Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở New York
[MINH HUỆ 27-10-2014] Câu lạc bộ Pháp Luân Đại Pháp ở trường Đại học Columbia và nhóm tham gia Tổ chức Ân xá Quốc tế trong trường đã hợp tác tổ chức một triển lãm ảnh từ ngày 19 đến ngày 22 tháng 10 tại khuôn viên của trường ở thành phố New York nhằm phơi bày cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc.
Kể từ năm 2007 đến nay, đều đặn mỗi năm, câu lạc bộ này đều tổ chức triển lãm ảnh. Nội dung bao quát của các bức ảnh là giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp, sự hồng truyền của pháp môn trên toàn thế giới, cuộc bức hại pháp môn ở Trung Quốc, và các ví dụ về chiến dịch tuyên truyền dối trá của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) như một phần trong chiến dịch đàn áp [Pháp Luân Công] của nó.
Triển lãm ảnh tại Trường Đại học Columbia, từ ngày 19 đến 22 tháng 10 năm 2014
Triển lãm ảnh được bố trí ở ngay phía trước tượng Alma Mater, một tác phẩm điêu khắc tượng trưng trong khuôn viên. Triển lãm này kéo dài bốn ngày và diễn ra từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều hàng ngày. Các học viên cũng biểu diễn các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp trong suốt giờ nghỉ trưa.
Một học viên giải thích về các bức ảnh cho người xem
Các sinh viên ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp
Nhiều sinh viên đã bày tỏ sự quan tâm của mình và nói rằng họ sẽ tìm thêm thông tin trực tuyến hoặc mua các sách Pháp Luân Đại Pháp từ Nhà sách Thiên Thê ở Midtown Manhattan.
Một sinh viên năm thứ hai chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, anh Brendan Gray đã bày tỏ sự quan tâm đến tất cả thông tin có liên quan đến Trung Quốc. Anh đã dừng lại do bị cuốn hút trước âm nhạc của Pháp Luân Đại Pháp.
Anh Gray nói rằng anh đã sống ở Trung Quốc bốn năm và đã học tiếng Trung Quốc. Anh chia sẻ: “Tôi đã nhìn thấy một triển lãm ảnh tương tự thế này ở Washington D.C trước đây. Là một người Mỹ, tôi không thể tưởng tượng được tại sao ĐCSTQ lại có thể cấm một nhóm tu luyện tinh thần không gây bất kể mối nguy hại nào cho nó như vậy.”
Một sinh viên người Do Thái đã nói rằng những bức tranh này đã khiến cô nhớ đến nạn diệt chủng [người Do Thái] đã xảy ra hơn nửa thế kỷ trước. “Tôi thấy dường như thảm kịch tương tự lại đang xảy ra ở Trung Quốc,” cô nhận xét. Cô vừa khóc vừa nói rằng cô sẽ giúp để nhiều người hơn nữa biết sự thật, để tội ác này có thể sớm chấm dứt.
Một sinh viên khác, người đã tận mặt chứng kiến cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp trong kỳ nghỉ của mình ở Thượng Hải vào năm trước, đã nói rằng cuộc bức hại này hết sức sai trái và nó phải chấm dứt. Anh ấy lấy một vài tờ rơi và khích lệ các học viên: “Tôi ủng hộ các bạn. Các bạn hãy tiếp tục nỗ lực nhé.”
Một người đàn ông đã nói với các học viên rằng ông ấy đã từng nghe nói đến nạn mổ cướp tạng từ các học viên còn sống. “Tôi thực sự kinh ngạc và sốc khi biết đến nó. Hãy nói cho tôi biết rằng tôi có thể làm những gì để giúp các bạn,” ông nói. Ông đã ký tên thỉnh nguyện và nói rằng ông sẽ giúp nhiều người hơn nữa biết về sự phi phạm nhân quyền trắng trợn này.
“Tại sao các bạn học người Trung Quốc của chúng tôi lại công kích Pháp Luân Đại Pháp?”
Trong ba ngày diễn ra triển lãm, hai học sinh đã đến và hỏi: “Chúng tôi không hiểu nổi. Các bạn học người Trung Quốc của chúng tôi đã công kích Pháp Luân Đại Pháp và nói rằng nó rất xấu. Họ cũng nói với chúng tôi rằng các học viên còn tự thiêu. Đó có phải là sự thực không?”
