Bài của Nguyên Thư

[MINH HUỆ 26-8-2015] Đổng Văn Bỉnh làm quan vào triều Nguyên (1217 – 1368), là người chăm lo cho dân trong khu vực ông quản lý và những huyện lân cận

Năm Thái Tông thứ bảy (1235), Đổng Văn Bỉnh làm quan ở huyện Cảo Thành, là tỉnh Hà Bắc ngày nay. Hạn hán, nạn châu chấu, thuế má nặng nề người dân tại huyện này khổ sở trăm bề. Đổng Văn Bỉnh đã quyên góp năm trăm nghìn cân thóc của riêng ông cho huyện, nhằm hỗ trợ cho bách tính.

Vị quan huyện tiền nhiệm đã mượn tiền của những gia đình giàu có để chi trả cho chi phí quân đội. Những khoản vay này có lãi suất hàng năm là 100%. Huyện phủ lên kế hoạch trả lại bằng cách thu gom tơ tự nhiên và cây trồng của cư dân địa phương.

Sau khi nhận chức quan huyện, Đổng Văn Bỉnh nói: “Bách tính khốn khổ, ta là quan huyện, đạo nghĩa không cho phép ta nhẫn tâm ngồi không bất quản. Trách nhiệm của ta là trả lại những khoản vay cho bách tính.”

Ông đã bán một số đất nông nghiệp và nhà của mình để trả các khoản nợ. Ông cũng cho những nông dân nghèo trồng trọt trên những vùng đất công. Những người bỏ đi đã dần dần quay trở lại huyện Cảo Thành.

Cải thiện chất lượng cuộc sống

Trong vài năm ngắn ngủi, người dân trong huyện đã có một cuộc sống tốt hơn. Nhà vua đã cho quan điều tra đi thẩm vấn những gia đình trong huyện. Bất kỳ ai dám lừa gạt sẽ bị xử tội chết và tài sản cá nhân của họ sẽ bị tịch thu.

Đổng Văn Bỉnh đã đề nghị rằng những người thân sống chung một nhà giảm số lượng nhân khẩu xuống để được giảm thuế. Những quan viên khác đã phản đối với lý do nếu quan thanh tra phát hiện thì ông, một quan huyện, sẽ đối mặt với cái chết. Đổng trả lời: “Vì bá tính trong huyện ta cam tâm tình nguyện.”

Từ chối đấu tranh quyền lực

Những quan viên cấp tỉnh tham lam đã đòi hỏi từ các huyện. Đổng Văn Bỉnh đã từ chối. Họ cố gắng bắt ép ông. Đổng Văn Bỉnh nói rằng ông không thể đút lót bởi điều đó có nghĩa là ông phải lấy tiền của bá tính địa phương, nên ông đã từ chức.

Nhưng vào năm Chí Nguyên thứ bảy (1270), Đổng Văn Bỉnh được chỉ định cai quản hạt Nghi, là tỉnh Sơn Đông và Giang Tô ngày nay. Một sắc lệnh được ban hành để trưng thu thóc lúa trong một khung giá cố định. Đổng Văn Bỉnh đã ra lệnh thu lại sắc lệnh vốn đã được gửi đi đến các huyện bên dưới. Những người ngang địa vị với ông chỉ ra rằng điều này sẽ vi phạm thánh chỉ. Đổng Văn Bỉnh vẫn kiên quyết giữ lại sắc lệnh.

Ông ngay lập tức gửi một bức thư cho nhà vua, liệt kê ra những điểm yếu của chính sách này: “Chúng thần ở gần biên giới với quân thù. Vì thế, bất kỳ sắc lệnh nào cũng sẽ để quân thù biết việc thiếu lương thực. Ngoài ra, người dân tại vùng biên giới đã phải gánh trên vai chi phí quân đội nặng hơn những khu vực khác, và nên được giảm đi gánh nặng. Cuối cùng, nếu người ở vùng biên không thể sinh sống, thì không ai dám cư ngụ ở đó.”

Hoàng đế đã hiểu được tấm lòng của Đổng và đã bãi bỏ sắc lệnh.

Cả huyện quy hàng trong yên bình

Đổng Văn Bỉnh cũng nổi tiếng là kỷ luật nghiêm minh khi ông chỉ huy quân đội. Khi quân của ông đi qua, cư dân địa phương thậm chí sẽ không có thông báo, thường dân bị bắt trong những trận chiến đều được thả. Nhờ danh tiếng của ông, quân đội kẻ thù và người dân của triều Nam Tống (1127 – 1279) đều cam kết trung thành khi họ thấy cờ của đoàn quân do Đổng Văn Bỉnh chỉ huy.

Có một ngoại lệ là huyện Diêm Quan, một thành trì cách Lâm An (thành phố Hàng Châu ngày nay), thủ phủ của triều Nam Tống, 30 dặm. Vào năm Chí Nguyên thứ 13 (1276), quân của Đổng Văn Bỉnh đã đến Diêm Quan. Tướng giữ thành không đầu hàng với hy vọng cứu binh sẽ đến viện trợ.

Đổng Văn Bỉnh đã chiêu hàng nhiều lần để thuyết phục quân đội Nam Tống đầu hàng. Nhưng cả binh lính và người dân trong thành đều liên tục từ chối quy hàng.

Các tướng lĩnh của Đổng Văn Bỉnh đã xin phép công thành, giết toàn bộ lính và người dân. Đổng Văn Bỉnh không đồng ý và nói: “Huyện này chỉ cách 30 dặm so với thủ phủ Lâm An. Tin tức sẽ lan truyền nhanh giữa hai nơi. Quân của ta đã hứa rằng Lâm An sẽ không có ai bị giết nếu họ đồng ý đầu hàng. Nếu một người bị giết ở Diêm Thành, nó sẽ cản trở sự thôn tính Nam Tống của quân ta. Hãy tưởng tượng xem cả một huyện bị xóa sổ sẽ như thế nào.”

Ông lại gửi thư chiêu hàng để bày tỏ tấm lòng thành. Cả huyện cuối cùng đã đầu hàng trong yên bình.

Quân của Đổng Văn Bỉnh đã tiến đến Phúc Kiến. Ông đưa ra lệnh đặc biệt: Tất cả ngựa và lính không được đi vào vùng đất trồng trọt. Ông đã nói với các tướng lĩnh và quân lính: “Chúng ta lấy lương thực từ kho. Nếu chúng ta dẫm đạp lên cây trồng, thì người dân sinh sống làm sao?”

Người dân Nam Tống rất cảm kích Đổng Văn Bỉnh. Thay vì kháng cự lại quân của ông, họ đã đi xuống đường để chào đón đoàn quân. Người dân Phúc Kiến cảm thấy mang ơn ông và đã ca ngợi phẩm hạnh của ông. Họ đã xây một ngôi đền để vinh danh ông trong khi ông vẫn còn sống.

(Theo Nguyên Sử, quyển 156, liệt truyện số 43)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/8/26/313839.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/10/2/153045.html

Đăng ngày 23-01-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share