Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở Thiên Tân, Trung Quốc
[MINH HUỆ 13-1-2016] Sau khi bị giam giữ phi pháp hơn 10 tháng, hai học viên Pháp Luân Công đã bị xét xử tại Tòa án quận Nam Khai ở Thiên Tân vào ngày 8 tháng 1 năm 2016.
Ông Dương Hoành và bà Tương Nhã Huy bị bắt giữ vào ngày 2 tháng 3 năm 2015. Họ đã thuê ba luật sư. Các luật sư biện hộ rằng hai học viên này phải được thả, bởi lẽ họ chỉ thực hiện quyền mà hiến pháp quy định khi luyện tập các bài tập của Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần đang bị bức hại ở Trung Quốc. Các luật sư nói rằng chính việc xét xử này đã là trái pháp luật.
Ông Dương Hoành
Bà Tương Nhã Huy
Bối cảnh phiên tòa
Ông Dương xuất hiện ở tòa án với tay bị còng. Ông nói rằng ông được hưởng lợi ích về cả thể chất lẫn tinh thần từ việc tu luyện. Tuy nhiên, các nhà chức trách đã kết án lao động cưỡng bức đối với ông vì ông từ chối từ bỏ Pháp Luân Công.
Sau đó, ông đã phơi bày việc ông bị cưỡng bức lao động và tẩy não ở trại lao động cưỡng bức, và sau đó ông đã tuyệt thực để phản đối việc bị bắt và giam giữ. Ông bị bức thực và đã sụt cân nhiều do bị tra tấn.
Vợ ông lập luận rằng những cáo buộc của công tố viên là sai, và họ không nên tham gia phiên xử vì không đủ bằng chứng.
Quy trình tiến hành phiên tòa là trái pháp luật
Cán bộ tòa án đã ngăn bố mẹ ông Dương vào phòng xử án. Thẩm phán tuyên bố rằng bà ấy là một nhân chứng chống lại ông Dương nên không được biện hộ cho ông. Mẹ ông đã rất bất bình vì trước đó thẩm phán đã đồng ý rằng bà ấy có thể làm chứng cho con của mình. Bà không hiểu nổi làm thế nào mà họ lại biến bà thành nhân chứng khởi tố cho được.
Hóa ra là vì cảnh sát đã lừa mẹ của ông Dương ký vào một biên bản mà bà chưa hề được đọc. Bà đã tranh luận với họ để được làm chứng cho con trai của mình và cuối cùng đã được phép vào trong phòng xử án. Bà đã làm chứng rằng các nhân chứng có tên trong bản cáo trạng là không tồn tại. Bà phát hiện rằng không có một căn hộ nào có địa chỉ như ghi trong tài liệu của tòa án.
Mẹ của bà Tương và họ hàng cũng đến Bắc Kinh và ban đầu họ cũng bị giữ ở bên ngoài phòng xử án. Thẩm phán cuối cùng phải để họ vào khi họ đặt những câu hỏi về tính hợp pháp trong hành động của họ.
Thẩm phán đã hoãn phiên tòa mà không đưa ra một lời phán quyết. Hai vợ chồng vẫn tiếp tục bị giam giữ.
Bức hại đối với ông Dương và bà Tương
Ông Dương tốt nghiệp Đại học Thiên Tân với tấm bằng danh dự và là nhân viên của công ty Toyota Thiên Tân. Ông là một nhân viên được coi trọng vì sự tốt bụng và chăm chỉ. Công ty đã cử ông đến Nhật Bản để đào tạo nâng cao. Khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, công ty đã chuyển ông quay trở lại Trung Quốc. Họ yêu cầu bố mẹ của ông thuyết phục ông từ bỏ Pháp Luân Công nhưng ông đã từ chối.
Ông đã bị đưa đến trại lao động cưỡng bức hai lần tổng cộng trong bốn năm rưỡi bởi vì đức tin của mình. Trong khi ông bị giam giữ, công ty đã buộc gia đình ông ký vào một thỏa thuận nhằm chấm dứt hợp đồng lao động của ông.
Bà Tương trở thành một học viên Pháp Luân Công từ năm 1996. Bà đã bị đưa vào trại lao động cưỡng bức hai năm vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công. Bà là một hướng dẫn viên du lịch và đã bị công ty du lịch sa thải vào tháng 1 năm 2015 vì nói cho một khách hàng của bà về cuộc bức hại Pháp Luân Công.
Báo cáo liên quan: Ba mươi lăm học viên ở Thiên Tân bị bắt giữ, ba học viên bị kết án vào ba tháng đầu tiên của năm 2015.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/1/13/322201.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/1/21/154888.html
Đăng ngày 14-2-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.