Một học viên đã giải thích rằng, năm 1999 khi những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vượt xa số đảng viên Đảng Cộng sản (100 triệu người theo học Pháp Luân Công so với 70 triệu đảng viên), Giang Trạch Dân, lãnh đạo đảng lúc bấy giờ, đã phát động chiến dịch đàn áp Pháp Luân Đại Pháp.
Ngoài việc bắt bớ, giam giữ, và tra tấn các học viên, ĐCSTQ còn bắt đầu chiến dịch tuyên truyền trên toàn quốc nhằm kích động thù hận của người dân với các học viên Pháp Luân Công. Một trong những lời nói dối bỉ ổi nhất và được phát sóng trên toàn quốc được dàn dựng tại Quảng trường Thiên An Môn vào năm 2001, khi đó các diễn viên đóng thế được thuê đã đóng giả các học viên để tự thiêu.
“Cảm ơn bạn đã nói cho chúng tôi [những điều này],” một trong số các sinh viên đã nói, “Chúng tôi sẽ nói với các sinh viên Trung Quốc để họ biết sự thật và không bị lừa gạt bởi những lời tuyên truyền kia.”
Một giảng viên của chương trình English as a Second Languadge (ESL) đã nói rằng ông đã từng có những buổi thảo luận với các sinh viên Trung Quốc và ông nhận ra rằng họ đã hiểu sai về Pháp Luân Đại Pháp. Để tìm hiểu về điều gì đã thực sự xảy ra, ông đã đưa ra nhiều câu hỏi, ghi lại những câu trả lời của học viên Pháp Luân Công, và nói rằng ông ấy sẽ chuyển chúng cho các sinh viên Trung Quốc.
Sinh viên Trung Quốc thay đổi thái độ
Khi hai sinh viên Trung Quốc nói chuyện với một học viên, một người trong số họ đã nói rằng họ đã biết đến cuộc bức hại khi họ ở Hàn Quốc một năm trước đó và thực tế là bố của anh ấy đã thoái ĐCSTQ. Người sinh viên còn lại ban đầu đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại những lời tuyên truyền của đảng nhưng rồi cô ấy đã nhanh chóng thay đổi thái độ sau khi tìm hiểu về cuộc bức hại, đặc biệt là tội ác mổ cướp tạng từ các học viên còn sống.
Một sinh viên vừa tốt nghiệp đã dừng lại và hỏi nhiều câu hỏi mang tính khiêu khích. Học viên Vũ đã nói với anh ấy về những lợi ích cả tâm lẫn thân mà Pháp Luân Đại Pháp mang lại, sự phổ biến ở Trung Quốc trong những năm đầu, và những sự việc diễn ra sau khi cuộc bức hại này được khởi xướng vào tháng 07 năm 1999.
Thấy sinh viên đó vẫn còn nghi hoặc, anh Vũ đã chia sẻ câu chuyện riêng của mình: “Em trai tôi và vợ của cậu ấy đều là học viên Pháp Luân Công. Cậu ấy bị kết án 15 năm tù, và vợ cậu ấy bị kết án 11 năm tù. Và đó là điều xảy ra chỉ với hai người trong một gia đình trong tổng số 100 triệu học viên Pháp Luân Công.”
“Giờ thì tôi hiểu rồi,” người sinh viên đó nói, “Tôi tin anh.” Anh ấy đề nghị Vũ giúp anh ấy thoái các tổ chức của ĐCSTQ và dạy anh ấy các bài công pháp.
Triển lãm ảnh đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ phía trường đại học. Các nhân viên an ninh đã có mặt ngăn chặn những sách nhiễu từ các nhân viên của Lãnh sự quán Trung Quốc hay những sinh viên bị ảnh hưởng bởi tuyên truyền của ĐCSTQ.
Sau khi hiểu về những gì đã xảy ra, nhiều sinh viên đã nói rằng họ sẽ nói với bố mẹ họ về điều này và họ cũng mong muốn sẽ thoái các tổ chức ĐCSTQ. Một sinh viên đến từ Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, đã rất cảm động trước triển lãm ảnh này: “Mọi người đều có quyển biểu đạt ý kiến của mình. Tôi ủng hộ các bạn.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/27/299504.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/10/30/146619.html
Đăng ngày 04-11-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.