Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 25-1-2016] Pháp Luân Công nhanh chóng truyền rộng ra hầu hết mọi vùng miền của Trung Quốc kể từ năm 1992. Thậm chí ngay cả ở trong các nhà tù, lính canh cũng thuyết phục tù nhân học Pháp Luân Công để họ có thể quản lý tù nhân tốt hơn. Nhiều phạm nhân đã trở thành những người tốt khi chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công.
Trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại các học viên Pháp Luân Công, nhiều lính canh và khoảng 100 phạm nhân ở Nhà tù Nữ Tỉnh Hắc Long Giang đã đọc sách Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công, và luyện các bài công pháp.
Sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, các lãnh đạo nhà tù đã cấm môn tu luyện này. Nhiều tù nhân từng được thụ ích từ Pháp Luân Công đã kiên địch đức tin của mình dù phải đối mặt với việc bị tra tấn. Dưới đây là hai trường hợp điển hình.
Bà Phùng Thục Vinh: “Tôi sẽ tu luyện Pháp Luân Công đến cùng”
Trước kia bà Phùng Thục Vinh vốn tính tình nóng nảy và bị liệt vào diện một trong những tù nhân bất trị. Lính canh bắt bà phải tập Pháp Luân Công, và thậm chí còn tát vào mặt bà khi bà từ chối môn tập.
Sau tháng 7 năm 1999, một lính canh đã cố gắng ép bà viết lời lăng mạ Pháp Luân Công. Bà nói: “Khi tôi không muốn, thì các ông bắt ép tôi phải tập Pháp Luân Công. Còn giờ đây, sau khi tôi được hưởng lợi ích từ pháp môn, thì các ông lại bắt tôi phải từ bỏ Nó. Tôi đã bỏ đi được nhiều thói quen xấu và trở thành một người tốt thực sự nhờ tu luyện Pháp Luân Công. Giờ tôi khẳng định với các ông rằng tôi sẽ tu luyện Pháp Luân Công đến cùng.”
Bà Cao Quốc Ba: Sư phụ Lý đã cải biến tôi thành một người tốt
Cuộc sống của bà Cao Quốc Ba đầy sóng gió trước khi tu luyện Pháp Luân Công. Bà vô ý giết chết chồng cũ và bị kết án tử hình. Khi ở trong tù, bà đã biết đến và tu luyện Pháp Luân Công, rồi cải biến trở thành một người hoàn toàn khác trước.
Vô ý giết chết chồng cũ
Ngay từ khi chào đời, cuộc đời tôi đã hết sức long đong lận đận. Cha tôi qua đời khi tôi còn nhỏ và đến hết lớp hai thì tôi thôi học.
Tôi kết hôn lần đầu khi 18 tuổi và cuộc hôn nhân đã tan vỡ sau hai năm. Người chồng thứ hai của tôi đã thiệt mạng trong một tai nạn sau khi chúng tôi kết hôn sáu tháng. Tôi tái hôn năm 24 tuổi với một người đàn ông lớn hơn tôi 10 tuổi.
Một cô gái trẻ 17 tuổi đồng hương với tôi từng ghé thăm tôi. Trong thời gian cô ở chỗ tôi, chồng tôi đã cưỡng hiếp cô. Tôi đã vô cùng phẫn nộ đến mức đã vô ý sát hại anh ta bằng một cái búa. Tôi tự đến đồn cảnh sát thú tội. Tôi bị đưa ra xét xử và lĩnh án tử hình. Lúc đó tôi mới chỉ 30 tuổi.
Bị cầm tù và tuyệt vọng
Tôi bị giam giữ trong Nhà tù Nữ Hắc Long Giang vào tháng 3 năm 1992. Ngày ngày tôi bị ép phải lao động nặng nhọc không công. Tôi thấy vô vọng và nghĩ rằng cuộc sống của tôi có lẽ sẽ mãi như thế này cho đến cuối đời. Tôi nản chí và tuyệt vọng.
Tôi chửi rủa các tù nhân, đánh đập họ và đổi chăn để lấy thuốc lá và uống rượu. Có lần tôi đã không ngừng lăng mạ và nhiếc móc một tù nhân từ sáng đến đêm, cho đến khi cô ấy lên cơn đau tim.
Khi 37 tuổi, thân thể tôi đầy rẫy bệnh tật, trong đó có bệnh tim, xơ cứng động mạch, bệnh dạ dày nghiêm trọng, bệnh ngoài da, và nhiều căn bệnh khác nữa. Tôi không có tiền để chữa trị. Tôi phải làm nhiều công việc nặng nhọc, vì vậy mà tôi được giảm án xuống còn 19 năm. Tôi vẫn thấy tuyệt vọng bởi tôi quá ốm yếu và không biết rằng mình còn sống được bao nhiêu năm nữa.
Tìm thấy hy vọng nhờ tu luyện Pháp Luân Công
May mắn đã bất ngờ mỉm cười với tôi. Một số tù nhân trong bệnh xá nhà tù từng người, tường người một bước vào tu luyện Pháp Luân Công. Họ nói với tôi rằng môn tập này rất hiệu quả trong việc duy trì sức khỏe và lối sống lành mạnh. Tôi tham gia tập cùng họ và mọi bệnh tật của tôi nhanh chóng biến mất.
Sau khi đọc Chuyển Pháp Luân, tôi biết rằng Sư phụ dạy chúng ta trở thành một người tốt và đề cao cảnh giới của chúng ta. Đó chính là tu luyện. Tôi cảm thấy mình quá may mắn và trong tâm thầm nói: “Sư phụ đang cứu độ mình! Mình sẽ phải ra khỏi nơi này!”
