[MINH HUỆ 5-8-2015] Lương Ngạn Quang là một quan viên của Kỳ Châu vào giữa thời Nam Bắc triều và Tùy triều.

Kỳ Châu là nơi phong tục chất phác. Vì thế, Lương Ngạn Quang cai quản vùng đất này mà không gặp nhiều sự quấy nhiễu từ xã hội. Bách tính an cư, sách lược cai quản của ông bấy giờ được xem là đệ nhất thiên hạ.

Khi được chuyển về nhậm chức ở Tương Châu, ông tiếp tục với cách cai quản tương tự và đối xử với người dân bằng tấm lòng từ bi rộng lượng giống như ở Kỳ Châu.

Sẵn sàng đối diện với tai ương để mang đến sự tốt đẹp

Tuy nhiên, nhiều người dân Tương Châu lại rất xảo trá. Họ sáng tác một bài ca dao để chế nhạo Lương Ngạn Quang và nói rằng ông không có khả năng cai quản Tương Châu. Người dân địa phương gán cho ông một biệt hiệu và chế giễu ông mỗi khi có thể.

Hoàng thượng đã nghe bài ca dao và khiển trách Lương Ngạn Quang, cách chức ông rồi chuyển ông đi nơi khác.

Khoảng một năm sau, Lương Ngạn Quang được phong làm quan phủ Triệu Châu. Tuy nhiên, ông lại xin vua cho quay trở lại Tương Châu nhậm chức vì ông muốn dân ở đó thay đổi tính cách xảo quyệt của họ. Nhà vua đã chấp nhận lời thỉnh cầu của ông.

Những kẻ bất lương ở địa phương nghĩ rằng thật hài hước khi Lương Ngạn Quang tự nguyện quay trở lại Tương Châu. Khi Lương Ngạn Quang nhậm chức, ông bắt đầu phơi bày những tội ác và bí mật của những kẻ lừa đảo địa phương. Thông tin rất chính xác và không thể chối cãi. Những kẻ bất lương đã bỏ đi và người dân Tương Châu rất sốc.

Lương Ngạn Quang không trả thù người dân địa phương vì những lỗi đã phạm của họ. Thay vào đó, ông đã giáo dục và cảm hóa họ bằng lòng từ bi.

Người dân cải biến dưới quyền cai quản của Lương Ngạn Quang

Sau khi triều Bắc Tề bị diệt vong, hầu hết người trí thức đã chuyển đến vùng Quan Nội. Chỉ còn những người ở tầng lớp thấp hơn ở lại, như ca kỹ, kỹ nữ và người bán hàng rong. Do đó, thế đạo nhân tình vô cùng hiểm ác xảo trá. Người dân chỉ toàn lừa gạt nhau.

Những tin đồn và lời buộc tội sai về các quan viên tràn ngập khu vực. Mục tiêu của Lương Ngạn Quang là chấp dứt nạn tham nhũng địa phương. Vì thế, ông đã đẩy mạnh việc giáo hóa, dùng thu nhập của mình để mở học đường trong từng huyện, và thuê học giả đến quản lý.

Trong học đường chỉ dạy những lời dạy của các nhà thánh hiền và ông tự mình đánh giá mỗi học sinh.

Trong những buổi thiết yến, những học sinh giỏi được ngồi cùng các quan viên, những kẻ ngốc hay gây sự và lường biếng ngồi trên một tấm thảm rơm ở giữa sân.

Điều này đã khuyến khích mọi người tự cải thiện bản thân và phong tục địa phương của Tương Châu đã chuyển biến tốt hơn.

Ví dụ, một người đàn ông tên Tiêu Thông, là một kẻ say rượu vô lễ với người già. Lương Ngạn Quang không trừng phạt anh ta nhưng đưa anh ta đến học đường và đọc những câu chuyện về thánh hiền thời xưa. Tiêu Thông đã nhận ra cách hành xử của mình cần phải thay đổi và anh cảm thấy xấu hổ. Anh đã thay đổi và trở thành một người vị tha.

Quan lại nhỏ ở Tương Châu và bách tính đều cảm thấy rất hạnh phúc. Tương Châu không còn mâu thuẫn và tố cáo nhau nữa.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/8/5/313235.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/8/28/152277.html

Đăng ngày 16-01-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share