Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp từ Trung Quốc

[MINH HUỆ 06-11-2014] Khi lần đầu đọc bài giảng Pháp mới của Sư phụ – “Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014” trên Minh Huệ Net, tôi cảm thấy như chính bản thân mình đang ở hội trường nghe giảng Pháp, với toàn bộ thân và tâm chìm đắm trong Phật ân hạo đãng vô biên.

Rồi đột nhiên, tôi giật mình khi đọc câu hỏi của một học viên:

“Kinh doanh cá nhân là không thuộc phạm trù mà Ngài [vừa] giảng phải không?”

Trong câu hỏi, học viên đó dùng chữ 你 trong tiếng Hán (đọc là “Ni”) để gọi Sư phụ. Trong tiếng Hán, có hai từ chỉ ngôi thứ hai số ít (bạn/anh/chị/ông/bà/ngài…) là 你 và 您 (đọc là “Nin”). “Ni” được dùng chung cho mọi người; còn “Nin” được dùng để gọi một người đáng kính. “Nin” thể hiện sự kính trọng hơn “Ni” rất nhiều.

Tôi đọc đi đọc lại câu đó nhiều lần mà nước mắt lăn dài trên má. Tôi thấy rất buồn vì chúng ta chưa tôn kính Sư phụ. Và tôi cũng không khỏi ngỡ ngàng vì sao một đệ tử Đại Pháp lại nói như vậy. Tất nhiên, câu hỏi này có thể do một học viên mới đưa lên hoặc có thể câu hỏi bị lỗi biên dịch từ ngôn ngữ khác. Nhưng nó không phải ngẫu nhiên khi tôi nhìn thấy.

Người dân ở Trung Quốc Đại lục bị nhồi nhét bởi văn hóa đảng, các hiện tượng tự cao tự đại, hiển thị bản thân của các học viên, hay thiếu đi sự kính Sư kính Pháp không phải là hiếm.

Một sự bất kính với Pháp phổ biến nhất là bất kính với các sách Đại Pháp. Một số học viên để sách ở khắp mọi nơi mà không cần xét xem nơi đó có thích hợp không; một số khác mở cuốn sách ra và đặt úp xuống; còn có người đặt cả kính của mình lên sách.

Một vài học viên thích các cuốn sách mới hơn. Sau khi đã đọc cuốn Chuyển Pháp Luân nhiều lần và cuốn sách trông cũ đi, họ liền mua cuốn khác. Nhiều người có đến vài cuốn.

Nhiều học viên có thể in một tập các bài giảng và kinh văn của Sư phụ. Một số thì liên tục hỏi các bản in mới nhất, bởi vì các bản trước đó của họ không có các bài giảng mới nhất.

Theo tôi, làm như vậy là chưa tôn kính với các tài liệu Đại Pháp. Là một nhà in, tôi sẽ từ chối yêu cầu của các học viên lâu năm đối với sách Đại Pháp và tập kinh văn của Sư phụ. Tôi biết rằng các học viên này có tất cả các kinh văn hoặc bài giảng Pháp của Sư phụ. Họ có thể đọc các bản riêng lẻ. Nhưng tôi sẽ in các bài giảng và kinh văn thành các bộ đầy đủ cho các học viên mới.

Khi các học viên đưa cho tôi các cuốn sách hoặc các bài kinh văn riêng lẻ bị rách hoặc dùng rồi, tôi thấy buồn. Cuốn sách Đại Pháp đầu tiên mà tôi đọc là một bản viết tay không ngay ngắn. Một lần có người bạn vô tình làm đổ nước vào trang đầu của cuốn sách, tôi đã chép lại và thay thế trang đó. Có một vài lỗi, nhưng với tôi đó là một báu vật. Tôi nhớ Sư phụ giảng:

“… bản chép tay cũng có được uy lực của Pháp giống như ấn bản.” (Xử lý kinh văn chép tay, Tinh tấn yếu chỉ)

Hiện nay do có thể dễ dàng tìm một cuốn sách thay thế và thậm chí chúng ta có thể tự làm cho mình một quyển mới, nhiều học viên, trong đó có cả tôi, không trân quý các sách Đại Pháp nhiều như trước. Tuy vậy, mong muốn có một cuốn sách Đại Pháp mới có thể là chấp trước vào sách mới chứ không phải là tôn kính trân trọng Pháp.

Trong quá khứ khi người ta tu luyện theo các phương pháp tu luyện của tiểu đạo, họ có thể dùng toàn bộ cuộc đời để đợi chờ và tìm kiếm Pháp để không bị lỡ mất cơ hội. Ngày nay, khi Đại Pháp đã phổ truyền khắp thế giới, làm sao mà chúng ta có thể không tôn kính Đại Pháp và nỗ lực để loại bỏ các chấp trước của mình? Nếu chúng ta lỡ mất cơ duyên vạn cổ này, chúng ta sẽ phải hối hận vĩnh viễn.

Các bạn đồng tu, chúng ta phải thật sự tôn kính Sư phụ và trân quý Đại Pháp!

Xin các đồng tu từ bi chỉ ra thiếu sót.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/11/6/299927.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/12/6/147191.html

Đăng ngày 02-01-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share