Trong xưởng của nhà tù, chúng tôi sản xuất hàng may mặc từ 17 đến 20 tiếng một ngày. Mặc dù ít ngủ, nhưng chúng tôi đều kiên trì học Chuyển Pháp Luân và luyện công cùng nhau. Chúng tôi hoàn thành chỉ tiêu đúng hạn với chất lượng tốt. Đầu năm 1999, nhờ hiệu quả làm việc xuất sắc, nên thời hạn tù của tôi lại được giảm thêm 20 tháng.
Tôi bỏ rượu và thuốc lá. Tôi chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và trở thành một người tốt.
Lính canh ở đó ủng hộ chúng tôi tu luyện Pháp Luân Công. Thời điểm đó khoảng 100 tù nhân đang tu luyện Pháp Luân Công.
Cuộc bức hại bắt đầu
Chính quyền ĐCSTQ dưới sự lãnh đạo của Giang đã phát động bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999. Các kênh truyền thông trên toàn quốc đều đồng loạt phát sóng các chương trình phỉ báng Pháp Luân Công.
Một đêm, sau khi xong việc ở xưởng may, trên đường về một tù nhân khác bảo tôi hãy một xem chương trình trên ti-vi. “Xem đi mà, Cao Quốc Ba, nó nói vế Pháp Luân Công đấy.” Tôi nhận thức ngay rằng chương trình này là tuyên truyền dối trá của ĐCSTQ, nên tôi phớt lờ nó.
Ngày hôm sau, các quan chức nhà tù tuyên bố chính phủ cấm Pháp Luân Công. Và lúc này tu luyện được coi là phạm pháp. Họ yêu cầu chúng tôi viết cam kết từ bỏ tu luyện. Tôi viết rằng “Pháp Luân Đại Pháp hảo. Tôi chắc chắn sẽ tu luyện Pháp Luân Công đến cùng.”
Thời điểm đó các học viên ở trên khắp Trung Quốc đều đi đến Bắc Kinh để nói với chính phủ chân tướng Pháp Luân Công. Một lính canh cũng tu luyện Pháp Luân Công đã bị đuổi việc sau khi cô ấy đi đến Bắc Kinh thỉnh nguyện.
Biệt giam trong xà lim nhỏ
Lúc đó tôi và các học viên khác bị biệt giam và tra tấn tàn bạo.
Trong phòng biệt giam không có giường, không có lò sưởi vào mùa đông. Mỗi người chúng tôi đều bị khóa chặt bằng một chiếc vòng sắt xuống nền xi măng. Chúng tôi không được phép đi giày hay mang tất.
Chúng tôi không được cung cấp đủ thức ăn. Chúng tôi tuyệt thực phản đối bức hại, bởi vậy họ đã bức thực chúng tôi. Các lính canh mang đến một bát to ngoại cỡ đựng đầy gạo và bắt chúng tôi ăn hết nó, khiến chúng tôi sinh bệnh.
Họ tra tấn chúng tôi bằng nhiều phương thức. Chúng tôi bị đánh đập, sốc điện bằng dùi cui, bị giam giữ trong tình trạng đông lạnh, bức thực, và ép ăn quá nhiều hoặc chỉ được cung cấp một ít thức ăn.
Chúng tôi lại tiếp tục tu luyện ngay khi chúng tôi được thả ra khỏi phòng biệt giam. Quản lý nhà tù lại chuyển chúng tôi đến khu biệt giam và chúng tôi tiếp tục luyện công và học Pháp nhóm sau khi chúng tôi được thả ra khỏi đó. Cuối cùng chúng tôi đã được thả ra khỏi khu biệt giam vào Tết Nguyên đán năm 2000.
Chứng kiến hàng trăm học viên Pháp Luân Công bị cầm tù
Đầu năm 2001, từng nhóm từng nhóm các học viên liên tiếp bị đưa vào Nhà tù Nữ Hắc Long Giang. Sau đó, năm 2002, cứ mỗi lần khoảng 10 học viên bị tống giam, và con số học viên bị giam giữ ở đó lên đến vài trăm.
Chúng tôi cùng nhau biểu tình phản đối bức hại. Chúng tôi đấu tranh cho quyền được đọc sách Pháp Luân Công và luyện công trong nhà tù.
Lính canh cố gắng ép tôi phải từ bỏ Pháp Luân Công và Sư phụ, và họ đánh đập tôi khi tôi từ chối. Tôi kiên định đức tin của mình và không làm theo yêu cầu của họ.
“Sư phụ của tôi giống như cha mẹ của tôi vậy. Làm sao một người có thể chửi mắng cha mẹ mình được? Nếu một bác sỹ chữa khỏi bệnh cho các anh, thì các anh có nguyền rủa vị bác sỹ đã cứu các anh không? Sư phụ của tôi đã cải biến tôi thành một người tốt hành xử theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Dù các anh có đánh đập tôi đễn gãy hết xương cốt, tôi cũng sẽ không bao giờ làm theo yêu cầu của các anh.”
Do kiên định tin vào Pháp Luân Công, các lính canh dùng nhiều cách thức để tra tấn tôi. Họ kéo dài hạn tù của tôi thêm sáu năm nữa.
Năm 1992, tôi bị tống vào nhà tù vì phạm tội, một kẻ không có nhân phẩm, liều lĩnh và tuyệt vọng. Đến ngày 27 tháng 6 năm 2014, tôi bước ra khỏi nhà tù sau 22 năm trong tư thế ngẩng cao đầu bởi Sư phụ đã cải biến tôi thành một người tốt cả về thể chất lẫn tinh thần.
Đến nay, tôi là một đệ tử Đại Pháp đường đường chính chính.
Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/1/25/322657.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/2/4/155059.html
Đăng ngày 20-3-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.