nhẩm đến lần thứ 70, tôi đã không còn [muốn] tranh luận nữa. Khi nhẩm đến lần thứ 90, tôi tự cười: “Tại sao mi lại quá chấp trước vào cái lý của người thường như vậy? Chẳng phải chúng đều vô nghĩa sao?”

Khi tôi nhẩm đến lần thứ 100, tôi nhìn thấy trước mắt mình là một đại dương xanh, trên mặt biển xuất hiện các chữ vàng: “Tấm lòng của ta bao la như biển cả.”

Khi những con sóng vàng đẩy những chữ ấy về phía tôi trong một cơn thuỷ triều mạnh, tôi thấy mình như một người khổng lồ. Trái tim tôi mở ra một cánh cửa, đại dương và tất cả các chữ đó đều đi vào trái tim tôi thông qua cánh cửa đó. Thời khắc ấy tôi cảm thấy tâm mình thanh thản, thuần khiết như vũ trụ và thân thể tôi vô cùng nhẹ nhàng.

Viên trân châu quý nhất

Tôi nhớ một lần khác, khi tôi hướng nội. Tôi đã thấy rất nhiều chấp trước và quan niệm người thường của mình. Tôi tự nghĩ: “Sao mi vẫn còn nhiều quan niệm người thường đến vậy sau nhiều năm tu luyện như thế?”

Tôi vẫn quá chấp trước vào quan niệm của bản thân và luôn luôn cho rằng mình đúng. Khi thấy các chấp trước của người khác, tôi đã không lập tức hướng nội mà chỉ nhìn vào những thiếu sót của họ.

Tôi đã không lùi một bước khi gặp mâu thuẫn mà lại dùi vào sừng bò và cố gắng giải quyết vấn đề bằng cái lý của người thường. Tư tưởng của tôi đã bị tâm tranh đấu và tâm tật đố chi phối.

Tôi rất ngoan cố và luôn ôm giữ những quan niệm người thường. Tôi chưa tu khẩu và chưa đồng hoá vô điều kiện với Pháp như Sư phụ yêu cầu chúng ta.

Sau khi tìm thấy tất cả các chấp trước này, tôi nhìn ảnh Sư phụ trên tường và nhận thấy [bản thân mình] thật tồi tệ. Tôi đã để Sư phụ thất vọng. Khi tôi quay đi, tôi nhìn thấy một bé gái đang khấu bái Sư phụ.

Cô bé mặc trang phục cổ trang nhưng [bộ quần áo đó] không được sạch lắm và trên thân cô bị bao phủ bởi một lớp bụi.

Tôi nghĩ: “Như thế là bất kính. Đầu tiên cô ấy nên phải tẩy tịnh bản thân trước.” Cô bé đặt trái tim của mình trước mặt Sư phụ và trái tim của cô cũng dơ bẩn. Tôi thậm chí còn thấy xấu hổ [thay cho cô bé đó]: “Sao cô bé lại có thể dâng lên Sư phụ một quả tim không thuần tịnh như vậy?”

Ngay sau đó, một phép màu xuất hiện. Sư phụ đã đưa tay ra và quả tim vui sướng nảy lên tay Ngài. Nó xoay xoay trong tay Sư phụ và một lúc sau biến thành một viên trân châu sáng bóng và lấp lánh. Trong ánh sáng của viên trân châu, cô bé trở nên trong suốt và thanh khiết. Thời khắc ấy tôi nhìn thấy cô bé đó chính là mình.

Tôi lập tức ngộ ra những gì mà Sư phụ đang nói với mình – dù tôi tu luyện có tệ thế nào, Sư phụ vẫn đối xử với tôi như một viên trân châu quý giá nhất.

Khi những giọt nước mắt lăn dài trên má, tôi nhớ lại câu chuyện về Đức Phật Milarepa đã cung phụng Sư phụ Marpa của ông bằng “thân, khẩu, ý” của mình.

Tôi luôn xúc động bởi câu chuyện này, nhưng trong thời gian dài, tôi không dám nói rằng tôi đã cung phụng Sư phụ bằng “thân, khẩu, ý” vì tôi nghĩ rằng bản thân mình bất thuần tịnh và không xứng đáng. Sư phụ đã cho tôi ngộ ra rằng nếu tôi hướng nội và thực tu bản thân, đó chính là cách tốt nhất để thể hiện sự tôn kính của tôi đối với Sư phụ.

Tôi biết mình nên vứt bỏ các chấp trước người thường, tu luyện vững chắc và dũng mãnh tinh tấn để Sư phụ không phải thất vọng.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2016/6/7/329731.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2016/6/23/157527.html

Đăng ngày 11-7-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share